Sẽ không bắt buộc xe máy bật đèn nhận diện vào ban ngày: Tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp hoàn thiện dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 2/6, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết sẽ không quy định "cứng" thành quy tắc giao thông đối với quy định bắt buộc bật đèn xe máy nhận diện vào ban ngày. Thay vào đó, chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện.Bà Nga cho biết: "Trên cơ sở ý kiến đóng góp của người dân, dự thảo đã được chỉnh lý theo hướng không quy định cứng thành quy tắc giao thông mà chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện để vừa đảm bảo quy định của Công ước Viên vừa đảm bảo cơ chế phòng ngừa tai nạn cho người dân". Trước đó, Bộ GTVT đưa ra Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để lấy ý kiến nhân dân kéo dài đến 21/6/2020, trong đó có một số nội dung đề xuất đang gây nhiều tranh cãi như phải bật đèn xe máy cả ngày hay vượt đèn xanh tại nút giao ùn tắc cũng bị phạt. Quy định ô tô con phải trang bị bình chữa cháy: Khi Thông tư số 57/2015, của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị thiết bị PCCC cho xe ô tô chính thức có hiệu lực, quy định bắt buộc xe dưới 10 chỗ ngồi phải lắp bình chữa cháy của Bộ Công an vẫn gây nhiều tranh cãi vì không đi vào cuộc sống. Theo người dân, thực tế, nếu xảy ra cháy trên xe, theo quán tính ai cũng tìm đường thoát thân, chạy nhanh ra ngoài để bảo toàn tính mạng, không kịp sử dụng đến bình chữa cháy. Hơn nữa, ô tô con có khoang xe nhỏ, không thiết kế chỗ để bình chữa cháy, vậy biết đặt bình ở đâu để thuận tay, dễ thấy, dễ lấy. Nếu điểm đặt bình cứu hỏa không hợp lý có thể ảnh hưởng đến việc điều khiển chân ga, phanh và gây thương tích cho người ngồi trên xe khi chạy ở địa hình xấu, gồ ghề.Tháng 4/2020, Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến về dự thảo lần 2 Thông tư hướng dẫn về trang thiết bị PCCC trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo dự thảo, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 đến dưới 10 chỗ ngồi thay vì phải có bình chữa cháy thì chỉ cần có hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy. Quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy chỉ áp dụng với xe từ 10 chỗ trở lên. Xe chính chủ: Đến thời điểm bây giờ, mỗi khi nói đến quy định phạt người lái xe không chính chủ, rất nhiều người vẫn nhảy dựng lên phản đối. Ngay từ khi còn là dự thảo đến khi được hiện thực hóa tại Nghị định 171 rồi đến Nghị định 46 nay là Nghị định 100 dường như quy định trên vẫn không hề nhận được sự ủng hộ từ phía người dân.Lượng xe không chính chủ hiện nay nhiều vô kể, nhất là những thành phố lớn như Hà nội, HCM… nơi tập chung rất đông người lao động không có đủ điều kiện mua xe mới mà mua lại xe cũ và để tiết kiệm được 1 khoản thì không thực hiện sang tên. Và hẳn là xưa nay, chẳng cần sang tên vẫn chạy ầm ầm, có sao đâu. Nếu bây giờ phạt xe chính chủ, thì số xe đó sẽ giải quyết thế nào? Người dân không có xe đi nên phản ứng.Cũng theo người dân, không lẽ một gia đình mỗi người phải có 1 xe máy, trường hợp nếu con cái có lấy xe ba mẹ đi thì đi đường chắc hẳn là phải mang theo sổ hộ khẩu để tránh bị công an phạt? Cấm quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ: CSGT đại điện quyền lực nhà nước xử phạt người vi phạm theo quy định của pháp luật. Người dân muốn thực hiện quyền giám sát của mình bằng cách quay phim, chụp ảnh CSGT với những trường hợp vi phạm để tố cáo. Tại Công văn 1042 ngày 26/03/2013 của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ có đoạn: Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối Cảnh sát giao thông đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được phép đồng ý của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy mô hình chung, đã ảnh hưởng đến quyền giám sát của công dân. Tới ngày 23/8/2013, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt mới hủy quyết định này do bị người dân phản đối kịch liệt. Ngực lép không được lái xe: Năm 2008, Bộ y tế từng dự thảo quy định người lái xe cơ giới từ 1-3 tấn phải có chiều cao đủ từ 1,5m và vòng ngực từ 80cm, hay lái xe từ 3-5 tấn, phải có chiều cao trên 1,55m khiến quy định này bị sự phản ứng dữ dội của dư luận khi cho rằng “ngực lép”, nhỏ bé dưới 45kg không được lái xe, thì nhiều người Việt sẽ không có quyền lái xe vì “thấp bé nhẹ cân”. Nhiều người còn hài hước nói nhà nước phân biệt đối xử người “ngực to” và người “ngực lép”. Đến năm 2013, 1 lần nữa vấn đề này lại gây tranh cãi khi từ các nguồn tin không chính thức, vấn đề này lại đuợc đưa ra. Tuy nhiên cũng như lần trước, phản ứng của người dân về quy định này không có nhiều khác biệt.Không biết sự thật thế nào, nhưng thật may tới khi có Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ra đời và có hiệu lực thì câu chuyện ngực lép, ngực đầy không xuát hiện tại nội dung thông tư nữa.
Xem thêm video: Bắt buộc bật đèn xe khi tham gia giao thông: Người dân nói gì?. Nguồn: VTC 1.
Sẽ không bắt buộc xe máy bật đèn nhận diện vào ban ngày: Tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp hoàn thiện dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 2/6, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết sẽ không quy định "cứng" thành quy tắc giao thông đối với quy định bắt buộc bật đèn xe máy nhận diện vào ban ngày. Thay vào đó, chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện.
Bà Nga cho biết: "Trên cơ sở ý kiến đóng góp của người dân, dự thảo đã được chỉnh lý theo hướng không quy định cứng thành quy tắc giao thông mà chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện để vừa đảm bảo quy định của Công ước Viên vừa đảm bảo cơ chế phòng ngừa tai nạn cho người dân".
Trước đó, Bộ GTVT đưa ra Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để lấy ý kiến nhân dân kéo dài đến 21/6/2020, trong đó có một số nội dung đề xuất đang gây nhiều tranh cãi như phải bật đèn xe máy cả ngày hay vượt đèn xanh tại nút giao ùn tắc cũng bị phạt.
Quy định ô tô con phải trang bị bình chữa cháy: Khi Thông tư số 57/2015, của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị thiết bị PCCC cho xe ô tô chính thức có hiệu lực, quy định bắt buộc xe dưới 10 chỗ ngồi phải lắp bình chữa cháy của Bộ Công an vẫn gây nhiều tranh cãi vì không đi vào cuộc sống.
Theo người dân, thực tế, nếu xảy ra cháy trên xe, theo quán tính ai cũng tìm đường thoát thân, chạy nhanh ra ngoài để bảo toàn tính mạng, không kịp sử dụng đến bình chữa cháy. Hơn nữa, ô tô con có khoang xe nhỏ, không thiết kế chỗ để bình chữa cháy, vậy biết đặt bình ở đâu để thuận tay, dễ thấy, dễ lấy. Nếu điểm đặt bình cứu hỏa không hợp lý có thể ảnh hưởng đến việc điều khiển chân ga, phanh và gây thương tích cho người ngồi trên xe khi chạy ở địa hình xấu, gồ ghề.
Tháng 4/2020, Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến về dự thảo lần 2 Thông tư hướng dẫn về trang thiết bị PCCC trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo dự thảo, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 đến dưới 10 chỗ ngồi thay vì phải có bình chữa cháy thì chỉ cần có hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy. Quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy chỉ áp dụng với xe từ 10 chỗ trở lên.
Xe chính chủ: Đến thời điểm bây giờ, mỗi khi nói đến quy định phạt người lái xe không chính chủ, rất nhiều người vẫn nhảy dựng lên phản đối. Ngay từ khi còn là dự thảo đến khi được hiện thực hóa tại Nghị định 171 rồi đến Nghị định 46 nay là Nghị định 100 dường như quy định trên vẫn không hề nhận được sự ủng hộ từ phía người dân.
Lượng xe không chính chủ hiện nay nhiều vô kể, nhất là những thành phố lớn như Hà nội, HCM… nơi tập chung rất đông người lao động không có đủ điều kiện mua xe mới mà mua lại xe cũ và để tiết kiệm được 1 khoản thì không thực hiện sang tên. Và hẳn là xưa nay, chẳng cần sang tên vẫn chạy ầm ầm, có sao đâu. Nếu bây giờ phạt xe chính chủ, thì số xe đó sẽ giải quyết thế nào? Người dân không có xe đi nên phản ứng.
Cũng theo người dân, không lẽ một gia đình mỗi người phải có 1 xe máy, trường hợp nếu con cái có lấy xe ba mẹ đi thì đi đường chắc hẳn là phải mang theo sổ hộ khẩu để tránh bị công an phạt?
Cấm quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ: CSGT đại điện quyền lực nhà nước xử phạt người vi phạm theo quy định của pháp luật. Người dân muốn thực hiện quyền giám sát của mình bằng cách quay phim, chụp ảnh CSGT với những trường hợp vi phạm để tố cáo.
Tại Công văn 1042 ngày 26/03/2013 của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ có đoạn: Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối Cảnh sát giao thông đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được phép đồng ý của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy mô hình chung, đã ảnh hưởng đến quyền giám sát của công dân. Tới ngày 23/8/2013, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt mới hủy quyết định này do bị người dân phản đối kịch liệt.
Ngực lép không được lái xe: Năm 2008, Bộ y tế từng dự thảo quy định người lái xe cơ giới từ 1-3 tấn phải có chiều cao đủ từ 1,5m và vòng ngực từ 80cm, hay lái xe từ 3-5 tấn, phải có chiều cao trên 1,55m khiến quy định này bị sự phản ứng dữ dội của dư luận khi cho rằng “ngực lép”, nhỏ bé dưới 45kg không được lái xe, thì nhiều người Việt sẽ không có quyền lái xe vì “thấp bé nhẹ cân”.
Nhiều người còn hài hước nói nhà nước phân biệt đối xử người “ngực to” và người “ngực lép”. Đến năm 2013, 1 lần nữa vấn đề này lại gây tranh cãi khi từ các nguồn tin không chính thức, vấn đề này lại đuợc đưa ra. Tuy nhiên cũng như lần trước, phản ứng của người dân về quy định này không có nhiều khác biệt.
Không biết sự thật thế nào, nhưng thật may tới khi có Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ra đời và có hiệu lực thì câu chuyện ngực lép, ngực đầy không xuát hiện tại nội dung thông tư nữa.
Xem thêm video: Bắt buộc bật đèn xe khi tham gia giao thông: Người dân nói gì?. Nguồn: VTC 1.