Theo hồ sơ vụ án, ngày 22/4/2011, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm nhận được Công văn số 926 của Cục Lãnh sự quán Bộ Ngoại giao đề nghị truy tìm một phụ nữ người Trung Quốc bị mất tích tại Hà Nội tên là Kim Xuân Tiên. Bà Tiên nhập cảnh vào Việt Nam ngày 8/4/2011 qua cửa khẩu Hữu Nghị và đến bến xe Gia Lâm vào lúc 17h cùng ngày. Vào thời điểm đó, bà Tiên vẫn liên lạc được với bạn bè, nhưng đến 18h thì mất liên lạc hoàn toàn. (Ảnh minh họa, nguồn internet) Bà Tiên là một phụ nữ sắc sảo đã có mối quan hệ làm ăn với nhiều người Việt Nam từ 4-5 năm trước và thường xuyên nhập cảnh vào Việt Nam, nói tiếng Việt khá tốt. Rà soát các mối quan hệ của bà Tiên, các trinh sát đặc biệt chú ý đến một người tên C., người đầu tiên phát hiện bà Tiên mất tích. Cũng từ ông C., các trinh sát biết được Hùng, là lái xe ôm ở bến xe Gia Lâm, thường chở bà Tiên mỗi khi cần đi công chuyện ở Hà Nội. Ông C. kể rằng, sau khi điện thoại cho bà Tiên không được, ông đã gọi cho Hùng nhưng không hiểu vì lý do gì, Hùng không nghe máy. (Ảnh minh họa, nguồn internet)Chờ đến tối không thấy Hùng gọi lại, ông C dùng một sim khác gọi thì anh này lại nghe máy. Nhận ra ông C., Hùng bảo anh ta đang ăn giỗ ở Hưng Yên chứ không có mặt ở Hà Nội. Khi ông C. hỏi Hùng về bà Tiên thì Hùng một mực bảo không biết. Nhưng gặng hỏi một lúc, Hùng lại bảo, hồi chiều có chở bà Tiên từ bến xe Gia Lâm sang nhà chờ xe buýt ở chân cầu Chương Dương để bà bắt xe buýt về Giáp Bát. Sau đó bà Tiên đi đâu, Hùng không biết. (Ảnh minh họa, nguồn internet)Các trinh sát nhận định, nhiều khả năng Hùng là người có liên quan trực tiếp đến sự mất tích khó hiểu của bà Tiên. Dò hỏi nhiều nguồn tin, các trinh sát đã dựng nên chân dung đầy đủ của Hùng. Tên thật của Hùng là Phạm Thu Nguyệt sinh năm 1963, ở tổ 10, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội. Sau vụ việc bà Tiên bị mất tích một cách khó hiểu, Hùng vẫn đi làm xe ôm và thái độ của anh ta không có gì bất thường. (Ảnh minh họa, nguồn internet)Tuy nhiên, các trinh sát được biết, trước khi mất tích ít lâu, bà Tiên suýt bị cướp một khoản tiền khá lớn. Lần ấy, cũng là Hùng chở bà Tiên đi lấy tiền ở Hưng Yên số tiền là 200 triệu đồng. Sau đó, Hùng lấy lý do là bận việc không chở bà Kim Xuân Tiên quay về Hà Nội được mà điện thoại cho một người bạn xuống đón. Trên đường về Hà Nội, bà Tiên bị hai đối tượng là nam giới đi cùng chiều áp sát cướp giật túi tiền. Cú giật khá mạnh làm bà Tiên văng ra khỏi xe nhưng do cố giữ chặt túi tiền nên không bị mất. Cũng bởi vậy mà bà không trình báo công an. (Ảnh minh họa, nguồn internet)Thượng tá Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm đánh giá đây là chi tiết rất quan trọng. Nó góp phần củng cố những nghi vấn về Phạm Thu Nguyệt, tức Hùng. Và anh này, ngay sau đó đã bị triệu tập đến Cơ quan Công an. Cùng thời điểm đó, tại mương nước thôn Lảnh Trì, xã Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam, người dân phát hiện một xác nạn nhân nữ khoảng 45 - 50 tuổi chết trong tình trạng bị hai cọc tre buộc chéo, hai hòn đá to đè lên ngực và chân. (Ảnh minh họa, nguồn internet)Tiến hành khám nghiệm tử thi xác định nạn nhân chết trước đó khoảng 3 - 4 ngày, chưa rõ tung tích. Đối chiếu với thông báo truy tìm của Công an TP Hà Nội về đặc điểm của bà Kim Xuân Tiên thấy có nhiều điểm trùng khớp với tử thi chết tại mương nước thôn Lảnh Trì. Và vậy là những nhận định đánh giá về sự bất minh của Nguyệt đã được Đội Truy tìm chuyển giao cho Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Nam khai thác. (Ảnh minh họa, nguồn internet)Qua đấu tranh, cuối cùng Phạm Thu Nguyệt đã phải khai nhận tất cả. Chiều 8/4, biết bà Kim Xuân Tiên thuê chở đi lấy 590 triệu đồng tiền hàng ở một cơ sở sản xuất, Nguyệt đã nảy sinh lòng tham muốn chiếm đoạt. nên gọi cho cháu họ là Nguyễn Xuân Thành (22 tuổi quê ở Hà Nam) về việc giết bà Tiên để chiếm đoạt tiền, Nguyệt hứa khi thực hiện xong sẽ cho tiền để mua xe máy và trả nợ, Thành đồng ý. Với mục đích điều bà Tiên đi xa đến nơi vắng vẻ để dễ bề thực hiện tội ác, Nguyệt đã tạo cớ là mẹ đang cấp cứu tại bệnh viện và rủ bà Tiên về thăm nhà Thành. (Ảnh minh họa, nguồn internet)Khoảng 20h30 ngày 8/4/2011, Nguyệt chở bà Tiên đến Cầu Giát gặp Thành, sau đó Thành đi trước dẫn đường, Hùng chở bà Tiên đi sau theo hướng vào thôn Chuôn, xã Châu Giang rồi ra đường bờ Bắc mương nước Cửa Kho, thôn Lảnh Trì. Khi đến vị trí giấu búa, Thành dừng xe lại tắt máy, Nguyệt chở bà Tiên đi vượt lên khoảng 3m thì dừng lại. Thành xuống xe đi đến vị trí giấu chiếc búa đinh lấy và cùng Nguyệt sát hại bà Tiên. Bà Tiên kêu cứu và bỏ chạy nhưng bị ngã, Nguyệt chạy đến dùng búa tiếp tục ra tay. (Ảnh minh họa, nguồn internet)Biết bà Tiên đã chết, Nguyệt kéo xác đến sát bờ phía Bắc rồi lấy cây dừa nước phủ lên. Thành thấy một phần cơ thể bà Tiên nổi trên mặt nước nên đã đi đến ngã ba phía cánh đồng thuộc thôn Lảnh Trì bê cục đá lại và thả xuống vị trí xác bà Tiên. Khoảng 22h ngày hôm sau 9/4/2011, Thành điều khiển xe chở Nguyệt từ Bệnh viện đa khoa Hưng Yên quay lại hiện trường lấy một tảng gạch đè lên xác bà Tiên, sau đó trở về Hà Nội làm việc bình thường. Cuối năm 2011, vụ án đã được đưa ra xét xử. Với tội ác tày trời, Nguyệt phải chịu án tử hình và Thành nhận án tù chung thân.(Ảnh minh họa, nguồn internet)>>> Xem thêm video: Bất ngờ nhân thân nghi phạm sát hại cô gái ở Bắc Ninh.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 22/4/2011, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm nhận được Công văn số 926 của Cục Lãnh sự quán Bộ Ngoại giao đề nghị truy tìm một phụ nữ người Trung Quốc bị mất tích tại Hà Nội tên là Kim Xuân Tiên. Bà Tiên nhập cảnh vào Việt Nam ngày 8/4/2011 qua cửa khẩu Hữu Nghị và đến bến xe Gia Lâm vào lúc 17h cùng ngày. Vào thời điểm đó, bà Tiên vẫn liên lạc được với bạn bè, nhưng đến 18h thì mất liên lạc hoàn toàn. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Bà Tiên là một phụ nữ sắc sảo đã có mối quan hệ làm ăn với nhiều người Việt Nam từ 4-5 năm trước và thường xuyên nhập cảnh vào Việt Nam, nói tiếng Việt khá tốt. Rà soát các mối quan hệ của bà Tiên, các trinh sát đặc biệt chú ý đến một người tên C., người đầu tiên phát hiện bà Tiên mất tích. Cũng từ ông C., các trinh sát biết được Hùng, là lái xe ôm ở bến xe Gia Lâm, thường chở bà Tiên mỗi khi cần đi công chuyện ở Hà Nội. Ông C. kể rằng, sau khi điện thoại cho bà Tiên không được, ông đã gọi cho Hùng nhưng không hiểu vì lý do gì, Hùng không nghe máy. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Chờ đến tối không thấy Hùng gọi lại, ông C dùng một sim khác gọi thì anh này lại nghe máy. Nhận ra ông C., Hùng bảo anh ta đang ăn giỗ ở Hưng Yên chứ không có mặt ở Hà Nội. Khi ông C. hỏi Hùng về bà Tiên thì Hùng một mực bảo không biết. Nhưng gặng hỏi một lúc, Hùng lại bảo, hồi chiều có chở bà Tiên từ bến xe Gia Lâm sang nhà chờ xe buýt ở chân cầu Chương Dương để bà bắt xe buýt về Giáp Bát. Sau đó bà Tiên đi đâu, Hùng không biết. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Các trinh sát nhận định, nhiều khả năng Hùng là người có liên quan trực tiếp đến sự mất tích khó hiểu của bà Tiên. Dò hỏi nhiều nguồn tin, các trinh sát đã dựng nên chân dung đầy đủ của Hùng. Tên thật của Hùng là Phạm Thu Nguyệt sinh năm 1963, ở tổ 10, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội. Sau vụ việc bà Tiên bị mất tích một cách khó hiểu, Hùng vẫn đi làm xe ôm và thái độ của anh ta không có gì bất thường. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Tuy nhiên, các trinh sát được biết, trước khi mất tích ít lâu, bà Tiên suýt bị cướp một khoản tiền khá lớn. Lần ấy, cũng là Hùng chở bà Tiên đi lấy tiền ở Hưng Yên số tiền là 200 triệu đồng. Sau đó, Hùng lấy lý do là bận việc không chở bà Kim Xuân Tiên quay về Hà Nội được mà điện thoại cho một người bạn xuống đón. Trên đường về Hà Nội, bà Tiên bị hai đối tượng là nam giới đi cùng chiều áp sát cướp giật túi tiền. Cú giật khá mạnh làm bà Tiên văng ra khỏi xe nhưng do cố giữ chặt túi tiền nên không bị mất. Cũng bởi vậy mà bà không trình báo công an. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Thượng tá Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm đánh giá đây là chi tiết rất quan trọng. Nó góp phần củng cố những nghi vấn về Phạm Thu Nguyệt, tức Hùng. Và anh này, ngay sau đó đã bị triệu tập đến Cơ quan Công an. Cùng thời điểm đó, tại mương nước thôn Lảnh Trì, xã Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam, người dân phát hiện một xác nạn nhân nữ khoảng 45 - 50 tuổi chết trong tình trạng bị hai cọc tre buộc chéo, hai hòn đá to đè lên ngực và chân. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Tiến hành khám nghiệm tử thi xác định nạn nhân chết trước đó khoảng 3 - 4 ngày, chưa rõ tung tích. Đối chiếu với thông báo truy tìm của Công an TP Hà Nội về đặc điểm của bà Kim Xuân Tiên thấy có nhiều điểm trùng khớp với tử thi chết tại mương nước thôn Lảnh Trì. Và vậy là những nhận định đánh giá về sự bất minh của Nguyệt đã được Đội Truy tìm chuyển giao cho Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Nam khai thác. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Qua đấu tranh, cuối cùng Phạm Thu Nguyệt đã phải khai nhận tất cả. Chiều 8/4, biết bà Kim Xuân Tiên thuê chở đi lấy 590 triệu đồng tiền hàng ở một cơ sở sản xuất, Nguyệt đã nảy sinh lòng tham muốn chiếm đoạt. nên gọi cho cháu họ là Nguyễn Xuân Thành (22 tuổi quê ở Hà Nam) về việc giết bà Tiên để chiếm đoạt tiền, Nguyệt hứa khi thực hiện xong sẽ cho tiền để mua xe máy và trả nợ, Thành đồng ý. Với mục đích điều bà Tiên đi xa đến nơi vắng vẻ để dễ bề thực hiện tội ác, Nguyệt đã tạo cớ là mẹ đang cấp cứu tại bệnh viện và rủ bà Tiên về thăm nhà Thành. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Khoảng 20h30 ngày 8/4/2011, Nguyệt chở bà Tiên đến Cầu Giát gặp Thành, sau đó Thành đi trước dẫn đường, Hùng chở bà Tiên đi sau theo hướng vào thôn Chuôn, xã Châu Giang rồi ra đường bờ Bắc mương nước Cửa Kho, thôn Lảnh Trì. Khi đến vị trí giấu búa, Thành dừng xe lại tắt máy, Nguyệt chở bà Tiên đi vượt lên khoảng 3m thì dừng lại. Thành xuống xe đi đến vị trí giấu chiếc búa đinh lấy và cùng Nguyệt sát hại bà Tiên. Bà Tiên kêu cứu và bỏ chạy nhưng bị ngã, Nguyệt chạy đến dùng búa tiếp tục ra tay. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Biết bà Tiên đã chết, Nguyệt kéo xác đến sát bờ phía Bắc rồi lấy cây dừa nước phủ lên. Thành thấy một phần cơ thể bà Tiên nổi trên mặt nước nên đã đi đến ngã ba phía cánh đồng thuộc thôn Lảnh Trì bê cục đá lại và thả xuống vị trí xác bà Tiên. Khoảng 22h ngày hôm sau 9/4/2011, Thành điều khiển xe chở Nguyệt từ Bệnh viện đa khoa Hưng Yên quay lại hiện trường lấy một tảng gạch đè lên xác bà Tiên, sau đó trở về Hà Nội làm việc bình thường. Cuối năm 2011, vụ án đã được đưa ra xét xử. Với tội ác tày trời, Nguyệt phải chịu án tử hình và Thành nhận án tù chung thân.(Ảnh minh họa, nguồn internet)