Các chủ vườn sau khi đã chăm sóc, tỉa tót cành lá tỉ mỉ bắt đầu cho xe tải vận chuyển mai vàng ra các ngã đường để chào bán cho người có nhu cầu mua về chưng Tết Quý Mão 2023.Anh Huỳnh Thế Trọng, chủ tịch Hội Nông dân phường An Phú Đông (quận 12, TPHCM) có hơn 20 năm chơi mai cho biết, lúc xưa người ta thường chơi mai truyền thống nhưng hiện nay, đa phần người dân chuộng mai ghép.Anh Trọng bên một gốc mai bung nụ vừa đúng dịp Tết. Theo anh thì gốc mai này vẫn bung nụ, nở hoa "hơi sớm".Vườn mai của anh Trọng hiện có khoảng 300 chậu mai, cây "khủng" nhất có giá bán 350 triệu đồng.Những ngày này, các nhân công làm việc tại vườn mai tất bật với việc di chuyển mai ra các ngã đường để chào bánGiá mỗi gốc mai rất vô chừng, tuỳ vào sở thích và gu chơi mai vàng của từng người. Theo đó, để tạo ra một cây mai chưng Tết cũng rất tốn công, tốn sức. Mỗi năm phải mất vài lần tháo kẽm, uốn nắn, tạo thế... "Có những cây mai giá trị cao và người chơi không muốn bán nên "hét" giá tiền tỷ", anh Trọng nói.Cũng theo anh Trọng, hiện trên địa bàn phường An Phú Đông có khoảng 50 hộ dân trồng mai, giảm nhiều so với trước. Nguyên do là giá thành cao, quỹ đất ngày càng ít... Đặc biệt, trồng mai quan trọng ở đầu ra, ngoài việc bán thì còn cho thuê, chăm sóc hộ...Khách gửi mai nhờ chăm sóc đang chuẩn bị nhận lại chuyển về nhàLà người thích chơi mai nhưng không có thời gian cũng như kinh nghiệm chăm sóc, anh Nguyễn Văn Long (ngụ quận Tân Bình, TPHCM) mang gửi 3 chậu mai tại vườn của anh Trọng. "Năm nào gần đến Tết Nguyên đán thì lấy về chăm. Cây nào không ra hoa đẹp thì mình đổi mai đem về chơi", anh Long nói"Mình gọi video call cho khách coi vậy thôi chứ muốn mua là phải họ đến tận nơi, xem trên điện thoại không thấy hết vẻ đẹp của cây mai", anh Trọng chia sẻ sau khi vừa trao đổi với khách hàng qua màn hình điện thoại.Anh Bùi Tiến Công, người nhiều năm trồng mai, chủ yếu là chăm sóc, tưới cây... cho hay, chăm sóc mai rất vất vả và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Để mai ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán hoặc theo khách đặt thì phải nhìn thời tiết để tỉa lá, tưới nước. Cây nào nên kích bông, cây nào nên kìm lại...Anh Công đang chăm lại cành cho một gốc mai đã bung hoa.Đối với anh Trọng, nghề chăm cây cũng như chăm con, rất khó khăn, tuy không mấy vất vả nhưng coi sóc không thiếu ngày nào. Đời sống phát triển, nhiều hộ dân có xu hướng chọn mua những cây mai có giá trị cao nên muốn gửi nuôi để giữ dáng cây, sống lâu hoặc mỗi năm tạo dáng thêm đẹp."Sau khi người dân cúng đưa ông Táo, cây mai bắt đầu ra búp thì mới đúng kỹ thuật chăm mai và người trồng đó biết canh đúng thời điểm", anh Trọng bật mí.Hàng năm, ngoài những gốc mai tự ghép từ phôi, anh Trọng còn chuẩn bị đưa ra thị trường Tết Nguyên đán khoảng 100 gốc mai tàng thông. Anh Trọng cho biết, mô hình này không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình anh, mà đối với những hộ có diện tích đất ít, ít thời gian vẫn chăm sóc được cây mai vàng.
Các chủ vườn sau khi đã chăm sóc, tỉa tót cành lá tỉ mỉ bắt đầu cho xe tải vận chuyển mai vàng ra các ngã đường để chào bán cho người có nhu cầu mua về chưng Tết Quý Mão 2023.
Anh Huỳnh Thế Trọng, chủ tịch Hội Nông dân phường An Phú Đông (quận 12, TPHCM) có hơn 20 năm chơi mai cho biết, lúc xưa người ta thường chơi mai truyền thống nhưng hiện nay, đa phần người dân chuộng mai ghép.
Anh Trọng bên một gốc mai bung nụ vừa đúng dịp Tết. Theo anh thì gốc mai này vẫn bung nụ, nở hoa "hơi sớm".
Vườn mai của anh Trọng hiện có khoảng 300 chậu mai, cây "khủng" nhất có giá bán 350 triệu đồng.
Những ngày này, các nhân công làm việc tại vườn mai tất bật với việc di chuyển mai ra các ngã đường để chào bán
Giá mỗi gốc mai rất vô chừng, tuỳ vào sở thích và gu chơi mai vàng của từng người. Theo đó, để tạo ra một cây mai chưng Tết cũng rất tốn công, tốn sức. Mỗi năm phải mất vài lần tháo kẽm, uốn nắn, tạo thế... "Có những cây mai giá trị cao và người chơi không muốn bán nên "hét" giá tiền tỷ", anh Trọng nói.
Cũng theo anh Trọng, hiện trên địa bàn phường An Phú Đông có khoảng 50 hộ dân trồng mai, giảm nhiều so với trước. Nguyên do là giá thành cao, quỹ đất ngày càng ít... Đặc biệt, trồng mai quan trọng ở đầu ra, ngoài việc bán thì còn cho thuê, chăm sóc hộ...
Khách gửi mai nhờ chăm sóc đang chuẩn bị nhận lại chuyển về nhà
Là người thích chơi mai nhưng không có thời gian cũng như kinh nghiệm chăm sóc, anh Nguyễn Văn Long (ngụ quận Tân Bình, TPHCM) mang gửi 3 chậu mai tại vườn của anh Trọng. "Năm nào gần đến Tết Nguyên đán thì lấy về chăm. Cây nào không ra hoa đẹp thì mình đổi mai đem về chơi", anh Long nói
"Mình gọi video call cho khách coi vậy thôi chứ muốn mua là phải họ đến tận nơi, xem trên điện thoại không thấy hết vẻ đẹp của cây mai", anh Trọng chia sẻ sau khi vừa trao đổi với khách hàng qua màn hình điện thoại.
Anh Bùi Tiến Công, người nhiều năm trồng mai, chủ yếu là chăm sóc, tưới cây... cho hay, chăm sóc mai rất vất vả và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Để mai ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán hoặc theo khách đặt thì phải nhìn thời tiết để tỉa lá, tưới nước. Cây nào nên kích bông, cây nào nên kìm lại...
Anh Công đang chăm lại cành cho một gốc mai đã bung hoa.
Đối với anh Trọng, nghề chăm cây cũng như chăm con, rất khó khăn, tuy không mấy vất vả nhưng coi sóc không thiếu ngày nào. Đời sống phát triển, nhiều hộ dân có xu hướng chọn mua những cây mai có giá trị cao nên muốn gửi nuôi để giữ dáng cây, sống lâu hoặc mỗi năm tạo dáng thêm đẹp.
"Sau khi người dân cúng đưa ông Táo, cây mai bắt đầu ra búp thì mới đúng kỹ thuật chăm mai và người trồng đó biết canh đúng thời điểm", anh Trọng bật mí.
Hàng năm, ngoài những gốc mai tự ghép từ phôi, anh Trọng còn chuẩn bị đưa ra thị trường Tết Nguyên đán khoảng 100 gốc mai tàng thông. Anh Trọng cho biết, mô hình này không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình anh, mà đối với những hộ có diện tích đất ít, ít thời gian vẫn chăm sóc được cây mai vàng.