Từ tháng 1/2022, Sở GTVT Hà Nội lắp đặt hơn 50m rào chắn tại vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm (đoạn trước chung cư CT1 - Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai).Các rào chắn này giúp ngăn dòng xe cơ giới đi lên, đặc biệt vào khung giờ cao điểm buổi sáng và chiều.Rào chắn tại đoạn vỉa hè này được thiết kế bằng sắt, độ cao 50-100cm, sơn điểm màu vàng phản quang để dễ nhận biết. Hai đầu đường, rào được bố trí so le chỉ vừa cho người đi bộ lách qua.Vỉa hè bị rào chắn, một số người đi ngược chiều ngay dưới lòng đường.Vỉa hè được quây, khoảng trống bên trong ở nhiều nơi bị chiếm dụng.Tương tự tại đường Phạm Hùng (đoạn giao Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết, đối diện bến xe Mỹ Đình) có khoảng 200m hàng rào được dựng lên. Đây được cho là khu vực thường xuyên có xe máy tùy tiện leo lên vỉa hè hay các hộ dân bán hàng quán.Tuy nhiên, theo ghi nhận vào sáng 17/2, vẫn có nhiều xe ôm lách rào để tập trung đón, trả khách tại đây. Thậm chí nhiều quán trà đá bày bàn ghế bên trong rào.Một quán trà đá ngay trong rào tại đường Tôn Thất ThuyếtAnh Nông Duy Linh (quê Điện Biên) chia sẻ, cả đoạn vỉa hè xung quanh bến xe Mỹ Đình dài hàng trăm mét nếu chỉ quây một đoạn ngắn tại nút giao Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết thì chưa giải quyết được vấn đề.Tại một vị trí khác, ngã ba Tố Hữu - cầu Mộ Lao (Nam Từ Liêm) các hàng rào được dựng lên đã ngăn được tình trạng xe máy đi ngược chiều lên vỉa hè để thoát tắc.Nhưng một số hộ kinh doanh đá xẻ và cho thuê cốt pha tại đây lại biến khu hàng rào thành nơi tập kết vật liệu.Một đoạn rào khác tại nút giao Trung Văn - Tố Hữu. Hiện tại có 5 điểm đã được lắp hàng rào ngăn xe máy đi lên vỉa hè...... gồm đường Hồ Tùng Mậu (đoạn vỉa hè trước cổng Trường ĐH Thương mại); đường Phạm Hùng (đoạn giao đường Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết); đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông, đoạn từ ngõ 1 đến hết toà nhà FLC); đường Nghiêm Xuân Yêm (từ chung cư CT1 - KĐT Bắc Linh Đàm đến giao đường Kim Giang) và ngã ba cầu Mộ Lao - Tố Hữu.
Từ tháng 1/2022, Sở GTVT Hà Nội lắp đặt hơn 50m rào chắn tại vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm (đoạn trước chung cư CT1 - Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai).
Các rào chắn này giúp ngăn dòng xe cơ giới đi lên, đặc biệt vào khung giờ cao điểm buổi sáng và chiều.
Rào chắn tại đoạn vỉa hè này được thiết kế bằng sắt, độ cao 50-100cm, sơn điểm màu vàng phản quang để dễ nhận biết. Hai đầu đường, rào được bố trí so le chỉ vừa cho người đi bộ lách qua.
Vỉa hè bị rào chắn, một số người đi ngược chiều ngay dưới lòng đường.
Vỉa hè được quây, khoảng trống bên trong ở nhiều nơi bị chiếm dụng.
Tương tự tại đường Phạm Hùng (đoạn giao Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết, đối diện bến xe Mỹ Đình) có khoảng 200m hàng rào được dựng lên. Đây được cho là khu vực thường xuyên có xe máy tùy tiện leo lên vỉa hè hay các hộ dân bán hàng quán.
Tuy nhiên, theo ghi nhận vào sáng 17/2, vẫn có nhiều xe ôm lách rào để tập trung đón, trả khách tại đây. Thậm chí nhiều quán trà đá bày bàn ghế bên trong rào.
Một quán trà đá ngay trong rào tại đường Tôn Thất Thuyết
Anh Nông Duy Linh (quê Điện Biên) chia sẻ, cả đoạn vỉa hè xung quanh bến xe Mỹ Đình dài hàng trăm mét nếu chỉ quây một đoạn ngắn tại nút giao Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết thì chưa giải quyết được vấn đề.
Tại một vị trí khác, ngã ba Tố Hữu - cầu Mộ Lao (Nam Từ Liêm) các hàng rào được dựng lên đã ngăn được tình trạng xe máy đi ngược chiều lên vỉa hè để thoát tắc.
Nhưng một số hộ kinh doanh đá xẻ và cho thuê cốt pha tại đây lại biến khu hàng rào thành nơi tập kết vật liệu.
Một đoạn rào khác tại nút giao Trung Văn - Tố Hữu. Hiện tại có 5 điểm đã được lắp hàng rào ngăn xe máy đi lên vỉa hè...
... gồm đường Hồ Tùng Mậu (đoạn vỉa hè trước cổng Trường ĐH Thương mại); đường Phạm Hùng (đoạn giao đường Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết); đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông, đoạn từ ngõ 1 đến hết toà nhà FLC); đường Nghiêm Xuân Yêm (từ chung cư CT1 - KĐT Bắc Linh Đàm đến giao đường Kim Giang) và ngã ba cầu Mộ Lao - Tố Hữu.