Cây khế độc nhất vô nhị trên thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tấn Sanh (trú ở TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)- Chủ nhiệm CLB Nhà vườn sinh vật cảnh tỉnh Đắk Lắk. Những ngày cuối năm, ông Sanh khá bận rộn với việc chăm sóc cho gần 300 chậu cây cảnh phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Trong đó, ông Sanh không quên “trang điểm” cho chậu cây khế 19 thân lung linh đón Tết. “Cây cảnh cũng giống phụ nữ, dù đã đẹp sẵn nhưng Tết đến xuân về phải tuốt tát, làm đẹp một chút”, ông Sanh ví von.Nói về cây khế 19 thân, ông Sanh chia sẻ, mua lại của một nhà vườn tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cách đây 4 năm. Lúc mới mua, cây đã 19 thân nhưng chưa được tạo dáng thế đồi núi nhấp nhô như bây giờ. “Theo chia sẻ của chủ cũ, cây khế khủng này mọc từ 1 thân cây bị ngã, theo thời gian hình thành nên 19 thân. Lúc tôi mua, cây khế đã có trên 50 năm tuổi, mọc um tùm như 1 bụi chuối đơn thuần. Sau đó, tôi về tỉa tán, uốn cành tạo nên dáng thế có hình thù như 3 ngọn núi nhấp nhô”, ông Sanh nói.Không chỉ tạo tán, ông Sanh còn tạo những nốt sần sùi trên thân cây để ức chế khả năng phát triển chiều cao, dồn dinh dưỡng nuôi phần gốc. “Sau khi tìm ra được dáng thế phù hợp, tôi bắt đầu tạo tiểu cảnh dưới gốc cây có mái đình, cây cầu, ao nước… và đặt tên tác phẩm là Quê hương, ngắn gọn nhưng rất ý nghĩa”, chủ nhân cây khế độc lạ cho hay. Hơn 30 năm chơi cây cảnh, ông Sanh từng sở hữu nhiều cây cảnh to lớn đến mức 5-8 người khiêng, tuy nhiên, cây khế 19 thân là “khủng” nhất. Mỗi lần thay chậu hay đưa đến Hội chợ Xuân, ông Sanh phải thuê xe cẩu loại 5 tấn.“Có lúc cần tiền, người ta trả tôi lên đến vài trăm triệu nhưng tôi không bán vì tiếc. Cả đời chơi cây cảnh, đây là gốc cây tôi tâm huyết và tự hào nhất. Nếu bán, tôi chỉ muốn bán cho những người đam mê cây cảnh trong tỉnh. Những lúc nhớ, tôi có thể đến ngắm chứ bán đi xa thì coi như mất luôn”, ông Sanh thông tin.Nhằm tạo điều kiện cho những người yêu thích, dễ dàng chiêm ngưỡng cây khế 19 thân, ông Sanh đặt cây ngay khoảnh sân trước Thư viện tỉnh Đắk Lắk. “Ở nhà tôi không gian chật, không thể bộc lộ hết nét đẹp của cây khế; hơn nữa để ở đây trung tâm thành phố, ai muốn chiêm ngưỡng thì dễ dàng đến ngắm bất cứ lúc nào."
Cây khế độc nhất vô nhị trên thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tấn Sanh (trú ở TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)- Chủ nhiệm CLB Nhà vườn sinh vật cảnh tỉnh Đắk Lắk.
Những ngày cuối năm, ông Sanh khá bận rộn với việc chăm sóc cho gần 300 chậu cây cảnh phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Trong đó, ông Sanh không quên “trang điểm” cho chậu cây khế 19 thân lung linh đón Tết. “Cây cảnh cũng giống phụ nữ, dù đã đẹp sẵn nhưng Tết đến xuân về phải tuốt tát, làm đẹp một chút”, ông Sanh ví von.
Nói về cây khế 19 thân, ông Sanh chia sẻ, mua lại của một nhà vườn tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cách đây 4 năm. Lúc mới mua, cây đã 19 thân nhưng chưa được tạo dáng thế đồi núi nhấp nhô như bây giờ.
“Theo chia sẻ của chủ cũ, cây khế khủng này mọc từ 1 thân cây bị ngã, theo thời gian hình thành nên 19 thân. Lúc tôi mua, cây khế đã có trên 50 năm tuổi, mọc um tùm như 1 bụi chuối đơn thuần. Sau đó, tôi về tỉa tán, uốn cành tạo nên dáng thế có hình thù như 3 ngọn núi nhấp nhô”, ông Sanh nói.
Không chỉ tạo tán, ông Sanh còn tạo những nốt sần sùi trên thân cây để ức chế khả năng phát triển chiều cao, dồn dinh dưỡng nuôi phần gốc. “Sau khi tìm ra được dáng thế phù hợp, tôi bắt đầu tạo tiểu cảnh dưới gốc cây có mái đình, cây cầu, ao nước… và đặt tên tác phẩm là Quê hương, ngắn gọn nhưng rất ý nghĩa”, chủ nhân cây khế độc lạ cho hay.
Hơn 30 năm chơi cây cảnh, ông Sanh từng sở hữu nhiều cây cảnh to lớn đến mức 5-8 người khiêng, tuy nhiên, cây khế 19 thân là “khủng” nhất. Mỗi lần thay chậu hay đưa đến Hội chợ Xuân, ông Sanh phải thuê xe cẩu loại 5 tấn.
“Có lúc cần tiền, người ta trả tôi lên đến vài trăm triệu nhưng tôi không bán vì tiếc. Cả đời chơi cây cảnh, đây là gốc cây tôi tâm huyết và tự hào nhất. Nếu bán, tôi chỉ muốn bán cho những người đam mê cây cảnh trong tỉnh. Những lúc nhớ, tôi có thể đến ngắm chứ bán đi xa thì coi như mất luôn”, ông Sanh thông tin.
Nhằm tạo điều kiện cho những người yêu thích, dễ dàng chiêm ngưỡng cây khế 19 thân, ông Sanh đặt cây ngay khoảnh sân trước Thư viện tỉnh Đắk Lắk. “Ở nhà tôi không gian chật, không thể bộc lộ hết nét đẹp của cây khế; hơn nữa để ở đây trung tâm thành phố, ai muốn chiêm ngưỡng thì dễ dàng đến ngắm bất cứ lúc nào."