Nhắc đến những cây cầu "huyền thoại", không thể không nhắc đến cầu Rồng Đà Nẵng, vốn được mệnh danh là cây cầu của những kỷ lục.Hình dáng cầu Rồng được mô phỏng theo hình tượng con rồng thời Lý, gửi gắm ước vọng vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ, với tâm thế vươn ra Biển Đông.Thiết kế của cầu Rồng đã nhận được nhiều giải thưởng lớn tại các lễ trao giải, được Hiệp hội Cầu đường thế giới ghi nhận là “Cây cầu thiết kế mới lạ và độc đáo nhất Việt Nam”.Cầu Rồng nhìn từ mô hình Cá Chép hóa Rồng. Một hình ảnh tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.Vào dịp cuối tuần, du khách sẽ được chứng kiến Rồng phun lửa và phun nước trên nền ánh sáng đầy màu sắc lung linh và huyền ảo.Tuy không phải là cây cầu bắc qua sông Hàn nhưng “cầu tình yêu” là điểm hẹn hò mới của giới trẻ và khách du lịch bởi vẻ đẹp lãng mạn.Cầu tình yêu nằm ở phía đông cầu sông Hàn, được lấy cảm hứng từ những cây cầu tình yêu nổi tiếng trên thế giới.Cầu sông Hàn - niềm tự hào của người dân Đà Nẵng, là cây cầu duy nhất ở Việt Nam có thể quay được nhịp giữa với góc 90 độ.Chính vì vậy, cùng với danh thắng Ngũ Hành Sơn, cầu quay sông Hàn trong nhiều năm được chọn làm biểu tượng của Đà Nẵng.Phần giữa cầu có thể tách làm đôi và quay 90 độ quanh trục nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông để mở ra một con đường mới cho tàu lớn đi qua.Buổi tối khi dạo bước bên bờ sông Hàn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của cây cầu nổi tiếng này.Đà Nẵng còn có bộ đôi cầu Trần Thị Lý và cầu Nguyễn Văn Trỗi, những cây cầu độc đáo nhất nhì Việt Nam.Cầu Trần Thị Lý vốn là cầu đường sắt thời Pháp thuộc, được xây mới và khánh thành năm 2013, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m.Trong khi đó, cầu Nguyễn Văn Trỗi - "chứng nhân" lịch sử, được ví như “nàng Lọ Lem” của Đà Nẵng, được thành phố giữ lại nguyên dạng như một kỷ vật của sông Hàn.Cầu Nguyễn Văn Trỗi được nâng cấp trở thành cầu đi bộ và được giới trẻ lựa chọn là điểm ngắm thành phố và check in mới nổi của Đà Nẵng.Cầu Trần Thị Lý được xem là cây cầu dây văng trụ nghiêng độc đáo nhất Việt Nam hiện nay.Với trụ dây văng nghiêng tạo dáng cầu đẹp và lạ mắt, trụ tháp đơn nghiêng cao 145 mét và dây văng đa mặt phẳng, phần dây phía Tây bố trí xoắn không gian như cánh buồm căng gió.Nhìn từ xa, cầu Trần Thị Lý như một cánh buồm căng gió đang vươn ra biển lớn, mang nét độc đáo, hiện đại, biểu tượng cho khát vọng vươn lên của thành phố Đà Nẵng.Và điểm nhấn cuối cùng trên dòng sông Hàn nên thơ là cầu Thuận Phước – cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam.Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An.Cầu Thuận Phước có tổng chiều dài 1.856m, trong đó phần cầu treo dây võng dài 655m và phần cầu dẫn phía hai đầu Thuận Phước và Sơn Trà mỗi bên dài 600m.Cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam sừng sững nơi đầu biển cuối sông, quyến rũ bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và nổi bật giữa vùng sông nước bao la.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cầu Vàng tại Đà Nẵng được chọn là kỳ quan mới của thế giới:Mô tả video
Nhắc đến những cây cầu "huyền thoại", không thể không nhắc đến cầu Rồng Đà Nẵng, vốn được mệnh danh là cây cầu của những kỷ lục.
Hình dáng cầu Rồng được mô phỏng theo hình tượng con rồng thời Lý, gửi gắm ước vọng vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ, với tâm thế vươn ra Biển Đông.
Thiết kế của cầu Rồng đã nhận được nhiều giải thưởng lớn tại các lễ trao giải, được Hiệp hội Cầu đường thế giới ghi nhận là “Cây cầu thiết kế mới lạ và độc đáo nhất Việt Nam”.
Cầu Rồng nhìn từ mô hình Cá Chép hóa Rồng. Một hình ảnh tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vào dịp cuối tuần, du khách sẽ được chứng kiến Rồng phun lửa và phun nước trên nền ánh sáng đầy màu sắc lung linh và huyền ảo.
Tuy không phải là cây cầu bắc qua sông Hàn nhưng “cầu tình yêu” là điểm hẹn hò mới của giới trẻ và khách du lịch bởi vẻ đẹp lãng mạn.
Cầu tình yêu nằm ở phía đông cầu sông Hàn, được lấy cảm hứng từ những cây cầu tình yêu nổi tiếng trên thế giới.
Cầu sông Hàn - niềm tự hào của người dân Đà Nẵng, là cây cầu duy nhất ở Việt Nam có thể quay được nhịp giữa với góc 90 độ.
Chính vì vậy, cùng với danh thắng Ngũ Hành Sơn, cầu quay sông Hàn trong nhiều năm được chọn làm biểu tượng của Đà Nẵng.
Phần giữa cầu có thể tách làm đôi và quay 90 độ quanh trục nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông để mở ra một con đường mới cho tàu lớn đi qua.
Buổi tối khi dạo bước bên bờ sông Hàn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của cây cầu nổi tiếng này.
Đà Nẵng còn có bộ đôi cầu Trần Thị Lý và cầu Nguyễn Văn Trỗi, những cây cầu độc đáo nhất nhì Việt Nam.
Cầu Trần Thị Lý vốn là cầu đường sắt thời Pháp thuộc, được xây mới và khánh thành năm 2013, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m.
Trong khi đó, cầu Nguyễn Văn Trỗi - "chứng nhân" lịch sử, được ví như “nàng Lọ Lem” của Đà Nẵng, được thành phố giữ lại nguyên dạng như một kỷ vật của sông Hàn.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi được nâng cấp trở thành cầu đi bộ và được giới trẻ lựa chọn là điểm ngắm thành phố và check in mới nổi của Đà Nẵng.
Cầu Trần Thị Lý được xem là cây cầu dây văng trụ nghiêng độc đáo nhất Việt Nam hiện nay.
Với trụ dây văng nghiêng tạo dáng cầu đẹp và lạ mắt, trụ tháp đơn nghiêng cao 145 mét và dây văng đa mặt phẳng, phần dây phía Tây bố trí xoắn không gian như cánh buồm căng gió.
Nhìn từ xa, cầu Trần Thị Lý như một cánh buồm căng gió đang vươn ra biển lớn, mang nét độc đáo, hiện đại, biểu tượng cho khát vọng vươn lên của thành phố Đà Nẵng.
Và điểm nhấn cuối cùng trên dòng sông Hàn nên thơ là cầu Thuận Phước – cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam.
Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An.
Cầu Thuận Phước có tổng chiều dài 1.856m, trong đó phần cầu treo dây võng dài 655m và phần cầu dẫn phía hai đầu Thuận Phước và Sơn Trà mỗi bên dài 600m.
Cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam sừng sững nơi đầu biển cuối sông, quyến rũ bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và nổi bật giữa vùng sông nước bao la.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cầu Vàng tại Đà Nẵng được chọn là kỳ quan mới của thế giới: