Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện vừa thông tin với một trong hai tuyến Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi có thể được chọn để thí điểm hạn chế xe máy. Ở hai tuyến này, người dân có thể sử dụng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và hệ thống xe buýt.Để tiến tới dừng hoạt động xe máy trong trung tâm hành phố vào năm 2030, Hà Nội sẽ thực hiện từng bước theo tuyến, theo khu vực theo hướng "vết dầu loang".Theo ghi nhận của Zing.vn, đường Nguyễn Trãi có mật độ giao thông cao. Lượng xe máy và ôtô cá nhân đều lớn. Trước đây, đường Nguyễn Trãi có làn riêng cho xe buýt nhưng đã bị phá bỏ.Tuyến đường sắt trên cao được kỳ vọng sẽ giải quyết nhu cầu đi lại, giảm ùn tắc giao thông nhưng đã bị đội vốn, chậm tiến độ nhiều năm và đến nay vẫn chưa hoàn thành.Nối với Nguyễn Trãi là nhiều tuyến đường và ngõ nhỏ. Nếu đường Nguyễn Trãi thí điểm cấm xe máy thì các con đường này cũng chịu ảnh hưởng.Ông Đoàn Kiên sống tại đường Nguyễn Trãi bày tỏ Nhà nước không mua xe máy cho tôi, tại sao lại cấm tôi sử dụng phương tiện của mình. "Nhà tôi ở đây, nếu có cấm thì vẫn phải có làn đường nội bộ cho dân sử dụng", ông nói.Không lớn như Nguyễn Trãi nhưng đường Lê Văn Lương đang phải “gồng gánh” rất nhiều chung cư cao cao tầng.Do mặt đường nhỏ nên xe ôtô di chuyển khó khăn, phải qua 2 đến 3 nhịp đèn mới có thể đi qua các điểm giao cắt. Đôi khi, một chiếc ôtô lỡ nhịp có thể bị bao vây bởi hàng trăm xe máy.Đường Lê Văn Lương có làn riêng cho xe buýt nhanh BRT nhưng xe máy, ôtô thường đi vào khiến xe buýt không thể đi đúng tốc độ.Xe cứu thương đang hú còi khẩn cấp, chạy trong làn của xe buýt nhanh cũng khó lòng di chuyển khi các phương tiện khác dừng đèn đỏ tràn sang.Hiện số người sử dụng xe buýt nhanh vẫn còn thấp. Nhà chờ rộng rãi nhưng thường xuyên chỉ có vài người ngồi.Ông Trịnh Xuân Tựa sống trên đường Lê Văn Lương cho biết mình thường xuyên sử dụng xe buýt nhanh để đi lại. Ông thấy mình đã có tuổi, tự lái xe thì nguy hiểm mà xe buýt cũng tiện và sạch sẽ. Tuy nhiên, ông lo lắng các con cái sẽ không thể làm như mình vì nhu cầu đi lại phức tạp hơn mà xe buýt lại chưa phủ sóng đến khắp các ngõ ngách.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện vừa thông tin với một trong hai tuyến Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi có thể được chọn để thí điểm hạn chế xe máy. Ở hai tuyến này, người dân có thể sử dụng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và hệ thống xe buýt.
Để tiến tới dừng hoạt động xe máy trong trung tâm hành phố vào năm 2030, Hà Nội sẽ thực hiện từng bước theo tuyến, theo khu vực theo hướng "vết dầu loang".
Theo ghi nhận của Zing.vn, đường Nguyễn Trãi có mật độ giao thông cao. Lượng xe máy và ôtô cá nhân đều lớn. Trước đây, đường Nguyễn Trãi có làn riêng cho xe buýt nhưng đã bị phá bỏ.
Tuyến đường sắt trên cao được kỳ vọng sẽ giải quyết nhu cầu đi lại, giảm ùn tắc giao thông nhưng đã bị đội vốn, chậm tiến độ nhiều năm và đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Nối với Nguyễn Trãi là nhiều tuyến đường và ngõ nhỏ. Nếu đường Nguyễn Trãi thí điểm cấm xe máy thì các con đường này cũng chịu ảnh hưởng.
Ông Đoàn Kiên sống tại đường Nguyễn Trãi bày tỏ Nhà nước không mua xe máy cho tôi, tại sao lại cấm tôi sử dụng phương tiện của mình. "Nhà tôi ở đây, nếu có cấm thì vẫn phải có làn đường nội bộ cho dân sử dụng", ông nói.
Không lớn như Nguyễn Trãi nhưng đường Lê Văn Lương đang phải “gồng gánh” rất nhiều chung cư cao cao tầng.
Do mặt đường nhỏ nên xe ôtô di chuyển khó khăn, phải qua 2 đến 3 nhịp đèn mới có thể đi qua các điểm giao cắt. Đôi khi, một chiếc ôtô lỡ nhịp có thể bị bao vây bởi hàng trăm xe máy.
Đường Lê Văn Lương có làn riêng cho xe buýt nhanh BRT nhưng xe máy, ôtô thường đi vào khiến xe buýt không thể đi đúng tốc độ.
Xe cứu thương đang hú còi khẩn cấp, chạy trong làn của xe buýt nhanh cũng khó lòng di chuyển khi các phương tiện khác dừng đèn đỏ tràn sang.
Hiện số người sử dụng xe buýt nhanh vẫn còn thấp. Nhà chờ rộng rãi nhưng thường xuyên chỉ có vài người ngồi.
Ông Trịnh Xuân Tựa sống trên đường Lê Văn Lương cho biết mình thường xuyên sử dụng xe buýt nhanh để đi lại. Ông thấy mình đã có tuổi, tự lái xe thì nguy hiểm mà xe buýt cũng tiện và sạch sẽ. Tuy nhiên, ông lo lắng các con cái sẽ không thể làm như mình vì nhu cầu đi lại phức tạp hơn mà xe buýt lại chưa phủ sóng đến khắp các ngõ ngách.