Sáng 01/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành, thông xe cao tốc Hạ Long-Hải Phòng và cầu Bạch Đằng.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đột phá đáng tự hào hơn cả là việc hình thành một cây cầu “Made in Việt Nam” - cầu Bạch Đằng - một minh chứng cụ thể và rõ ràng về tinh thần tự lực, tự cường, về khả năng làm chủ công nghệ và thi công cầu đường của người Việt Nam. Người Việt Nam tự đầu tư, tự thiết kế, thi công với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Cầu Bạch Đằng kiến trúc cầu rất độc đáo, đặc sắc do những nhịp cầu tạo thành 3 chữ H rất có ý nghĩa Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long.Thủ tướng nói rằng, cao tốc Hạ Long-Hải Phòng không chỉ phát huy thêm giá trị của cao tốc Hà Nội-Hải Phòng mà còn thúc đẩy liên kết vùng, góp phần kết nối toàn khu vực tam giác phát triển 3 chữ H: Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long, mở thêm không gian và cơ hội phát triển kinh tế-xã hội lớn cho toàn khu vực. Thủ tướng cho rằng, rất nhiều người dân, doanh nghiệp, du khách sẽ hài lòng khi biết rằng thời gian đi Hạ Long-Hải Phòng hiện rút xuống chỉ còn 30 phút thay vì 2 tiếng như trước đây, đồng thời tuyến Hạ Long-Hà Nội nay chỉ mất 1 tiếng 30 phút thay vì 3-4 giờ đồng hồ.Cao tốc Hạ Long-Hải Phòng có chiều dài 24,6 km, rộng 25 m, được thiết kế với 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h, tổng vốn đầu tư 6.416 tỉ đồng. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh và hình thức đối tác công-tư (PPP), được coi là một hình mẫu về cách làm trong phát triển hạ tầng giao thông.Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến dài 5,4 km được đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức vốn 7.661 tỷ đồng. Công trình do chính người Việt Nam tự đầu tư, thiết kế, tổ chức thi công với kỹ thuật phức tạp, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng có tất nhiều điểm nhất, đó là: Cao tốc đầu tiên Chính phủ giao cho địa phương tự đầu tư; dự án giao thông PPP đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh; dự án đường giao thông có tổng vốn đầu tư lớn nhất (13.693 tỷ đồng); cầu Bạch Đằng - cầu dây văng đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế và tổ chức thi công; cầu Bạch Đằng có khối đúc hẫng dài nhất Việt Nam với 9,6m; tổng cả xe đúc và khối đúc hẫng của cầu Bạch Đằng nặng 700 tấn, đạt kỷ lục về đúc hẫng trên thế giới...Trong đó, riêng cầu Bạch Đằng được Bộ GT-VT coi là cây cầu biểu tượng về kỹ thuật xây dựng cầu đường mới của Việt Nam với 3 trụ tháp chữ H, mang ý nghĩa lớn thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 3 trung tâm kinh tế phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long (Quảng Ninh).Sau khi chính thức đưa vào hoạt động, dự án sẽ góp phần hoàn chỉnh tuyến kết nối vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); liên kết chuỗi đô thị phát triển năng động; hoàn thiện tuyến cao tốc theo trục ven biển vùng Duyên hải Bắc Bộ.Dự án Cầu Bạch Đằng tổng chiều dài 5,4km, điểm đầu thuộc địa phận Đầm Nhà Mạc (Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) và điểm cuối thuộc địa phận tại quận Hải An (TP Hải Phòng).Cầu có 4 nhịp bố trí theo sơ đồ (110+2x240+110)m, rộng 28m, tĩnh không thông thuyền cao 48,4m. Trong đó, trụ tháp giữa cao 97,50m, 2 trụ tháp 2 bên cao 94,993m có thể chịu được động đất cấp VII (thang MSK-64), nhịp chính vượt sông dài 240m là một trong những cầu có khẩu độ nhịp vượt sông lớn nhất hiện nay.Phần cầu dẫn, cầu vượt và nút giao 2 bờ Hải Phòng và Quảng Ninh có chiều dài 4,7km kết cầu dầm super T và đúc hẫng trên hệ thống móng cọc BTCT đường kính từ 1,5 đến 2m, mặt cắt ngang 25m.Sau lễ khánh thành, thông xe, bắt đầu từ 13h cùng ngày, các phương tiện giao thông được phép lưu thông trên cao tốc theo quy định tại khoản 4, Điều 26, Luật Giao thông đường bộ Việt Nam với vận tốc cho phép tối đa hiện tại là 80km/h (vận tốc thiết kế 100km/h). Việc hạn chế tốc độ là để người dân làm quen với tuyến đường mới, đảm bảo ATGT trong quá trình lưu thông.
Sáng 01/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành, thông xe cao tốc Hạ Long-Hải Phòng và cầu Bạch Đằng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đột phá đáng tự hào hơn cả là việc hình thành một cây cầu “Made in Việt Nam” - cầu Bạch Đằng - một minh chứng cụ thể và rõ ràng về tinh thần tự lực, tự cường, về khả năng làm chủ công nghệ và thi công cầu đường của người Việt Nam. Người Việt Nam tự đầu tư, tự thiết kế, thi công với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Cầu Bạch Đằng kiến trúc cầu rất độc đáo, đặc sắc do những nhịp cầu tạo thành 3 chữ H rất có ý nghĩa Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long.
Thủ tướng nói rằng, cao tốc Hạ Long-Hải Phòng không chỉ phát huy thêm giá trị của cao tốc Hà Nội-Hải Phòng mà còn thúc đẩy liên kết vùng, góp phần kết nối toàn khu vực tam giác phát triển 3 chữ H: Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long, mở thêm không gian và cơ hội phát triển kinh tế-xã hội lớn cho toàn khu vực.
Thủ tướng cho rằng, rất nhiều người dân, doanh nghiệp, du khách sẽ hài lòng khi biết rằng thời gian đi Hạ Long-Hải Phòng hiện rút xuống chỉ còn 30 phút thay vì 2 tiếng như trước đây, đồng thời tuyến Hạ Long-Hà Nội nay chỉ mất 1 tiếng 30 phút thay vì 3-4 giờ đồng hồ.
Cao tốc Hạ Long-Hải Phòng có chiều dài 24,6 km, rộng 25 m, được thiết kế với 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h, tổng vốn đầu tư 6.416 tỉ đồng. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh và hình thức đối tác công-tư (PPP), được coi là một hình mẫu về cách làm trong phát triển hạ tầng giao thông.
Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến dài 5,4 km được đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức vốn 7.661 tỷ đồng. Công trình do chính người Việt Nam tự đầu tư, thiết kế, tổ chức thi công với kỹ thuật phức tạp, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng có tất nhiều điểm nhất, đó là: Cao tốc đầu tiên Chính phủ giao cho địa phương tự đầu tư; dự án giao thông PPP đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh; dự án đường giao thông có tổng vốn đầu tư lớn nhất (13.693 tỷ đồng); cầu Bạch Đằng - cầu dây văng đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế và tổ chức thi công; cầu Bạch Đằng có khối đúc hẫng dài nhất Việt Nam với 9,6m; tổng cả xe đúc và khối đúc hẫng của cầu Bạch Đằng nặng 700 tấn, đạt kỷ lục về đúc hẫng trên thế giới...
Trong đó, riêng cầu Bạch Đằng được Bộ GT-VT coi là cây cầu biểu tượng về kỹ thuật xây dựng cầu đường mới của Việt Nam với 3 trụ tháp chữ H, mang ý nghĩa lớn thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 3 trung tâm kinh tế phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long (Quảng Ninh).
Sau khi chính thức đưa vào hoạt động, dự án sẽ góp phần hoàn chỉnh tuyến kết nối vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); liên kết chuỗi đô thị phát triển năng động; hoàn thiện tuyến cao tốc theo trục ven biển vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Dự án Cầu Bạch Đằng tổng chiều dài 5,4km, điểm đầu thuộc địa phận Đầm Nhà Mạc (Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) và điểm cuối thuộc địa phận tại quận Hải An (TP Hải Phòng).
Cầu có 4 nhịp bố trí theo sơ đồ (110+2x240+110)m, rộng 28m, tĩnh không thông thuyền cao 48,4m. Trong đó, trụ tháp giữa cao 97,50m, 2 trụ tháp 2 bên cao 94,993m có thể chịu được động đất cấp VII (thang MSK-64), nhịp chính vượt sông dài 240m là một trong những cầu có khẩu độ nhịp vượt sông lớn nhất hiện nay.
Phần cầu dẫn, cầu vượt và nút giao 2 bờ Hải Phòng và Quảng Ninh có chiều dài 4,7km kết cầu dầm super T và đúc hẫng trên hệ thống móng cọc BTCT đường kính từ 1,5 đến 2m, mặt cắt ngang 25m.
Sau lễ khánh thành, thông xe, bắt đầu từ 13h cùng ngày, các phương tiện giao thông được phép lưu thông trên cao tốc theo quy định tại khoản 4, Điều 26, Luật Giao thông đường bộ Việt Nam với vận tốc cho phép tối đa hiện tại là 80km/h (vận tốc thiết kế 100km/h). Việc hạn chế tốc độ là để người dân làm quen với tuyến đường mới, đảm bảo ATGT trong quá trình lưu thông.