Gần 20 cây duối ở xã Đường Lâm (Sơn Tây, TP. Hà Nội) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam khẳng định đã có hàng ngàn năm tuổi. Hàng duối trên nằm ở ngoài cánh đồng làng Cam Lâm, trước khu đền - lăng vua Ngô Quyền. Nơi đây được coi là vùng đất địa linh, với sự hiện diện của của hai đời vua lẫy lừng lịch sử nước nhà (Bố Cái Đại vương Phùng Hưng và lăng Ngô Quyền). Tương truyền, đây là nơi Vua Ngô Quyền từng làm chỗ buộc voi, buộc ngựa sau các cuộc tập trận cùng với nghĩa quân để chuẩn bị tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, lập ra vương triều Đại Việt. Theo dân làng nơi đây, xưa rặng duối kéo dài cả km, theo thời gian bị chết dần nay chỉ còn lại gần 20 cây. Có cây duối với kích thước 2 người ôm. Rặng duối được cho là biên giới ngăn cách đất của tướng Ngô Quyền (khi chưa lên ngôi vua) với các họ khác. Từ rặng duối quay vào khu vực trong đền hiện giờ là đất của tướng Ngô Quyền. Quy ước ấy thực hiện từ năm 944 (năm vua Ngô Quyền mất) đến tận bây giờ. Tuy nhiên, theo người dân ở đây cho biết, đã có thêm 2 cây duối trong tổng số gần 20 cây bị chết do bị sét đánh. >>> Xem thêm video: Chiêm ngưỡng cặp me kiểng cổ nhất Việt Nam, hơn trăm năm tuổi giá trị hàng tỷ đồng. Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.
Gần 20 cây duối ở xã Đường Lâm (Sơn Tây, TP. Hà Nội) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam khẳng định đã có hàng ngàn năm tuổi.
Hàng duối trên nằm ở ngoài cánh đồng làng Cam Lâm, trước khu đền - lăng vua Ngô Quyền.
Nơi đây được coi là vùng đất địa linh, với sự hiện diện của của hai đời vua lẫy lừng lịch sử nước nhà (Bố Cái Đại vương Phùng Hưng và lăng Ngô Quyền).
Tương truyền, đây là nơi Vua Ngô Quyền từng làm chỗ buộc voi, buộc ngựa sau các cuộc tập trận cùng với nghĩa quân để chuẩn bị tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, lập ra vương triều Đại Việt.
Theo dân làng nơi đây, xưa rặng duối kéo dài cả km, theo thời gian bị chết dần nay chỉ còn lại gần 20 cây.
Có cây duối với kích thước 2 người ôm.
Rặng duối được cho là biên giới ngăn cách đất của tướng Ngô Quyền (khi chưa lên ngôi vua) với các họ khác.
Từ rặng duối quay vào khu vực trong đền hiện giờ là đất của tướng Ngô Quyền. Quy ước ấy thực hiện từ năm 944 (năm vua Ngô Quyền mất) đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, theo người dân ở đây cho biết, đã có thêm 2 cây duối trong tổng số gần 20 cây bị chết do bị sét đánh.
>>> Xem thêm video: Chiêm ngưỡng cặp me kiểng cổ nhất Việt Nam, hơn trăm năm tuổi giá trị hàng tỷ đồng. Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.