Qua ghi nhận của phóng viên, trên suốt chiều dài hàng chục km dọc suối Nậm Mức qua địa bàn các xã Mường Pồn (huyện Điện Biên), Na Sang, Mường Mươn (huyện Mường Chà), có nhiều địa điểm người dân đánh bắt cá, tôm trên suối. Mỗi điểm, đoạn suối có từ 2 đến 5 người tham gia.Điều đáng nói, không chỉ người lớn, đàn ông mà nhiều phụ nữ, trẻ em cũng tham gia đánh bắt cá trên suối, hay chăn thả gia súc ngay ven suối.Để chọn được vị trí, khu vực thuận lợi cho việc quăng chài, thả lưới, nhiều người dân đã bơi qua dòng suối lũ sang bờ bên kia, mang theo những dụng cụ đánh, bắt tôm cá như giỏ đựng, lưới, chài…và đa phần vẫn mặc nguyên quần áo trên người.Nhiều năm qua, suối Nậm Mức đoạn chảy qua khu vực bản Púng Giắt (xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, Điện Biên) trở thành điểm người dân tập trung đánh bắt cá, tôm, vớt củi mỗi khi mùa mưa đến, nước lũ dâng cao.Dụng cụ người dân dùng để đánh bắt cá suối thường là lưới, quăng, nơm…Những người đánh bắt cá ở đây cho biết, họ tranh thủ thời giờ rảnh rỗi để đánh bắt cá; dụng cụ đánh bắt là thủ công, nên lượng tôm cá đánh bắt được chỉ đủ cho gia đình dùng, chứ không mang bán.Nhiều người cũng chia sẻ, việc dầm mình trong nước nhiều giờ cũng vất vả vì cơ thể phải chịu lạnh. Nhiều khi không may dẫm phải thân cây, những tảng đá trơn trượt, hoặc các dị vật sắc nhọn dưới suối thì chân tay còn bị cào xước, chảy máu.Không riêng trên suối Nậm Mức, tình trạng người dân đánh bắt cá tôm, vớt củi trong suối lũ cũng diễn ra trên địa bàn các xã Núa Ngam, Pa Thơm (huyện Điện Biên).Theo chính quyền các địa phương, trước và trong mùa mưa lũ, việc tuyên truyền, khuyến cáo đã được đẩy mạnh, nhưng thực tế, người dân vẫn bất chấp.Các địa phương cần có biện pháp xử lý mang tính răn đe, có như vậy mới có thể để tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra./.
Qua ghi nhận của phóng viên, trên suốt chiều dài hàng chục km dọc suối Nậm Mức qua địa bàn các xã Mường Pồn (huyện Điện Biên), Na Sang, Mường Mươn (huyện Mường Chà), có nhiều địa điểm người dân đánh bắt cá, tôm trên suối. Mỗi điểm, đoạn suối có từ 2 đến 5 người tham gia.
Điều đáng nói, không chỉ người lớn, đàn ông mà nhiều phụ nữ, trẻ em cũng tham gia đánh bắt cá trên suối, hay chăn thả gia súc ngay ven suối.
Để chọn được vị trí, khu vực thuận lợi cho việc quăng chài, thả lưới, nhiều người dân đã bơi qua dòng suối lũ sang bờ bên kia, mang theo những dụng cụ đánh, bắt tôm cá như giỏ đựng, lưới, chài…và đa phần vẫn mặc nguyên quần áo trên người.
Nhiều năm qua, suối Nậm Mức đoạn chảy qua khu vực bản Púng Giắt (xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, Điện Biên) trở thành điểm người dân tập trung đánh bắt cá, tôm, vớt củi mỗi khi mùa mưa đến, nước lũ dâng cao.
Dụng cụ người dân dùng để đánh bắt cá suối thường là lưới, quăng, nơm…
Những người đánh bắt cá ở đây cho biết, họ tranh thủ thời giờ rảnh rỗi để đánh bắt cá; dụng cụ đánh bắt là thủ công, nên lượng tôm cá đánh bắt được chỉ đủ cho gia đình dùng, chứ không mang bán.
Nhiều người cũng chia sẻ, việc dầm mình trong nước nhiều giờ cũng vất vả vì cơ thể phải chịu lạnh. Nhiều khi không may dẫm phải thân cây, những tảng đá trơn trượt, hoặc các dị vật sắc nhọn dưới suối thì chân tay còn bị cào xước, chảy máu.
Không riêng trên suối Nậm Mức, tình trạng người dân đánh bắt cá tôm, vớt củi trong suối lũ cũng diễn ra trên địa bàn các xã Núa Ngam, Pa Thơm (huyện Điện Biên).
Theo chính quyền các địa phương, trước và trong mùa mưa lũ, việc tuyên truyền, khuyến cáo đã được đẩy mạnh, nhưng thực tế, người dân vẫn bất chấp.
Các địa phương cần có biện pháp xử lý mang tính răn đe, có như vậy mới có thể để tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra./.