Đã 5 ngày kể từ khi người dân quanh Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn chặn xe rác. Hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt bị ùn ứ, chất thành đống tại nhiều nơi trên đường phố Hà Nội.Tại một bãi tập kết rác trên đường Châu Văn Liêm (quận Nam Từ Liêm), nhóm công nhân của công ty Công ty CP Công nghệ cao Minh Quân đội nắng xử lý hàng đống rác thải bị ùn ứ từ nhiều ngày trước.Theo đại diện của Công ty CP Công nghệ cao Minh Quân, chỉ tính riêng quận Nam Từ Liêm, mỗi ngày công ty thu gom hơn 300 tấn rác thải. "Từ khi người dân chặn đường vào bãi rác Nam Sơn hôm 1/7, chúng tôi phải chuyển rác lên Khu xử lý rác thải Xuân Sơn (Ba Vì). Tuy nhiên, bãi rác này cũng chỉ cho chúng tôi đổ với số lượng 265 tấn nên tại Hà Nội vẫn còn tồn đọng hơn 40 tấn rác mỗi ngày.""Tại các bãi rác còn tồn đọng trên đường phố Hà Nội, công nhân phải xử lý tạm thời bằng cách rắc vôi bột, thuốc khử trùng và che bạt để giảm mùi", đại diện công ty Minh Quân cho biết thêm.Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng cùng những trận mưa của cơn bão số 2 vừa qua khiến rác phân hủy nhanh hơn, làm môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng nề. Từ chiều 1/7, nhiều người dân tại xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) bắt đầu chặn lối vào Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn. Người dân căng lều bạt ở hai bên đường, ngăn không cho xe chở rác từ nội thành đi vào.Nước rỉ ra từ những bãi rác tạm trên đường phố Hà Nội bốc mùi hôi thối nồng nặc. Về nguyên nhân việc chặn lối vào khu xử lý rác Nam Sơn, ông Nguyễn Văn Kỳ, Bí thư thôn 2 (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn), cho biết do chính quyền chậm trả tiền đền bù cho những hộ nằm trong vùng ảnh hưởng của bãi rác khiến họ bức xúc.Trong những ngày cao điểm, công nhân vệ sinh môi trường thường xuyên phải tăng ca để đảm bảo tiến độ xử lý rác thải bị ùn ứ ở nội đô."Khoảng 1 tuần nay chúng tôi tăng ca liên tục, làm từ 5h sáng đến 13h rồi nghỉ giải lao sau đó tiếp tục làm đến 18h tối mới bàn giao cho ca sau. Rác thải tồn đọng nhiều nên cũng mất nhiều công xử lý hơn ngày thường", chị Uyên, công nhân vệ sinh môi trường, chia sẻ.Không có xe đi thu gom, người dân sinh sống trên đường Trịnh Văn Bô (quận Nam Từ Liêm) vứt rác bừa bãi ngay dưới khu vực chân cầu vượt.Mỗi ngày có đến hàng trăm lượt xe rác ra vào bãi tập kết rác tạm thời tại khu đất gần Công viên Cầu Giấy. Mỗi ngày chỉ riêng quận Cầu Giấy đã phát sinh khoảng 300 tấn rác thải.Người dân sống gần Công viên Cầu Giấy cho biết, trước đây chỉ có 1, 2 xe rác đến đổ. Nhưng vài ngày nay số lượng xe rác tập kết về đây tăng lên rất nhiều.Hàng chục xe rác tập kết trên đường Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) đã nhiều ngày nay. Đến nay, người dân quanh khu xử lý rác thải Nam Sơn vẫn tiếp tục chặn đường, yêu cầu được di dời khỏi vùng ảnh hưởng bởi bãi rác. Trước đó, người dân Nam Sơn cũng đã nhiều lần chặn không cho xe rác vào khu xử lý, gần đây nhất là hồi tháng 1, khiến các quận nội thành Hà Nội ùn ứ rác thải nhiều ngày.
Đã 5 ngày kể từ khi người dân quanh Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn chặn xe rác. Hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt bị ùn ứ, chất thành đống tại nhiều nơi trên đường phố Hà Nội.
Tại một bãi tập kết rác trên đường Châu Văn Liêm (quận Nam Từ Liêm), nhóm công nhân của công ty Công ty CP Công nghệ cao Minh Quân đội nắng xử lý hàng đống rác thải bị ùn ứ từ nhiều ngày trước.
Theo đại diện của Công ty CP Công nghệ cao Minh Quân, chỉ tính riêng quận Nam Từ Liêm, mỗi ngày công ty thu gom hơn 300 tấn rác thải. "Từ khi người dân chặn đường vào bãi rác Nam Sơn hôm 1/7, chúng tôi phải chuyển rác lên Khu xử lý rác thải Xuân Sơn (Ba Vì). Tuy nhiên, bãi rác này cũng chỉ cho chúng tôi đổ với số lượng 265 tấn nên tại Hà Nội vẫn còn tồn đọng hơn 40 tấn rác mỗi ngày."
"Tại các bãi rác còn tồn đọng trên đường phố Hà Nội, công nhân phải xử lý tạm thời bằng cách rắc vôi bột, thuốc khử trùng và che bạt để giảm mùi", đại diện công ty Minh Quân cho biết thêm.
Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng cùng những trận mưa của cơn bão số 2 vừa qua khiến rác phân hủy nhanh hơn, làm môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng nề. Từ chiều 1/7, nhiều người dân tại xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) bắt đầu chặn lối vào Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn. Người dân căng lều bạt ở hai bên đường, ngăn không cho xe chở rác từ nội thành đi vào.
Nước rỉ ra từ những bãi rác tạm trên đường phố Hà Nội bốc mùi hôi thối nồng nặc. Về nguyên nhân việc chặn lối vào khu xử lý rác Nam Sơn, ông Nguyễn Văn Kỳ, Bí thư thôn 2 (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn), cho biết do chính quyền chậm trả tiền đền bù cho những hộ nằm trong vùng ảnh hưởng của bãi rác khiến họ bức xúc.
Trong những ngày cao điểm, công nhân vệ sinh môi trường thường xuyên phải tăng ca để đảm bảo tiến độ xử lý rác thải bị ùn ứ ở nội đô.
"Khoảng 1 tuần nay chúng tôi tăng ca liên tục, làm từ 5h sáng đến 13h rồi nghỉ giải lao sau đó tiếp tục làm đến 18h tối mới bàn giao cho ca sau. Rác thải tồn đọng nhiều nên cũng mất nhiều công xử lý hơn ngày thường", chị Uyên, công nhân vệ sinh môi trường, chia sẻ.
Không có xe đi thu gom, người dân sinh sống trên đường Trịnh Văn Bô (quận Nam Từ Liêm) vứt rác bừa bãi ngay dưới khu vực chân cầu vượt.
Mỗi ngày có đến hàng trăm lượt xe rác ra vào bãi tập kết rác tạm thời tại khu đất gần Công viên Cầu Giấy. Mỗi ngày chỉ riêng quận Cầu Giấy đã phát sinh khoảng 300 tấn rác thải.
Người dân sống gần Công viên Cầu Giấy cho biết, trước đây chỉ có 1, 2 xe rác đến đổ. Nhưng vài ngày nay số lượng xe rác tập kết về đây tăng lên rất nhiều.
Hàng chục xe rác tập kết trên đường Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) đã nhiều ngày nay. Đến nay, người dân quanh khu xử lý rác thải Nam Sơn vẫn tiếp tục chặn đường, yêu cầu được di dời khỏi vùng ảnh hưởng bởi bãi rác. Trước đó, người dân Nam Sơn cũng đã nhiều lần chặn không cho xe rác vào khu xử lý, gần đây nhất là hồi tháng 1, khiến các quận nội thành Hà Nội ùn ứ rác thải nhiều ngày.