Sáng 8/10, TP.HCM tổ chức lễ tuyên dương đoàn công tác tăng cường và tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Tại buổi lễ, các đại biểu dành thời gian tưởng niệm nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ và các nạn nhân mất vì dịch Covid-19. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM trao tặng bằng khen cho 55 tập thể, 119 cá nhân nhận huy hiệu của TP.HCM.Trong bài phát biểu của mình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhiều lần nói lời cảm ơn với lực lượng chi viện. "Chúng tôi trân trọng mời các bạn trở lại thành phố lần sau với tư cách là những vị khách quý, ân nhân yêu quý", ông nói. Thay mặt gần 10.000 cán bộ, chiến sĩ quân đội, đại tá Nguyễn Vân Giang, Phó cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, bày tỏ lòng tự hào và xúc động khi nhớ lại thời gian chống dịch tại TP.HCM. "Hơn 15.000 người con của TP.HCM đã vĩnh viễn nằm lại, trong đó có cả những chiến sĩ tuyến đầu, các y bác sĩ", đại tá Giang xúc động.Trung tá Tạ Chí Bình, Học viện Quân y, được cử vào chi viện tại trạm y tế lưu động phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Anh cho biết những ngày cao điểm, các chiến sĩ liên tục phải đi cấp cứu bệnh nhân, ra đường "không biết ngày tháng". Anh bày tỏ sự vui mừng khi đến nay, tình hình đã được cải thiện, phường anh công tác không còn F0 trong cộng đồng. Thượng úy Phạm Thị Hậu, Học viện Quân y, chia sẻ cô được cử vào chi viện cho TP.HCM từ 21/8, công tác tại trạm y tế lưu động của phường 15, quận 8. Kể lại những ngày đầu, thượng úy Hậu cho biết cô rất bối rối vì "thực sự không biết phải làm thế nào và tiếp theo dịch ra sao". Tuy nhiên, sau quá trình vừa làm, vừa học, tình hình dần ổn định. Đến nay, quận 8 đã kiểm soát được dịch, số F0 và tỷ lệ tử vong giảm đáng kể.Thiếu tá Đoàn Mạnh Linh, Cao đẳng Hậu cần 1, Tổng cục Hậu cần, chi viện cho TP.HCM từ 28/8 đến nay, công tác tại trạm y tế lưu động của quận 3. Thiếu tá Linh cho biết sau khi kết thúc công việc tại TP.HCM, anh muốn ngay lập tức trở lại công việc tại Hà Nội để có thể kể và chia sẻ với đồng nghiệp về những kỷ niệm. Trung úy Trần Thị Lan Hương, bác sĩ Bệnh viện Quân y 354, Tổng cục Hậu cần, vào TP.HCM chi viện cho trạm y tế lưu động phường 7, quận 11, từ 28/8. Làm nhiệm vụ tại khu vực nhiều người Hoa sinh sống, trung úy chia sẻ ban đầu có những khó khăn. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của đồng đội cũng như bà con nơi đây, trung úy dần làm quen và làm chủ tình hình.Vũ Kim Khánh, Học viện Quân y, chia sẻ sự tự hào và vinh dự khi có mặt trong buổi tuyên dương. Nữ quân y chia sẻ cảm xúc khó tả khi nhìn lại giai đoạn cô cùng đồng đội gồng mình chiến đấu với đại dịch. "Khi dịch chuẩn bị ổn định, em cảm thấy phấn khởi vì đã góp sức cùng thành phố. Khi có dịp, em nhất định sẽ tới thăm khi TP.HCM khỏe lại", Khánh tâm sự.
Sáng 8/10, TP.HCM tổ chức lễ tuyên dương đoàn công tác tăng cường và tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Tại buổi lễ, các đại biểu dành thời gian tưởng niệm nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ và các nạn nhân mất vì dịch Covid-19.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM trao tặng bằng khen cho 55 tập thể, 119 cá nhân nhận huy hiệu của TP.HCM.
Trong bài phát biểu của mình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhiều lần nói lời cảm ơn với lực lượng chi viện. "Chúng tôi trân trọng mời các bạn trở lại thành phố lần sau với tư cách là những vị khách quý, ân nhân yêu quý", ông nói.
Thay mặt gần 10.000 cán bộ, chiến sĩ quân đội, đại tá Nguyễn Vân Giang, Phó cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, bày tỏ lòng tự hào và xúc động khi nhớ lại thời gian chống dịch tại TP.HCM. "Hơn 15.000 người con của TP.HCM đã vĩnh viễn nằm lại, trong đó có cả những chiến sĩ tuyến đầu, các y bác sĩ", đại tá Giang xúc động.
Trung tá Tạ Chí Bình, Học viện Quân y, được cử vào chi viện tại trạm y tế lưu động phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Anh cho biết những ngày cao điểm, các chiến sĩ liên tục phải đi cấp cứu bệnh nhân, ra đường "không biết ngày tháng". Anh bày tỏ sự vui mừng khi đến nay, tình hình đã được cải thiện, phường anh công tác không còn F0 trong cộng đồng.
Thượng úy Phạm Thị Hậu, Học viện Quân y, chia sẻ cô được cử vào chi viện cho TP.HCM từ 21/8, công tác tại trạm y tế lưu động của phường 15, quận 8. Kể lại những ngày đầu, thượng úy Hậu cho biết cô rất bối rối vì "thực sự không biết phải làm thế nào và tiếp theo dịch ra sao". Tuy nhiên, sau quá trình vừa làm, vừa học, tình hình dần ổn định. Đến nay, quận 8 đã kiểm soát được dịch, số F0 và tỷ lệ tử vong giảm đáng kể.
Thiếu tá Đoàn Mạnh Linh, Cao đẳng Hậu cần 1, Tổng cục Hậu cần, chi viện cho TP.HCM từ 28/8 đến nay, công tác tại trạm y tế lưu động của quận 3. Thiếu tá Linh cho biết sau khi kết thúc công việc tại TP.HCM, anh muốn ngay lập tức trở lại công việc tại Hà Nội để có thể kể và chia sẻ với đồng nghiệp về những kỷ niệm.
Trung úy Trần Thị Lan Hương, bác sĩ Bệnh viện Quân y 354, Tổng cục Hậu cần, vào TP.HCM chi viện cho trạm y tế lưu động phường 7, quận 11, từ 28/8. Làm nhiệm vụ tại khu vực nhiều người Hoa sinh sống, trung úy chia sẻ ban đầu có những khó khăn. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của đồng đội cũng như bà con nơi đây, trung úy dần làm quen và làm chủ tình hình.
Vũ Kim Khánh, Học viện Quân y, chia sẻ sự tự hào và vinh dự khi có mặt trong buổi tuyên dương. Nữ quân y chia sẻ cảm xúc khó tả khi nhìn lại giai đoạn cô cùng đồng đội gồng mình chiến đấu với đại dịch. "Khi dịch chuẩn bị ổn định, em cảm thấy phấn khởi vì đã góp sức cùng thành phố. Khi có dịp, em nhất định sẽ tới thăm khi TP.HCM khỏe lại", Khánh tâm sự.