Ngày 7/5, Đại tá Nguyễn Văn Kim, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết hiện cơ quan CSĐT công an tỉnh đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại Khu công nghiệp Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vừa được công an triệt phá do Loan "cá" cầm đầu.Khi hỏi về cái tên Loan "cá" - tên thật là Lý Thị Loan (39 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), rất nhiều người dân sống xung quanh khu công nghiệp Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đều bức xúc về những gì mà bà trùm này và đồng bọn gây ra.Sở dĩ có cái biệt danh Loan "cá" do có thời Loan từng bán cá tại TP Biên Hòa. Ngoài biệt danh Loan "cá", Loan còn có biệt danh là Loan “Bộ đội” vì sở thích mặc đồ rằn ri kiểu nhà binh. Đám đàn em của Loan cũng bắt chước sở thích này của thị nên giới "anh em xã hội" ở Biên Hòa gọi nhóm này là nhóm Loan "Bộ đội” song song với biệt danh Loan "cá".Cách đây một thời gian, Loan cùng các đàn em là Hoàng Thị Tuyết Nhung (35 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) hình thành băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” nhưng không thể cạnh tranh được các băng khác ở TP Biên Hòa nên dạt ra khu vực đường Đồng Khởi – tỉnh lộ 768 xung quanh khu công nghiệp Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, cách TP Biên Hòa chừng vài cây số để hoạt động. (Ảnh: Hoàng Thị Tuyết Nhung đàn em thân tín của Loan "cá")Tại đây, Loan thu nạp thêm đàn em là các thanh niên xăm trổ, ngổ ngáo. Nhiều tên được Loan bỏ tiền sắm cho xe bán trái cây để tạo vỏ bọc. Dưới trướng của Loan, Nhung, những thanh niên bặm trợn, xăm trổ đầy mình này chuyên dùng vũ lực ép các tiểu thương bán đồ thiết yếu cho công nhân buộc họ phải đóng tiền bảo kê. Có người bị chúng thu 1 triệu đồng, có người chúng thu 1,5 triệu đồng mỗi tháng.Hàng ngày, Loan cùng đàn em đi thu tiền bảo kê, cho vay nặng lãi, ghi số đề, đòi nợ thuê. Khi có người không đóng tiền, có ý chống đối, chúng tập hợp lại sẵn sàng ra tay “xử đẹp” khiến nhiều người khiếp sợ. Sau khi buộc hàng trăm tiểu thương buôn bán ngay cổng chính vào Công ty may Changsing Việt Nam và dọc tỉnh lộ 768 phải cống nạp tiền bảo kê, chúng định mở rộng địa bàn đến cổng phụ của công ty này nằm trên đường tỉnh lộ 768- nơi có nhiều người bán hàng rong.Một phụ nữ bán chè dạo tại đây cho biết, cách đây chừng vài tháng, nhóm của Loan đến, định chia khoảng đất trống nơi họ đang bán thành những ô nhỏ để thu tiền chỗ hàng ngày. Tuy nhiên, do khu vực này lực lượng chức năng không cho buôn bán, thường xuyên đẩy đuổi nên nhóm của Loan chưa thực hiện được ý đồ.Theo cán bộ điều tra chuyên án, đây là nhóm bảo kê có "số má" tại Đồng Nai. Để thị uy sức mạnh, đàn em của Loan thường xăm trổ đầy mình và cố tình mặc quần áo hở các hình xăm đi dạo quanh địa bàn, đe nẹt các tiểu thương. Phương thức hoạt động của băng nhóm thường sẽ cắt cử 1 đến 2 người hàng ngày điều khiển xe máy dạo quanh khu vực các tiểu thương bán hàng nhắc nhở không được lấn chiếm lòng lề đường. Việc làm này thực chất là họ thay phiên nhau theo dõi tình hình buôn bán và đe dọa tiểu thương.Nếu phát hiện những tiểu thương bán dạo không ổn định sẽ thu luôn tiền bảo kê theo ngày. Đối với những người buôn bán thường xuyên nếu đến tháng chưa có tiền đóng thì Loan sẽ huy động đàn em tới dùng vũ lực để uy hiếp. Nếu họ không nộp sẽ không cho buôn bán khu vực này. Những người bán hàng phải nộp tiền bảo kê từ 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Riêng người bán dạo không thường xuyên đóng 50.000 đồng/ngày. Trường hợp không nộp tiền sẽ bị đánh và đập phá. Không chỉ có bảo kê thu tiền đối với những người bán hàng mà băng nhóm này còn bảo kê cả việc cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê tại nhiều khu nhà trọ lân cận như Khu công nghiệp Thạnh Phú thuộc (huyện Vĩnh Cửu), phường Trảng Dài, Tân Phong (TP Biên Hòa). Xem thêm video: Loan 'cá' ép tiểu thương lấy tiền bảo kê như nào?. Nguồn: VTC NEWS.
Ngày 7/5, Đại tá Nguyễn Văn Kim, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết hiện cơ quan CSĐT công an tỉnh đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại Khu công nghiệp Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vừa được công an triệt phá do Loan "cá" cầm đầu.
Khi hỏi về cái tên Loan "cá" - tên thật là Lý Thị Loan (39 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), rất nhiều người dân sống xung quanh khu công nghiệp Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đều bức xúc về những gì mà bà trùm này và đồng bọn gây ra.
Sở dĩ có cái biệt danh Loan "cá" do có thời Loan từng bán cá tại TP Biên Hòa. Ngoài biệt danh Loan "cá", Loan còn có biệt danh là Loan “Bộ đội” vì sở thích mặc đồ rằn ri kiểu nhà binh. Đám đàn em của Loan cũng bắt chước sở thích này của thị nên giới "anh em xã hội" ở Biên Hòa gọi nhóm này là nhóm Loan "Bộ đội” song song với biệt danh Loan "cá".
Cách đây một thời gian, Loan cùng các đàn em là Hoàng Thị Tuyết Nhung (35 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) hình thành băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” nhưng không thể cạnh tranh được các băng khác ở TP Biên Hòa nên dạt ra khu vực đường Đồng Khởi – tỉnh lộ 768 xung quanh khu công nghiệp Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, cách TP Biên Hòa chừng vài cây số để hoạt động. (Ảnh: Hoàng Thị Tuyết Nhung đàn em thân tín của Loan "cá")
Tại đây, Loan thu nạp thêm đàn em là các thanh niên xăm trổ, ngổ ngáo. Nhiều tên được Loan bỏ tiền sắm cho xe bán trái cây để tạo vỏ bọc. Dưới trướng của Loan, Nhung, những thanh niên bặm trợn, xăm trổ đầy mình này chuyên dùng vũ lực ép các tiểu thương bán đồ thiết yếu cho công nhân buộc họ phải đóng tiền bảo kê. Có người bị chúng thu 1 triệu đồng, có người chúng thu 1,5 triệu đồng mỗi tháng.
Hàng ngày, Loan cùng đàn em đi thu tiền bảo kê, cho vay nặng lãi, ghi số đề, đòi nợ thuê. Khi có người không đóng tiền, có ý chống đối, chúng tập hợp lại sẵn sàng ra tay “xử đẹp” khiến nhiều người khiếp sợ. Sau khi buộc hàng trăm tiểu thương buôn bán ngay cổng chính vào Công ty may Changsing Việt Nam và dọc tỉnh lộ 768 phải cống nạp tiền bảo kê, chúng định mở rộng địa bàn đến cổng phụ của công ty này nằm trên đường tỉnh lộ 768- nơi có nhiều người bán hàng rong.
Một phụ nữ bán chè dạo tại đây cho biết, cách đây chừng vài tháng, nhóm của Loan đến, định chia khoảng đất trống nơi họ đang bán thành những ô nhỏ để thu tiền chỗ hàng ngày. Tuy nhiên, do khu vực này lực lượng chức năng không cho buôn bán, thường xuyên đẩy đuổi nên nhóm của Loan chưa thực hiện được ý đồ.
Theo cán bộ điều tra chuyên án, đây là nhóm bảo kê có "số má" tại Đồng Nai. Để thị uy sức mạnh, đàn em của Loan thường xăm trổ đầy mình và cố tình mặc quần áo hở các hình xăm đi dạo quanh địa bàn, đe nẹt các tiểu thương. Phương thức hoạt động của băng nhóm thường sẽ cắt cử 1 đến 2 người hàng ngày điều khiển xe máy dạo quanh khu vực các tiểu thương bán hàng nhắc nhở không được lấn chiếm lòng lề đường. Việc làm này thực chất là họ thay phiên nhau theo dõi tình hình buôn bán và đe dọa tiểu thương.
Nếu phát hiện những tiểu thương bán dạo không ổn định sẽ thu luôn tiền bảo kê theo ngày. Đối với những người buôn bán thường xuyên nếu đến tháng chưa có tiền đóng thì Loan sẽ huy động đàn em tới dùng vũ lực để uy hiếp. Nếu họ không nộp sẽ không cho buôn bán khu vực này.
Những người bán hàng phải nộp tiền bảo kê từ 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Riêng người bán dạo không thường xuyên đóng 50.000 đồng/ngày. Trường hợp không nộp tiền sẽ bị đánh và đập phá. Không chỉ có bảo kê thu tiền đối với những người bán hàng mà băng nhóm này còn bảo kê cả việc cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê tại nhiều khu nhà trọ lân cận như Khu công nghiệp Thạnh Phú thuộc (huyện Vĩnh Cửu), phường Trảng Dài, Tân Phong (TP Biên Hòa).
Xem thêm video: Loan 'cá' ép tiểu thương lấy tiền bảo kê như nào?. Nguồn: VTC NEWS.