1. Chợ Viềng ở Nam Định
Có hai chợ Viềng là chợ Viềng gần phủ Dầy, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Phủ và chợ Viềng ở gần chùa Bi, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Chùa. Chợ họp đêm mùng 7, ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại huyện Nam Trực và Vụ Bản với quan niệm “bán rủi, mua may”Đông vui và được mọi người chen chân nhiều nhất là Chợ Viềng Phủ Dầy. Đi chợ cầu may nên ít người cò kè vì người ta tin rằng không nên mặc cả sát sạt để bồng ông Lộc về nhà mình. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác.Ngoài ra còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Hai đặc sản thu hút được sự quan tâm của mọi người nhiều hơn cả đó là thịt bê thui và mía Đường Trèo (mía Đường Trèo ngày nay không còn nữa mà thay vào đó là mía ruột vàng, vỏ màu cánh gián, cũng từ Thanh Hóa, Ninh Bình đưa ra) được coi như đặc sản cầu lộc.Người đi chợ phải lặn lội từ đêm để đến chợ và cố gắng mua một thứ hàng nào đó trong chợ với mong muốn bán đi những điều rủi ro và mua về những điều may mắn, cả năm làm ăn hanh thông và thuận lợi. 2. Chợ Âm Dương ở Bắc Giang
Mỗi năm họp 1 phiên, chợ âm - dương mùng 2 Tết tại xã Cao Thượng (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) luôn thu hút đông đảo người dân địa phương. Chợ họp khi trời còn chạng vạng, sáng ra chợ tan. Điểm đặc biệt tại chợ âm dương này là do, chợ họp ngay tại sân đình, các loại hàng hóa chính là rau cần, cá tưới, bún bánh. Người mua bán đều vui vẻ, bán không nói thách, mua không mặc cả.Chợ âm phủ có từ vài ba trăm năm nay. Bởi vùng đất Cao Thượng thờ thần Bạch hổ nên dân mở chợ để cầu an, cầu phúc. Cũng vì lẽ đó nên chợ họp khi trời còn tối, khi hừng dương lên chợ tan. 3.Chợ Ngái ở Thạch Thất, Hà Nội
Không rõ tự bao giờ, ở Làng Ngái (xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội) đã hình thành những phiên chợ độc đáo trước và sau tết âm lịch. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần và chỉ chuyên bán mua một mặt hàng, nó đã trở thành một nét văn hóa truyền thống “đến hẹn lại lên” của ngôi làng cổ này. Cái đặc biệt của phiên chợ khi kéo dài từ năm cũ đến năm mới. Theo thời gian, có 5 phiên gồm Chợ Ngái Vàng Mã, Chợ Ngái Lá Dong, Chợ Ngái Hàng Cam, Chợ Ngái Hàng Cá và Chợ Ngái Hàng Gà.Phiên chợ Ngái vàng mã họp vào sáng 16 tháng Chạp, chuyên mua bán đồ vàng mã, chuẩn bị lễ tiễn ông Công - ông Táo chầu Trời vào 23 tháng Chạp. Phiên chợ Ngái Lá Dong họp vào ngày 21 tháng Chạp, chuyên mua bán lá dong, lạt giang nứa, chuẩn bị cho việc gói bánh chưng trước Tết; phiên chợ Ngái hàng Cam họp vào ngày 26 tháng Chạp, mua bán cam bưởi, hoa quả, chuẩn bị cho mâm ngũ quả ngày Tết; phiên chợ Ngái hàng cá họp ngày mùng 3 Tết, mua bán cá, chuẩn bị việc cúng cơm cá trong lễ “Tạ Cụ” đầu Xuân; chợ Ngái hàng gà họp vào mùng 6 Tết, chuyên mua bán gà, chuẩn bị cho lễ hạ cây nêu ngày mùng 7 tháng Giêng.Hiếm có chợ Tết nào mà họp bắc cầu từ năm cũ qua năm mới như chợ phiên làng Ngái. Ngày mùng 3 Tết, phiên chợ Ngái hàng cá cũng không kém phần sôi động. Và năm nào cũng vậy, chật cứng người mua kẻ bán. Cá đủ loại được bày bán từ ngoài đường vào bên trong khu chợ. Chợ còn có cả dãy hàng rau, củ quả bày bán nhiều phục vụ nhu cầu của người dân. Ngày nay, những loại thực phẩm khô, các mặt hàng cũng được bán đầy đủ ở chợ Ngái. 4. Phiên chợ đồ cổ, Hà Nội
Chợ họp duy nhất một lần trong năm vào 23 đến 30 tháng chạp tại ngã 5 phố cổ Hàng Mã, Hàng Lược...Chợ chủ yếu bày bán đồ giả cổ, đồ đồng có niên đại hàng chục đến vài trăm năm..Khách hàng đến đây chủ yếu để mua đồ về trang trí trong nhà, cũng có những người đến đây chỉ để ngắm, đi chơi vào những ngày giáp Tết. Đây cũng là điểm hẹn cuối năm của những người mê đồ cổ. Ở đây đồ thật giả lẫn lộn nên những người am hiểu mới phân biệt và định giá chính xác được món đồ. 5. Chợ họp đúng 1 tết âm lịch tại Bình Định
Phiên chợ Gò (Trường Úc, Bình Định) họp đúng vào ngày 1 Tết âm lịch hàng năm trên một gò đất cao ở chân núi Trường Úc, cạnh thị trấn Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 8 km. Chợ Gò Trường Úc được hình thành cách đây 200 năm. Trong thời kỳ quân Tây Sơn đóng tại đây, người ta tổ chức các cuộc vui chơi giải trí và tổ chức nhóm chợ đầu năm trên gò đất mang tên Trường Úc.Đây còn là một trong số những chợ tình tiêu biểu của đất nước ta. Chợ còn truyền mãi trong câu ca dao với lời thề non hẹn biển:"Bao giờ Trường Úc hết vôi/ Thì anh hết đứng hết ngồi cùng em." 6. Chợ Cưới ở Vĩnh Phúc:
Ðây là chợ phiên đặc biệt của người dân tộc ở xã Tam Lộng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, họp vào ngày 25 Tháng Chạp. Trai gái trong bản làng kéo tới đây rất đông, có cả bố mẹ hoặc ông bà đi theo để chứng kiến lời giao ước của họ. Họ có thể đã yêu nhau, hoặc đến chợ mới làm quen và tìm hiểu nhau. Chợ Cưới là một kiểu chợ tình ở miền núi. Nhiều lứa đôi đã nên vợ nên chồng ngay trong phiên chợ đặc biệt này. 7. Chợ tết Gia Lạc (Thừa Thiên Huế).
Đầu xuân, người dân Huế có thú vui đi chợ Tết Gia Lạc, cốt để mua lộc đầu năm, mua sự may mắn, suôn sẻ. Theo tài liệu cũ cho biết, người ở vùng chợ Dinh, Gia Hội đi chợ này là để có dịp bói đò nhân năm mới vì phải qua sông. Nếu khi đến bến mà đò đang neo đợi, nghĩa là sẽ được thong dong trong năm mới. Ngược lại khi đến bến mà đò sang sông, ấy là điềm báo sẽ lận đận trong năm ấy. 8. Độc đáo những phiên Chợ Lượn.
Ở một số chợ thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên có những phiên chợ lượn để nam nữ thanh niên Tày cùng gặp gỡ hát lượn với nhau. Hát lượn là lối hát trao tình của người Tày, bắt đầu cho những cuộc hôn nhân về sau. Các phiên chợ này họp ngoài tháng Giêng. Những phiên chợ lượn lại chính là những ngày hồi Xuân ở các địa phương. Tuy là phiên chợ, nhưng có ai buôn bán gì, trai gái các bản kéo nhau tới đây, gặp gỡ nhau để cùng hát những câu ân ái. Nhiều đôi lứa đã nên duyên vợ chồng từ những phiên chợ lượn như thế này. 9. Chợ chữ Sài Gòn
Hằng năm cứ đến rằm tháng chạp trở đi, người ta bắt đầu họp phiên chợ chữ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ chữ mỗi năm chỉ nhóm có một phiên Tết kéo dài 15 – 30 tháng Chạp. 10. Chợ Âm dương ở Bắc Ninh
Chợ Âm Dương (còn gọi là chợ Âm Phủ) họp ở địa phận làng Ó, xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (Tháng Giêng Âm lịch). Chợ Âm-Dương làng Ó ra đời từ những năm 40 sau Công Nguyên, lúc đang diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa Hai Bà Trưng và quân Hán. Địa điểm họp chợ ngày trước có tên là làng Ma Ổ, sau là làng Ó và nay là hai thôn Xuân Ổ A và B. Đây là khoảng đất trống cạnh bãi tha ma, không có lều, quán, tương truyền là bãi chiến trường, nơi chôn xác những chiến binh tử trận.Được mua bán nhiều nhất trong chợ là những chú gà đen và các đồ vật tế lễ. Ngay ở cổng chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm dương. Người mua, kẻ bán không mặc cả, không đếm tiền. Họ cũng không tỏ vẻ bực tức, khó chịu nếu nhận phải “tiền ma” mà coi đó chuyện làm điều phúc, điều thiện với người đã chết và cuộc sống tâm linh của họ sẽ thanh thản hơn. Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước, ăn trầu và hát quan họ Bắc Ninh.
1. Chợ Viềng ở Nam Định
Có hai chợ Viềng là chợ Viềng gần phủ Dầy, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Phủ và chợ Viềng ở gần chùa Bi, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Chùa. Chợ họp đêm mùng 7, ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại huyện Nam Trực và Vụ Bản với quan niệm “bán rủi, mua may”
Đông vui và được mọi người chen chân nhiều nhất là Chợ Viềng Phủ Dầy. Đi chợ cầu may nên ít người cò kè vì người ta tin rằng không nên mặc cả sát sạt để bồng ông Lộc về nhà mình. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác.
Ngoài ra còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Hai đặc sản thu hút được sự quan tâm của mọi người nhiều hơn cả đó là thịt bê thui và mía Đường Trèo (mía Đường Trèo ngày nay không còn nữa mà thay vào đó là mía ruột vàng, vỏ màu cánh gián, cũng từ Thanh Hóa, Ninh Bình đưa ra) được coi như đặc sản cầu lộc.
Người đi chợ phải lặn lội từ đêm để đến chợ và cố gắng mua một thứ hàng nào đó trong chợ với mong muốn bán đi những điều rủi ro và mua về những điều may mắn, cả năm làm ăn hanh thông và thuận lợi.
2. Chợ Âm Dương ở Bắc Giang
Mỗi năm họp 1 phiên, chợ âm - dương mùng 2 Tết tại xã Cao Thượng (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) luôn thu hút đông đảo người dân địa phương. Chợ họp khi trời còn chạng vạng, sáng ra chợ tan. Điểm đặc biệt tại chợ âm dương này là do, chợ họp ngay tại sân đình, các loại hàng hóa chính là rau cần, cá tưới, bún bánh. Người mua bán đều vui vẻ, bán không nói thách, mua không mặc cả.
Chợ âm phủ có từ vài ba trăm năm nay. Bởi vùng đất Cao Thượng thờ thần Bạch hổ nên dân mở chợ để cầu an, cầu phúc. Cũng vì lẽ đó nên chợ họp khi trời còn tối, khi hừng dương lên chợ tan.
3.Chợ Ngái ở Thạch Thất, Hà Nội
Không rõ tự bao giờ, ở Làng Ngái (xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội) đã hình thành những phiên chợ độc đáo trước và sau tết âm lịch. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần và chỉ chuyên bán mua một mặt hàng, nó đã trở thành một nét văn hóa truyền thống “đến hẹn lại lên” của ngôi làng cổ này. Cái đặc biệt của phiên chợ khi kéo dài từ năm cũ đến năm mới. Theo thời gian, có 5 phiên gồm Chợ Ngái Vàng Mã, Chợ Ngái Lá Dong, Chợ Ngái Hàng Cam, Chợ Ngái Hàng Cá và Chợ Ngái Hàng Gà.
Phiên chợ Ngái vàng mã họp vào sáng 16 tháng Chạp, chuyên mua bán đồ vàng mã, chuẩn bị lễ tiễn ông Công - ông Táo chầu Trời vào 23 tháng Chạp. Phiên chợ Ngái Lá Dong họp vào ngày 21 tháng Chạp, chuyên mua bán lá dong, lạt giang nứa, chuẩn bị cho việc gói bánh chưng trước Tết; phiên chợ Ngái hàng Cam họp vào ngày 26 tháng Chạp, mua bán cam bưởi, hoa quả, chuẩn bị cho mâm ngũ quả ngày Tết; phiên chợ Ngái hàng cá họp ngày mùng 3 Tết, mua bán cá, chuẩn bị việc cúng cơm cá trong lễ “Tạ Cụ” đầu Xuân; chợ Ngái hàng gà họp vào mùng 6 Tết, chuyên mua bán gà, chuẩn bị cho lễ hạ cây nêu ngày mùng 7 tháng Giêng.
Hiếm có chợ Tết nào mà họp bắc cầu từ năm cũ qua năm mới như chợ phiên làng Ngái. Ngày mùng 3 Tết, phiên chợ Ngái hàng cá cũng không kém phần sôi động. Và năm nào cũng vậy, chật cứng người mua kẻ bán. Cá đủ loại được bày bán từ ngoài đường vào bên trong khu chợ. Chợ còn có cả dãy hàng rau, củ quả bày bán nhiều phục vụ nhu cầu của người dân. Ngày nay, những loại thực phẩm khô, các mặt hàng cũng được bán đầy đủ ở chợ Ngái.
4. Phiên chợ đồ cổ, Hà Nội
Chợ họp duy nhất một lần trong năm vào 23 đến 30 tháng chạp tại ngã 5 phố cổ Hàng Mã, Hàng Lược...Chợ chủ yếu bày bán đồ giả cổ, đồ đồng có niên đại hàng chục đến vài trăm năm..
Khách hàng đến đây chủ yếu để mua đồ về trang trí trong nhà, cũng có những người đến đây chỉ để ngắm, đi chơi vào những ngày giáp Tết. Đây cũng là điểm hẹn cuối năm của những người mê đồ cổ. Ở đây đồ thật giả lẫn lộn nên những người am hiểu mới phân biệt và định giá chính xác được món đồ.
5. Chợ họp đúng 1 tết âm lịch tại Bình Định
Phiên chợ Gò (Trường Úc, Bình Định) họp đúng vào ngày 1 Tết âm lịch hàng năm trên một gò đất cao ở chân núi Trường Úc, cạnh thị trấn Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 8 km. Chợ Gò Trường Úc được hình thành cách đây 200 năm. Trong thời kỳ quân Tây Sơn đóng tại đây, người ta tổ chức các cuộc vui chơi giải trí và tổ chức nhóm chợ đầu năm trên gò đất mang tên Trường Úc.
Đây còn là một trong số những chợ tình tiêu biểu của đất nước ta. Chợ còn truyền mãi trong câu ca dao với lời thề non hẹn biển:"Bao giờ Trường Úc hết vôi/ Thì anh hết đứng hết ngồi cùng em."
6. Chợ Cưới ở Vĩnh Phúc:
Ðây là chợ phiên đặc biệt của người dân tộc ở xã Tam Lộng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, họp vào ngày 25 Tháng Chạp. Trai gái trong bản làng kéo tới đây rất đông, có cả bố mẹ hoặc ông bà đi theo để chứng kiến lời giao ước của họ. Họ có thể đã yêu nhau, hoặc đến chợ mới làm quen và tìm hiểu nhau. Chợ Cưới là một kiểu chợ tình ở miền núi. Nhiều lứa đôi đã nên vợ nên chồng ngay trong phiên chợ đặc biệt này.
7. Chợ tết Gia Lạc (Thừa Thiên Huế).
Đầu xuân, người dân Huế có thú vui đi chợ Tết Gia Lạc, cốt để mua lộc đầu năm, mua sự may mắn, suôn sẻ. Theo tài liệu cũ cho biết, người ở vùng chợ Dinh, Gia Hội đi chợ này là để có dịp bói đò nhân năm mới vì phải qua sông. Nếu khi đến bến mà đò đang neo đợi, nghĩa là sẽ được thong dong trong năm mới. Ngược lại khi đến bến mà đò sang sông, ấy là điềm báo sẽ lận đận trong năm ấy.
8. Độc đáo những phiên Chợ Lượn.
Ở một số chợ thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên có những phiên chợ lượn để nam nữ thanh niên Tày cùng gặp gỡ hát lượn với nhau. Hát lượn là lối hát trao tình của người Tày, bắt đầu cho những cuộc hôn nhân về sau. Các phiên chợ này họp ngoài tháng Giêng. Những phiên chợ lượn lại chính là những ngày hồi Xuân ở các địa phương. Tuy là phiên chợ, nhưng có ai buôn bán gì, trai gái các bản kéo nhau tới đây, gặp gỡ nhau để cùng hát những câu ân ái. Nhiều đôi lứa đã nên duyên vợ chồng từ những phiên chợ lượn như thế này.
9. Chợ chữ Sài Gòn
Hằng năm cứ đến rằm tháng chạp trở đi, người ta bắt đầu họp phiên chợ chữ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ chữ mỗi năm chỉ nhóm có một phiên Tết kéo dài 15 – 30 tháng Chạp.
10. Chợ Âm dương ở Bắc Ninh
Chợ Âm Dương (còn gọi là chợ Âm Phủ) họp ở địa phận làng Ó, xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (Tháng Giêng Âm lịch). Chợ Âm-Dương làng Ó ra đời từ những năm 40 sau Công Nguyên, lúc đang diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa Hai Bà Trưng và quân Hán. Địa điểm họp chợ ngày trước có tên là làng Ma Ổ, sau là làng Ó và nay là hai thôn Xuân Ổ A và B. Đây là khoảng đất trống cạnh bãi tha ma, không có lều, quán, tương truyền là bãi chiến trường, nơi chôn xác những chiến binh tử trận.
Được mua bán nhiều nhất trong chợ là những chú gà đen và các đồ vật tế lễ. Ngay ở cổng chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm dương. Người mua, kẻ bán không mặc cả, không đếm tiền. Họ cũng không tỏ vẻ bực tức, khó chịu nếu nhận phải “tiền ma” mà coi đó chuyện làm điều phúc, điều thiện với người đã chết và cuộc sống tâm linh của họ sẽ thanh thản hơn. Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước, ăn trầu và hát quan họ Bắc Ninh.