Ngày 21/8, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận nhận trách nhiệm về những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình xét tuyển năm nay. Trước đó, việc đăng ký xét tuyển đợt 1 kéo dài 20 ngày dẫn đến tình trạng lo lắng, căng thẳng của thí sinh và người dân. Đây là một phát ngôn ấn tượng về giáo dục năm 2015Ngày 23/10, tại tọa đàm “Góp ý cho chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể”, PGS Văn Như Cương có phát ngôn ấn tượng: Nền giáo dục hiện tại là ứng thí, phục vụ "toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học". Đó là xã hội hiếu học lạc hậu, trong khi số đông sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học.Trong buổi giao lưu tại Đại học Vinh, Nghệ An ngày 14/12, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, học sinh Việt Nam có kiến thức phổ thông tốt nhưng lại đuối dần vào năm thứ hai đại học và càng kém ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ. GS có phát ngôn về giáo dục đó là Việt Nam có tiềm năng về con người nhưng chưa xây dựng được nền tảng tri thức, hệ thống trường đại học chưa "sánh vai cùng các cường quốc năm châu".Tại phiên chất vấn sáng 16/11 của Quốc hội, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT trả lời việc tích hợp môn Lịch sử. Ông nói sự thay đổi môn Lịch sử là sự xáo trộn tâm can.Nhiều ý kiến tranh luận được đưa ra về chuyện du học sinh ở hay về, trong đó, TS Lê Bá Khánh Trình thẳng thắn: “Nếu muốn thay đổi thì về mà thay đổi”. Ông quan niệm: "Hãy về sống, hiểu đất nước để biết mình phải làm gì, đừng đứng ngoài cuộc để so sánh. Và nếu muốn cơ chế thay đổi thì chính các em hãy về thay đổi".Ngày 12/11, tại lễ nhận quyết định công nhận chức danh GS, PGS, bà Lê Thị Thanh Nhàn – nữ GS Toán học thứ hai của Việt Nam - bày tỏ: “Thời của tôi và thế hệ đi trước có thể ăn đói, chịu đựng khó khăn mà vẫn say mê làm khoa học và cống hiến, nhưng đừng bắt các bạn trẻ phải như thế". Bà cho biết, lương của đồng nghiệp ở Viện Toán học chỉ 3-4 triệu đồng/tháng. Lương các GS là thầy của bà cũng chỉ 8-9 triệu đồng/tháng, như vậy làm sao họ có thể yên tâm nghiên cứu khoa học?Tháng 4/2014, bàn về quyết định triển khai chương trình SGK năm 2018, cấm thi vào lớp 6, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, không thể đổi mới giáo dục bằng những quyết định chữa cháy vụn vặt và vội vàng, mà phải có tư duy chiến lược. Điều này giúp chúng ta tránh được những quyết định chạy theo dư luận, theo kiểu “đẽo cày giữa đường”.Dự đại hội Tài năng trẻ 2015 ở Hà Nội, Đỗ Nhật Nam - du học sinh tại Mỹ - chia sẻ: “Giới trẻ Việt Nam có thể trở thành công dân toàn cầu. Tình yêu Tổ quốc, tình yêu hòa bình, như bóng mát. Dưới bóng mát hòa bình, bạn trẻ có thể vượt qua cái nghèo, cái xấu và yếu kém. Việt Nam là nơi để giới trẻ chứng tỏ bản thân mình và trở thành công dân toàn cầu".
Ngày 21/8, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận nhận trách nhiệm về những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình xét tuyển năm nay. Trước đó, việc đăng ký xét tuyển đợt 1 kéo dài 20 ngày dẫn đến tình trạng lo lắng, căng thẳng của thí sinh và người dân. Đây là một phát ngôn ấn tượng về giáo dục năm 2015
Ngày 23/10, tại tọa đàm “Góp ý cho chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể”, PGS Văn Như Cương có phát ngôn ấn tượng: Nền giáo dục hiện tại là ứng thí, phục vụ "toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học". Đó là xã hội hiếu học lạc hậu, trong khi số đông sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học.
Trong buổi giao lưu tại Đại học Vinh, Nghệ An ngày 14/12, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, học sinh Việt Nam có kiến thức phổ thông tốt nhưng lại đuối dần vào năm thứ hai đại học và càng kém ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ. GS có phát ngôn về giáo dục đó là Việt Nam có tiềm năng về con người nhưng chưa xây dựng được nền tảng tri thức, hệ thống trường đại học chưa "sánh vai cùng các cường quốc năm châu".
Tại phiên chất vấn sáng 16/11 của Quốc hội, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT trả lời việc tích hợp môn Lịch sử. Ông nói sự thay đổi môn Lịch sử là sự xáo trộn tâm can.
Nhiều ý kiến tranh luận được đưa ra về chuyện du học sinh ở hay về, trong đó, TS Lê Bá Khánh Trình thẳng thắn: “Nếu muốn thay đổi thì về mà thay đổi”. Ông quan niệm: "Hãy về sống, hiểu đất nước để biết mình phải làm gì, đừng đứng ngoài cuộc để so sánh. Và nếu muốn cơ chế thay đổi thì chính các em hãy về thay đổi".
Ngày 12/11, tại lễ nhận quyết định công nhận chức danh GS, PGS, bà Lê Thị Thanh Nhàn – nữ GS Toán học thứ hai của Việt Nam - bày tỏ: “Thời của tôi và thế hệ đi trước có thể ăn đói, chịu đựng khó khăn mà vẫn say mê làm khoa học và cống hiến, nhưng đừng bắt các bạn trẻ phải như thế". Bà cho biết, lương của đồng nghiệp ở Viện Toán học chỉ 3-4 triệu đồng/tháng. Lương các GS là thầy của bà cũng chỉ 8-9 triệu đồng/tháng, như vậy làm sao họ có thể yên tâm nghiên cứu khoa học?
Tháng 4/2014, bàn về quyết định triển khai chương trình SGK năm 2018, cấm thi vào lớp 6, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, không thể đổi mới giáo dục bằng những quyết định chữa cháy vụn vặt và vội vàng, mà phải có tư duy chiến lược. Điều này giúp chúng ta tránh được những quyết định chạy theo dư luận, theo kiểu “đẽo cày giữa đường”.
Dự đại hội Tài năng trẻ 2015 ở Hà Nội, Đỗ Nhật Nam - du học sinh tại Mỹ - chia sẻ: “Giới trẻ Việt Nam có thể trở thành công dân toàn cầu. Tình yêu Tổ quốc, tình yêu hòa bình, như bóng mát. Dưới bóng mát hòa bình, bạn trẻ có thể vượt qua cái nghèo, cái xấu và yếu kém. Việt Nam là nơi để giới trẻ chứng tỏ bản thân mình và trở thành công dân toàn cầu".