Vào hồi 2h52 sáng ngày 7/8/2020 tại Hà Nội, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần sau một thời gian lâm bệnh nặng. Mặc dù được Đảng, Nhà nước và tập thể các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã không qua khỏi, ông hưởng thọ 89 tuổi.Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã dành một đời gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, xây dựng Đảng. Ông là người quyết liệt cho việc đặt nền móng để khởi động lại việc chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ mới.Ông đã từng nói: “Thực hiện dân chủ ở cơ sở phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chính trị… Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng ở ngay tại cơ sở mà tổ chức đảng, bộ máy chính quyền lại xa dân tới mức quan liêu, thậm chí dùng quyền lực ức hiếp nhân dân, tự đặt ra những quy định phiền hà dân”. (Trả lời phỏng vấn Báo Người lao động, số Xuân Kỷ Mão, 1999).Đến với Hà Giang - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, một tỉnh miền núi nghèo và khó khăn nhất cả nước, Nguyên Tổng Bí thư nhắc nhở: “Phải bảo vệ biên giới của chúng ta hòa bình, hữu nghị, ổn định để phát triển”. (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIII, ngày 4/12/2000).Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa VlI (ngày 19/12/2000), ông nói: “Đối với một đảng cầm quyền, nguy cơ lớn nhất là nguy cơ suy thoái về chính trị, suy thoái về đạo đức. Kẻ thù hiểu rằng muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì phải chuyển hóa Đảng Cộng sản, làm cho Đảng Cộng sản không còn nữa, hoặc làm cho Đảng Cộng sản còn tên mà đã biến chất”.Vì vậy, Đảng bộ Thành phố “phải khắc phục sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, nguyên tắc và ý thức tổ chức, đạo đức lối sống, mơ hồ về bản chất dân tộc và giai cấp của cuộc đấu tranh trong giai đoạn cách mạng mới, mất cảnh giác, ảo tưởng, ỷ lại, chùn bước trước khó khăn”. (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa VII, ngày 19/12/2000).Với thủ đô Hà Nội, Nguyên Tổng Bí thư dành sự quan tâm đặc biệt, ông yêu cầu: “Lời dạy của Bác Hồ là định hướng cơ bản, lâu dài, xuyên suốt trong toàn bộ chủ trương, chính sách, công tác và hành động đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Nội”. (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, ngày 27/12/2000).Vì Hà Nội là trái tim của chế độ xã hội chủ nghĩa, là thành trì xã hội chủ nghĩa của cả nước, tiêu biểu cho bản lĩnh chính trị kiên định của nhân dân ta, ông nhấn mạnh: “Những quan điểm mập mờ, do dự về con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực phải được đấu tranh phê phán rõ ràng và sòng phẳng”. (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, ngày 27/12/2000).Cuối năm 2015, ngay trước thềm Đại hội lần thứ XII của Đảng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhận định về công tác nhân sự, phòng chống tham nhũng: “Vẫn có chạy chọt đấy. Ngay cả việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng cũng chạy chọt, dù mới chỉ là lấy phiếu thăm dò thôi cũng đã chạy rồi. Mà đã là chạy chọt, mua phiếu thì sai hết, khách quan sao được. Mà có “hư” mới phải đi mua, đi chạy chứ nếu làm tốt, người ta biết cả”.Năm 2019, tại Lễ đón nhận Huy chương 70 năm tuổi Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao tặng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chia sẻ: “Lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng hôm nay như một lời nhắc nhở đối với tôi, mặc dù đã nghỉ công tác nhưng sẽ vẫn tiếp tục thực hiện trách nhiệm của người đảng viên cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc trong thời kỳ mới”.
>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần. Nguồn VietNamnet
Vào hồi 2h52 sáng ngày 7/8/2020 tại Hà Nội, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần sau một thời gian lâm bệnh nặng. Mặc dù được Đảng, Nhà nước và tập thể các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã không qua khỏi, ông hưởng thọ 89 tuổi.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã dành một đời gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, xây dựng Đảng. Ông là người quyết liệt cho việc đặt nền móng để khởi động lại việc chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ mới.
Ông đã từng nói: “Thực hiện dân chủ ở cơ sở phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chính trị… Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng ở ngay tại cơ sở mà tổ chức đảng, bộ máy chính quyền lại xa dân tới mức quan liêu, thậm chí dùng quyền lực ức hiếp nhân dân, tự đặt ra những quy định phiền hà dân”. (Trả lời phỏng vấn Báo Người lao động, số Xuân Kỷ Mão, 1999).
Đến với Hà Giang - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, một tỉnh miền núi nghèo và khó khăn nhất cả nước, Nguyên Tổng Bí thư nhắc nhở: “Phải bảo vệ biên giới của chúng ta hòa bình, hữu nghị, ổn định để phát triển”. (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIII, ngày 4/12/2000).
Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa VlI (ngày 19/12/2000), ông nói: “Đối với một đảng cầm quyền, nguy cơ lớn nhất là nguy cơ suy thoái về chính trị, suy thoái về đạo đức. Kẻ thù hiểu rằng muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì phải chuyển hóa Đảng Cộng sản, làm cho Đảng Cộng sản không còn nữa, hoặc làm cho Đảng Cộng sản còn tên mà đã biến chất”.
Vì vậy, Đảng bộ Thành phố “phải khắc phục sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, nguyên tắc và ý thức tổ chức, đạo đức lối sống, mơ hồ về bản chất dân tộc và giai cấp của cuộc đấu tranh trong giai đoạn cách mạng mới, mất cảnh giác, ảo tưởng, ỷ lại, chùn bước trước khó khăn”. (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa VII, ngày 19/12/2000).
Với thủ đô Hà Nội, Nguyên Tổng Bí thư dành sự quan tâm đặc biệt, ông yêu cầu: “Lời dạy của Bác Hồ là định hướng cơ bản, lâu dài, xuyên suốt trong toàn bộ chủ trương, chính sách, công tác và hành động đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Nội”. (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, ngày 27/12/2000).
Vì Hà Nội là trái tim của chế độ xã hội chủ nghĩa, là thành trì xã hội chủ nghĩa của cả nước, tiêu biểu cho bản lĩnh chính trị kiên định của nhân dân ta, ông nhấn mạnh: “Những quan điểm mập mờ, do dự về con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực phải được đấu tranh phê phán rõ ràng và sòng phẳng”. (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, ngày 27/12/2000).
Cuối năm 2015, ngay trước thềm Đại hội lần thứ XII của Đảng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhận định về công tác nhân sự, phòng chống tham nhũng: “Vẫn có chạy chọt đấy. Ngay cả việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng cũng chạy chọt, dù mới chỉ là lấy phiếu thăm dò thôi cũng đã chạy rồi. Mà đã là chạy chọt, mua phiếu thì sai hết, khách quan sao được. Mà có “hư” mới phải đi mua, đi chạy chứ nếu làm tốt, người ta biết cả”.
Năm 2019, tại Lễ đón nhận Huy chương 70 năm tuổi Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao tặng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chia sẻ: “Lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng hôm nay như một lời nhắc nhở đối với tôi, mặc dù đã nghỉ công tác nhưng sẽ vẫn tiếp tục thực hiện trách nhiệm của người đảng viên cộng sản đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc trong thời kỳ mới”.
>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần. Nguồn VietNamnet