Vỡ đập được coi là một trong những sự cố khủng khiếp nhất về rủi ro liên quan tới các hệ thống công trình thủy điện trên thế giới. Trong lịch sử thủy điện, thế giới chứng kiến không biết bao nhiêu vụ vỡ đập gây hậu quả khủng khiếp. Mà gần đây nhất, vụ vỡ đập thủy điện ở Lào đã khiến nhiều vùng dưới hạ lưu chìm trong biển nước, hàng trăm người mất tích. Trong ảnh, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy trước khi xảy ra sự cố cấp thảm họa. Nguồn ảnh: TRACTEBELViệt Nam cũng là một trong những quốc gia sử dụng rộng rãi thủy điện để sản xuất điện năng. Và dĩ nhiên, chúng ta cũng từng gặp sự cố tương tự, dù cho hậu quả thấp hơn. Một trong những vụ việc gần đây nhất xảy ra ở Việt Nam là sự cố vỡ cống dẫn dòng thủy điện sông Bung 2 vào ngày 13/9/2016.Cụ thể, khoảng 16h25 ngày 13/9, nhà thầu Tổng công ty xây dựng thủy lợi 4 đang đắp đê quay hạ lưu hạng mục hầm dẫn dòng thi công và bơm nước để chuẩn bị thi công bê tông nút cống dẫn dòng thì gặp sự cố nước lũ lớn làm bục cửa van số 2 gây ngập cục bộ sau đập...Sự cố vỡ thủy điện sông Bung 2 đã khiến 2 công nhân lái máy đào của nhà thầu Tổng công ty xây dựng thủy lợi 4 bị mất tích, ngoài ra có một số công nhân trồng rừng, người vãng lai chưa liên lạc lại được và hiện đang được xác minh. Tài sản, đã có 2 ô tô loại 7 chỗ, 2 máy đào, 1 máy cẩu 25 tấn, khoảng 5 chiếc xe tải bị ngập trong nước, nhiều thiết bị thi công khác hư hỏng. Nước tràn cũng làm ngập lụt một số đường giao thông tại thôn Pà Ooi, cuốn trôi 2 nhà dân và 1 nhà khác bị đổ nghiêng.Nguyên nhân đập thủy điện sông Bung 2 sau đó được xác định là do chất lượng của công trình không đảm bảo.Theo Bộ Công Thương, việc tổ chức thi công của nhà thầu tại hiện trường chưa tốt dẫn đến chất lượng bê tông không đạt mác thiết kế, 40% mẫu không đạt cường độ chịu nén thiết kế, 86% mẫu không đạt cường độ chịu kéo thiết kế và 100% mẫu không đạt dung trọng thiết kế…Bộ Công Thương cho hay: Do chất lượng thi công bê tông cốt thép không đạt yêu cầu thiết kế đã dẫn đến khả năng chịu áp lực mực nước thượng lưu của kết cấu trụ pin cửa vào hầm dẫn dòng bị giảm, làm cho sự cố xảy ra sớm hơn. Đây được xem là nguyên nhân bổ sung dẫn đến sự cố công trình.Nhà máy thủy điện Sông Bung 2 có công suất lắp đặt 100MW, các hạng mục công trình chủ yếu gồm đập chính, đập tràn, cửa nhận nước, hầm nhận nước, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy thủy điện với 2 tổ máy, sản lượng điện trung bình hằng năm hơn 425,5 triệu KWh.Hiện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có 8 nhà máy thủy điện với tổng công suất 1226 MW, điện năng trung bình 4,8 tỷ kWh. UBND tỉnh Quảng Nam đã cho phép nhà máy thủy điện Sông Bung 2 bắt đầu tích nước từ ngày 28/2/2016, phát điện tổ máy 1 vào ngày 24/7/2016, phát điện tổ máy 2 vào ngày 8/8/2016, và hoàn thành công trình đưa vào sản xuất vào ngày 2/9/2016.Dù sự cố thủy điện sông Bung 2 để lại hậu quả không quá nghiêm trọng, nhưng đó là "lời cảnh báo" đối với tất cả các nhà thầu công trình thủy điện nước ta khi đó và cả hiện tại về việc đảm bảo chất lượng.
Vỡ đập được coi là một trong những sự cố khủng khiếp nhất về rủi ro liên quan tới các hệ thống công trình thủy điện trên thế giới. Trong lịch sử thủy điện, thế giới chứng kiến không biết bao nhiêu vụ vỡ đập gây hậu quả khủng khiếp. Mà gần đây nhất, vụ vỡ đập thủy điện ở Lào đã khiến nhiều vùng dưới hạ lưu chìm trong biển nước, hàng trăm người mất tích. Trong ảnh, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy trước khi xảy ra sự cố cấp thảm họa. Nguồn ảnh: TRACTEBEL
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sử dụng rộng rãi thủy điện để sản xuất điện năng. Và dĩ nhiên, chúng ta cũng từng gặp sự cố tương tự, dù cho hậu quả thấp hơn. Một trong những vụ việc gần đây nhất xảy ra ở Việt Nam là sự cố vỡ cống dẫn dòng thủy điện sông Bung 2 vào ngày 13/9/2016.
Cụ thể, khoảng 16h25 ngày 13/9, nhà thầu Tổng công ty xây dựng thủy lợi 4 đang đắp đê quay hạ lưu hạng mục hầm dẫn dòng thi công và bơm nước để chuẩn bị thi công bê tông nút cống dẫn dòng thì gặp sự cố nước lũ lớn làm bục cửa van số 2 gây ngập cục bộ sau đập...
Sự cố vỡ thủy điện sông Bung 2 đã khiến 2 công nhân lái máy đào của nhà thầu Tổng công ty xây dựng thủy lợi 4 bị mất tích, ngoài ra có một số công nhân trồng rừng, người vãng lai chưa liên lạc lại được và hiện đang được xác minh. Tài sản, đã có 2 ô tô loại 7 chỗ, 2 máy đào, 1 máy cẩu 25 tấn, khoảng 5 chiếc xe tải bị ngập trong nước, nhiều thiết bị thi công khác hư hỏng. Nước tràn cũng làm ngập lụt một số đường giao thông tại thôn Pà Ooi, cuốn trôi 2 nhà dân và 1 nhà khác bị đổ nghiêng.
Nguyên nhân đập thủy điện sông Bung 2 sau đó được xác định là do chất lượng của công trình không đảm bảo.
Theo Bộ Công Thương, việc tổ chức thi công của nhà thầu tại hiện trường chưa tốt dẫn đến chất lượng bê tông không đạt mác thiết kế, 40% mẫu không đạt cường độ chịu nén thiết kế, 86% mẫu không đạt cường độ chịu kéo thiết kế và 100% mẫu không đạt dung trọng thiết kế…
Bộ Công Thương cho hay: Do chất lượng thi công bê tông cốt thép không đạt yêu cầu thiết kế đã dẫn đến khả năng chịu áp lực mực nước thượng lưu của kết cấu trụ pin cửa vào hầm dẫn dòng bị giảm, làm cho sự cố xảy ra sớm hơn. Đây được xem là nguyên nhân bổ sung dẫn đến sự cố công trình.
Nhà máy thủy điện Sông Bung 2 có công suất lắp đặt 100MW, các hạng mục công trình chủ yếu gồm đập chính, đập tràn, cửa nhận nước, hầm nhận nước, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy thủy điện với 2 tổ máy, sản lượng điện trung bình hằng năm hơn 425,5 triệu KWh.
Hiện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có 8 nhà máy thủy điện với tổng công suất 1226 MW, điện năng trung bình 4,8 tỷ kWh. UBND tỉnh Quảng Nam đã cho phép nhà máy thủy điện Sông Bung 2 bắt đầu tích nước từ ngày 28/2/2016, phát điện tổ máy 1 vào ngày 24/7/2016, phát điện tổ máy 2 vào ngày 8/8/2016, và hoàn thành công trình đưa vào sản xuất vào ngày 2/9/2016.
Dù sự cố thủy điện sông Bung 2 để lại hậu quả không quá nghiêm trọng, nhưng đó là "lời cảnh báo" đối với tất cả các nhà thầu công trình thủy điện nước ta khi đó và cả hiện tại về việc đảm bảo chất lượng.