Thời gian vừa qua, người dân Quảng Ninh lo lắng trước thông tin nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh (phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) xả thải khiến nước sông Diễn Vọng nóng trên dưới 40 độ C làm chết tôm cá. Ảnh: Hải Ninh.Trong báo cáo mới nhất, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh khẳng định: "Việc phản ánh của nhân dân về việc hoạt động của nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh xả thải gây ô nhiễm môi trường là có cơ sở". Ảnh: Hải Ninh.Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra phản ánh của người dân. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện vị trí làm mát tổ máy số 2 đang gặp sự cố, có hiện tượng nước làm mát chảy tràn ra ngoài đường nội bộ. Tại vị trí xả nước làm mát có hiện tượng nổi váng bọt màu nâu trên mặt nước. Tại đập tràn hồ xả thải có hiện tượng nổi váng bọt màu trắng xám trên mặt nước. Ảnh: Hải Ninh.Trước đó, nhà máy Nhiệt điện Uông Bí (TP Uông Bí, Quảng Ninh) cũng xảy ra sự cố tràn dầu. Cụ thể, vào hồi 5h30 ngày 7/1/2015, tại khu vực Nhà máy điện Uông Bí thuộc Tổng công ty Phát điện 1 đã xảy ra hiện tượng rò rỉ dầu ra ngoài điểm xả nước mặt tại đầu cầu sông Uông (điểm xả số 2 theo đăng ký với cơ quan quản lý môi trường). Ảnh: Hải Ninh.Nguyên nhân dẫn đến sự cố được xác định là do bục ruột bộ sấy dầu bên trong nhà máy 330 MW, dầu bị dồn ngược sang đường hơi sấy dầu và rò rỉ theo hệ thống bẫy hơi xả nước tự động của đường hơi ra ngoài, tràn ra đường thoát mặt nước của Nhà máy 330MW, từ đó thoát ra điểm xả số 2. Ảnh: Hải Ninh.Với công suất 1.200MW, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm Chủ đầu tư, đặt tại KCN Vũng Áng (Hà Tĩnh) là nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, suốt hơn 6 tháng nay, 1 trong 2 tổ máy bị hỏng, phải ngưng hoạt động khiến nhà máy gặp không ít khó khăn. (Tin, ảnh tổng hợp).Sau một thời gian vận hành thử nghiệm thì vào ngày 9/7/2015, một máy biến áp nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 bất ngờ bị sự cố. Mông Dương 2 là nhà máy nhiệt điện than theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam, với công suất 1.240 MW. Chủ đầu tư của dự án này là Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương 2, một pháp nhân do các công ty thành viên của tập đoàn AES (Mỹ), tập đoàn Posco Energy (Hàn Quốc) và tập đoàn CIC (Trung Quốc). (Tin ảnh tổng hợp).Vào lúc 8h ngày 3/8/2010, tại công trường xây dựng nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) xảy ra vụ nổ lớn làm 2 công nhân chết tại chỗ. Nguyên nhân được nhận định có thể là một vụ nổ hóa chất. (Tin, ảnh: Tổng hợp).Vào lúc 8 giờ ngày 2/7/2015, trong quá trình vận hành tổ máy số 2 - Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã xảy ra sự cố. Theo Hà Nội Mới đưa tin, sự cố do nghẹt đường dẫn tro từ phễu thu tro tại bộ lọc bụi tĩnh điện về silo tro dẫn đến tình trạng xả khói thải màu đen ra môi trường. Cũng tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, tháng 1/2016, bãi xỉ than của nhà máy bị tố để tro bụi phát tán, ô nhiễm nặng, dân tình bức xúc. (ảnh Lao Động).Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, nằm trên phường Cẩm Thịnh, TP. Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh), gồm 2 tổ máy có vốn đầu tư trên 10.000 tỉ đồng (500 triệu USD), kể từ khi nhà thầu Trung Quốc bàn giao luôn xảy ra hỏng hóc. Và gần nửa năm nay, nhà máy này bị “liệt” một nửa do tua-bin của tổ máy số 1 gặp sự cố nghiêm trọng. Vào tháng 2/2016, trong khi đang hoạt động, tua-bin của tổ máy số 1 gặp sự cố nghiêm trọng - bị gãy cánh, khiến nhà máy này phải dừng hoạt động khẩn cấp. Đây không phải là lần đầu tiên tua-bin của nhiệt điện Cẩm Phả gặp sự cố nghiêm trọng. Năm 2014, tua-bin của tổ máy số 2 cũng từng bị gãy cánh và phải ngừng hoạt động mất 4 tháng, từ 17.7 - 17.11.2014. (Tin, ảnh: Tổng hợp).
Thời gian vừa qua, người dân Quảng Ninh lo lắng trước thông tin nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh (phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) xả thải khiến nước sông Diễn Vọng nóng trên dưới 40 độ C làm chết tôm cá. Ảnh: Hải Ninh.
Trong báo cáo mới nhất, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh khẳng định: "Việc phản ánh của nhân dân về việc hoạt động của nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh xả thải gây ô nhiễm môi trường là có cơ sở". Ảnh: Hải Ninh.
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra phản ánh của người dân. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện vị trí làm mát tổ máy số 2 đang gặp sự cố, có hiện tượng nước làm mát chảy tràn ra ngoài đường nội bộ. Tại vị trí xả nước làm mát có hiện tượng nổi váng bọt màu nâu trên mặt nước. Tại đập tràn hồ xả thải có hiện tượng nổi váng bọt màu trắng xám trên mặt nước. Ảnh: Hải Ninh.
Trước đó, nhà máy Nhiệt điện Uông Bí (TP Uông Bí, Quảng Ninh) cũng xảy ra sự cố tràn dầu. Cụ thể, vào hồi 5h30 ngày 7/1/2015, tại khu vực Nhà máy điện Uông Bí thuộc Tổng công ty Phát điện 1 đã xảy ra hiện tượng rò rỉ dầu ra ngoài điểm xả nước mặt tại đầu cầu sông Uông (điểm xả số 2 theo đăng ký với cơ quan quản lý môi trường). Ảnh: Hải Ninh.
Nguyên nhân dẫn đến sự cố được xác định là do bục ruột bộ sấy dầu bên trong nhà máy 330 MW, dầu bị dồn ngược sang đường hơi sấy dầu và rò rỉ theo hệ thống bẫy hơi xả nước tự động của đường hơi ra ngoài, tràn ra đường thoát mặt nước của Nhà máy 330MW, từ đó thoát ra điểm xả số 2. Ảnh: Hải Ninh.
Với công suất 1.200MW, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm Chủ đầu tư, đặt tại KCN Vũng Áng (Hà Tĩnh) là nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, suốt hơn 6 tháng nay, 1 trong 2 tổ máy bị hỏng, phải ngưng hoạt động khiến nhà máy gặp không ít khó khăn. (Tin, ảnh tổng hợp).
Sau một thời gian vận hành thử nghiệm thì vào ngày 9/7/2015, một máy biến áp nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 bất ngờ bị sự cố. Mông Dương 2 là nhà máy nhiệt điện than theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam, với công suất 1.240 MW. Chủ đầu tư của dự án này là Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương 2, một pháp nhân do các công ty thành viên của tập đoàn AES (Mỹ), tập đoàn Posco Energy (Hàn Quốc) và tập đoàn CIC (Trung Quốc). (Tin ảnh tổng hợp).
Vào lúc 8h ngày 3/8/2010, tại công trường xây dựng nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) xảy ra vụ nổ lớn làm 2 công nhân chết tại chỗ. Nguyên nhân được nhận định có thể là một vụ nổ hóa chất. (Tin, ảnh: Tổng hợp).
Vào lúc 8 giờ ngày 2/7/2015, trong quá trình vận hành tổ máy số 2 - Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã xảy ra sự cố. Theo Hà Nội Mới đưa tin, sự cố do nghẹt đường dẫn tro từ phễu thu tro tại bộ lọc bụi tĩnh điện về silo tro dẫn đến tình trạng xả khói thải màu đen ra môi trường. Cũng tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, tháng 1/2016, bãi xỉ than của nhà máy bị tố để tro bụi phát tán, ô nhiễm nặng, dân tình bức xúc. (ảnh Lao Động).
Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, nằm trên phường Cẩm Thịnh, TP. Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh), gồm 2 tổ máy có vốn đầu tư trên 10.000 tỉ đồng (500 triệu USD), kể từ khi nhà thầu Trung Quốc bàn giao luôn xảy ra hỏng hóc. Và gần nửa năm nay, nhà máy này bị “liệt” một nửa do tua-bin của tổ máy số 1 gặp sự cố nghiêm trọng. Vào tháng 2/2016, trong khi đang hoạt động, tua-bin của tổ máy số 1 gặp sự cố nghiêm trọng - bị gãy cánh, khiến nhà máy này phải dừng hoạt động khẩn cấp. Đây không phải là lần đầu tiên tua-bin của nhiệt điện Cẩm Phả gặp sự cố nghiêm trọng. Năm 2014, tua-bin của tổ máy số 2 cũng từng bị gãy cánh và phải ngừng hoạt động mất 4 tháng, từ 17.7 - 17.11.2014. (Tin, ảnh: Tổng hợp).