Công trình Mã Pì Lèng Panorama (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) có nhiều sai phạm trong việc xây dựng gây xôn xao dự luận vào hồi tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, công trình này vẫn hoạt động bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.Trên báo Tiền Phong đưa tin, ngày 22//2 vừa qua, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Thanh tới Mã Pì Lèng chụp và đăng tấm ảnh kèm dòng trạng thái hài hước: “Bản em lưng chừng núi lưng chừng đèo/Từng bậc thang lên xuống như cung đàn”. Công trình từng bị nhiều người phê phán như cái “gai xấu xí” không hề bị dừng hoạt động, chủ nhà hàng này vẫn phục vụ khách tấp nập.Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Giang trong báo cáo và các cuộc họp với tỉnh đều xác định, chủ đầu tư công trình mới trưng ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm chứ chưa được chuyển đổi mục đích sang đất xây dựng. Bản vẽ thiết kế của công trình này cũng chưa qua thẩm định, đồng nghĩa công trình xây dựng trái phép.Trong công văn do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ký ngày 14/10/2019, Bộ VHTTDL nhận định mặc dù công trình Panorama được xây dựng ngoài khu vực bảo vệ II của danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng nhưng lại nằm trong công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO ghi danh, thuộc vùng quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.Đồ án quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá quy định “hạn chế xây dựng mới, chỉ xây dựng các công trình an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, công trình thiết yếu. Độ cao của công trình khống chế từ 1-3 tầng”.Công trình Panorama ở Mã Pì Lèng cũng vi phạm Điều 36 Luật Di sản Văn hóa, theo đó công trình nằm ngoài phạm quy quy định tại điều 32, nhưng có khả năng ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên và môi trường, sinh thái của di tích cần phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, cụ thể ở đây là Bộ VHTTDL.Thực tế địa phương không xin ý kiến thẩm định của Bộ. Lãnh đạo Bộ cũng khẳng định công trình này “không thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh công viên cao nguyên đá Đồng Văn”.Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương khẳng định công trình Mã Pì Lèng Panorama sai phạm nhưng chỉ sau thời gian ngắn ngừng hoạt động, và bị yêu cầu phá dỡ 1 phần... chủ đầu tư công trình vô tư đón khách trở lại.GS. Tạ Hòa Phương - Chủ tịch Hội Cổ sinh-Địa tầng Việt Nam cho rằng, ông không ủng hộ dù công trình Panorama ở Mã Pì Lèng không nằm trong vùng lõi di sản nhưng lại ảnh hưởng cảnh quan thiên nhiên. (Ảnh: Tiền Phong)Theo GS. Phương, vị trí của công trình Panorama ở Mã Pì Lèng là trung tâm, vì giá trị tiêu biểu nhất của cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở giữa sông Nho Quế. Nếu công trình sai phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về xây dựng và di sản văn hóa, nhằm bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi của công viên địa chất toàn cầu gồm cả địa bàn hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc.Về phương án chỉnh sửa biến công trình Panorama ở Mã Pì Lèng thành điểm dừng chân, KTS. Nguyễn Việt Huy, TS. Quy hoạch đô thị Đại học Paris Pantheon cho rằng chỉ còn cách làm triệt để là đập toàn bộ đi.“Công trình vi phạm phải phá bỏ hết, còn nếu biến nó thành điểm dừng chân cũng chưa có báo cáo đánh giá nhu cầu, tác động nào thuyết phục. Lý tưởng nhất vẫn là trả thiên nhiên về nguyên trạng”, KTS. Nguyễn Việt Huy nói.Còn GS. Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia cũng nêu quan điểm trên Báo Tiền Phong rằng: “Tôi thấy rất buồn, thậm chí chán lắm rồi khi phải chứng kiến những công trình sai phạm mọc lên nhan nhản ở các khu di sản. Không riêng Mã Pì Lèng, vi phạm xây dựng ở Tràng An cũng rất nghiêm trọng. Những người làm di sản văn hóa cứ phải chứng kiến những việc như trò đùa, cả hệ thống pháp luật của chúng ta không được tôn trọng”.Du khách đổ về Panorama, Mã Pì Lèng vì tò mò. (Nguồn: KÊNH VTC1)
Công trình Mã Pì Lèng Panorama (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) có nhiều sai phạm trong việc xây dựng gây xôn xao dự luận vào hồi tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, công trình này vẫn hoạt động bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.
Trên báo Tiền Phong đưa tin, ngày 22//2 vừa qua, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Thanh tới Mã Pì Lèng chụp và đăng tấm ảnh kèm dòng trạng thái hài hước: “Bản em lưng chừng núi lưng chừng đèo/Từng bậc thang lên xuống như cung đàn”. Công trình từng bị nhiều người phê phán như cái “gai xấu xí” không hề bị dừng hoạt động, chủ nhà hàng này vẫn phục vụ khách tấp nập.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Giang trong báo cáo và các cuộc họp với tỉnh đều xác định, chủ đầu tư công trình mới trưng ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm chứ chưa được chuyển đổi mục đích sang đất xây dựng. Bản vẽ thiết kế của công trình này cũng chưa qua thẩm định, đồng nghĩa công trình xây dựng trái phép.
Trong công văn do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ký ngày 14/10/2019, Bộ VHTTDL nhận định mặc dù công trình Panorama được xây dựng ngoài khu vực bảo vệ II của danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng nhưng lại nằm trong công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO ghi danh, thuộc vùng quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.
Đồ án quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá quy định “hạn chế xây dựng mới, chỉ xây dựng các công trình an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, công trình thiết yếu. Độ cao của công trình khống chế từ 1-3 tầng”.
Công trình Panorama ở Mã Pì Lèng cũng vi phạm Điều 36 Luật Di sản Văn hóa, theo đó công trình nằm ngoài phạm quy quy định tại điều 32, nhưng có khả năng ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên và môi trường, sinh thái của di tích cần phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, cụ thể ở đây là Bộ VHTTDL.
Thực tế địa phương không xin ý kiến thẩm định của Bộ. Lãnh đạo Bộ cũng khẳng định công trình này “không thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh công viên cao nguyên đá Đồng Văn”.
Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương khẳng định công trình Mã Pì Lèng Panorama sai phạm nhưng chỉ sau thời gian ngắn ngừng hoạt động, và bị yêu cầu phá dỡ 1 phần... chủ đầu tư công trình vô tư đón khách trở lại.
GS. Tạ Hòa Phương - Chủ tịch Hội Cổ sinh-Địa tầng Việt Nam cho rằng, ông không ủng hộ dù công trình Panorama ở Mã Pì Lèng không nằm trong vùng lõi di sản nhưng lại ảnh hưởng cảnh quan thiên nhiên. (Ảnh: Tiền Phong)
Theo GS. Phương, vị trí của công trình Panorama ở Mã Pì Lèng là trung tâm, vì giá trị tiêu biểu nhất của cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở giữa sông Nho Quế. Nếu công trình sai phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về xây dựng và di sản văn hóa, nhằm bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi của công viên địa chất toàn cầu gồm cả địa bàn hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc.
Về phương án chỉnh sửa biến công trình Panorama ở Mã Pì Lèng thành điểm dừng chân, KTS. Nguyễn Việt Huy, TS. Quy hoạch đô thị Đại học Paris Pantheon cho rằng chỉ còn cách làm triệt để là đập toàn bộ đi.
“Công trình vi phạm phải phá bỏ hết, còn nếu biến nó thành điểm dừng chân cũng chưa có báo cáo đánh giá nhu cầu, tác động nào thuyết phục. Lý tưởng nhất vẫn là trả thiên nhiên về nguyên trạng”, KTS. Nguyễn Việt Huy nói.
Còn GS. Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia cũng nêu quan điểm trên Báo Tiền Phong rằng: “Tôi thấy rất buồn, thậm chí chán lắm rồi khi phải chứng kiến những công trình sai phạm mọc lên nhan nhản ở các khu di sản. Không riêng Mã Pì Lèng, vi phạm xây dựng ở Tràng An cũng rất nghiêm trọng. Những người làm di sản văn hóa cứ phải chứng kiến những việc như trò đùa, cả hệ thống pháp luật của chúng ta không được tôn trọng”.
Du khách đổ về Panorama, Mã Pì Lèng vì tò mò. (Nguồn: KÊNH VTC1)