Chiều 24/2, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải cùng tổng thầu đã và đang khẩn trương triển khai các công việc để sớm đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành khai thác như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Cụ thể, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch 4 giai đoạn, 15 nhóm công việc và 85 đầu việc. Đáng chú ý là các công việc trọng tâm như: Diễn tập các tình huống khẩn cấp trong hoạt động đường sắt đô thị; thực hiện vận hành thử toàn hệ thống (từ ngày 1/12/2020 đến ngày 31/12/2020); thực hiện công tác đánh giá an toàn hệ thống (do Tư vấn ACT - Pháp đánh giá).Từ đầu năm 2021, các bên tiếp tục xây dựng kế hoạch và phối hợp để triển khai thực hiện các công việc, gồm tiếp tục duy trì chạy tàu; diễn tập các tình huống để thuần thục cho đội ngũ nhân viên; thực hiện công tác kiểm đếm hiện trường, trang thiết bị tài sản, công tác kiểm đếm hồ sơ tài liệu phục vụ cho quá trình bàn giao.Ngoài ra, các bên cũng phối hợp để khắc phục các lỗi đã được phát hiện trong quá trình vận hành thử toàn hệ thống.Cho đến nay, các bên liên quan đang tiến hành thực hiện các bước bàn giao theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, UBND thành phố Hà Nội và bám sát kế hoạch đã thống nhất.Cũng trong ngày 24/2, Sở Tài chính Hà Nội đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Hanoi Metro nhằm xây dựng phương án trợ giá cho hành khách sử dụng dịch vụ trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng, nhiều người đang hiểu lầm ngày 31/3/2021 là ngày dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào khai thác thương mại. Tuy nhiên, đây chỉ là mốc thời gian phải hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chiều 24/2, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải cùng tổng thầu đã và đang khẩn trương triển khai các công việc để sớm đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành khai thác như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch 4 giai đoạn, 15 nhóm công việc và 85 đầu việc. Đáng chú ý là các công việc trọng tâm như: Diễn tập các tình huống khẩn cấp trong hoạt động đường sắt đô thị; thực hiện vận hành thử toàn hệ thống (từ ngày 1/12/2020 đến ngày 31/12/2020); thực hiện công tác đánh giá an toàn hệ thống (do Tư vấn ACT - Pháp đánh giá).
Từ đầu năm 2021, các bên tiếp tục xây dựng kế hoạch và phối hợp để triển khai thực hiện các công việc, gồm tiếp tục duy trì chạy tàu; diễn tập các tình huống để thuần thục cho đội ngũ nhân viên; thực hiện công tác kiểm đếm hiện trường, trang thiết bị tài sản, công tác kiểm đếm hồ sơ tài liệu phục vụ cho quá trình bàn giao.
Ngoài ra, các bên cũng phối hợp để khắc phục các lỗi đã được phát hiện trong quá trình vận hành thử toàn hệ thống.
Cho đến nay, các bên liên quan đang tiến hành thực hiện các bước bàn giao theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, UBND thành phố Hà Nội và bám sát kế hoạch đã thống nhất.
Cũng trong ngày 24/2, Sở Tài chính Hà Nội đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Hanoi Metro nhằm xây dựng phương án trợ giá cho hành khách sử dụng dịch vụ trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng, nhiều người đang hiểu lầm ngày 31/3/2021 là ngày dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào khai thác thương mại. Tuy nhiên, đây chỉ là mốc thời gian phải hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.