Người Việt quan niệm, đầu năm đi xin chữ sẽ đem lại may, giúp đường công danh trong năm tới gặp nhiều thuận lợi. Chính vì suy nghĩ này, từ xa xưa, tục xin chữ ngày xuân liên tục được duy trì. Đây là một trong những nét văn hóa đẹp, mang ý nghĩa đề cao tri thức. Ảnh: “Biển” người đổ về Văn Miếu. Ảnh: VnExpress.Những chữ mọi người thường xin là: “Xuân, Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Đăng Khoa…” mang ý nghĩa cầu mong năm mới được sung túc, ấm no, công danh thành đạt. Ở khu vực nhà Thái học, giấy được bán tại một quầy riêng. Người dân mua giấy với giá 100.000 đồng rồi đi xin chữ. Ảnh: Thanh niên.Nhiều năm nay, với sự quy hoạch của TP, muốn đi xin chữ, người dân Thủ đô thường tìm về Văn Miếu. Ở đây có hai nơi có thể xin chữ: nhà Thái Học và hồ Văn. Cũng do nhu cầu của người dân, có cả việc cho chữ Hán Nôm lẫn chữ Quốc ngữ. Những người tham gia cho chữ ở đây, bất kể là Hán Nôm hay Quốc ngữ đều phải qua kỳ thi để bảo đảm có hiểu biết về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám. Họ cũng được sát hạch cả khả năng viết đúng lẫn viết đẹp. Người dân vui mừng khi xin được chữ. Ảnh: Thanh niên.Ở khu vực hồ Văn, người dân có thể trực tiếp xin chữ và mua giấy tại các gian hàng. Giá giấy viết chữ thay đổi theo loại giấy và khổ giấy. Tuy nhiên, Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám đã quy định giá trần là 200.000 đồng/tờ.Giá chữ không có quy định cụ thể, tùy tâm người trả. Trong thời tiết thuận lợi, người dân Hà Nội tranh thủ đến trường đại học đầu tiên của Việt Nam để du xuân, cầu mong những điều tốt đẹp cho một năm mới. Ảnh: Dân trí.Trong sân Văn Miếu, rất đông người xếp hàng chờ xin chữ từ các ông đồ. Ảnh: VnExpress.Khung cảnh ở Văn Miếu. Ảnh: Dân trí.Năm nay, Ban tổ chức bố trí 63 gian hàng để các ông đồ ngồi cho chữ. Ảnh: VnExpress.Những nét bút thư pháp như rồng bay phượng múa, với mong muốn mang lại cho người xin chữ may mắn trong dịp năm mới. Ảnh: VnExpress.Nhiều gia đình cho trẻ nhỏ đi xin chữ ông đồ với mục đích giúp con hiểu được ý nghĩa của tục xin chữ và mong muốn cầu may. Ảnh: Thanh niên.
Người Việt quan niệm, đầu năm đi xin chữ sẽ đem lại may, giúp đường công danh trong năm tới gặp nhiều thuận lợi. Chính vì suy nghĩ này, từ xa xưa, tục xin chữ ngày xuân liên tục được duy trì. Đây là một trong những nét văn hóa đẹp, mang ý nghĩa đề cao tri thức. Ảnh: “Biển” người đổ về Văn Miếu. Ảnh: VnExpress.
Những chữ mọi người thường xin là: “Xuân, Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Đăng Khoa…” mang ý nghĩa cầu mong năm mới được sung túc, ấm no, công danh thành đạt. Ở khu vực nhà Thái học, giấy được bán tại một quầy riêng. Người dân mua giấy với giá 100.000 đồng rồi đi xin chữ. Ảnh: Thanh niên.
Nhiều năm nay, với sự quy hoạch của TP, muốn đi xin chữ, người dân Thủ đô thường tìm về Văn Miếu. Ở đây có hai nơi có thể xin chữ: nhà Thái Học và hồ Văn. Cũng do nhu cầu của người dân, có cả việc cho chữ Hán Nôm lẫn chữ Quốc ngữ. Những người tham gia cho chữ ở đây, bất kể là Hán Nôm hay Quốc ngữ đều phải qua kỳ thi để bảo đảm có hiểu biết về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám. Họ cũng được sát hạch cả khả năng viết đúng lẫn viết đẹp. Người dân vui mừng khi xin được chữ. Ảnh: Thanh niên.
Ở khu vực hồ Văn, người dân có thể trực tiếp xin chữ và mua giấy tại các gian hàng. Giá giấy viết chữ thay đổi theo loại giấy và khổ giấy. Tuy nhiên, Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám đã quy định giá trần là 200.000 đồng/tờ.Giá chữ không có quy định cụ thể, tùy tâm người trả. Trong thời tiết thuận lợi, người dân Hà Nội tranh thủ đến trường đại học đầu tiên của Việt Nam để du xuân, cầu mong những điều tốt đẹp cho một năm mới. Ảnh: Dân trí.
Trong sân Văn Miếu, rất đông người xếp hàng chờ xin chữ từ các ông đồ. Ảnh: VnExpress.
Khung cảnh ở Văn Miếu. Ảnh: Dân trí.
Năm nay, Ban tổ chức bố trí 63 gian hàng để các ông đồ ngồi cho chữ. Ảnh: VnExpress.
Những nét bút thư pháp như rồng bay phượng múa, với mong muốn mang lại cho người xin chữ may mắn trong dịp năm mới. Ảnh: VnExpress.
Nhiều gia đình cho trẻ nhỏ đi xin chữ ông đồ với mục đích giúp con hiểu được ý nghĩa của tục xin chữ và mong muốn cầu may. Ảnh: Thanh niên.