Ghi nhận của PV Kiến Thức tình hình ngập lụt ở Chương Mỹ vào sáng ngày 1/8, các tuyến đường chính dẫn vào xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) vẫn bị biển nước cô lập.Người dân trong và ngoài xã Nam Phương Tiến nếu muốn di chuyển ra vào xã phải sử dụng những chiếc thuyền nhỏ để di chuyển, còn nếu đi bộ thì nước vẫn ngập sâu đến lưng.Trước tình hình mưa lũ ở Chương Mỹ diễn biến phức tạp, chính quyền huyện này đã có công văn hỏa tốc gửi UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và cứu nạn huyện, Ủy ban MTTQ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn… về việc tập trung ứng phó với mưa lớn trên địa bàn huyện.Mưa lũ khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn.Ứng phó với ngập lụt ở Chương Mỹ, nhiều gia đình đã đóng cửa nhà di tản tạm thời đến nhà của anh chị em, họ hàng ở vùng khác cao hơn.Tuy vậy, phần lớn các gia đình chọn ở lại để trông giữ tài sản, vật nuôi. Trong ảnh, một gia đình ở thôn Nam Hải (xã Nam Phương Tiến) phải nhường nhà ở cho gà để tránh dòng nước lớn. Riêng chủ nhà thì ở tạm nhà hàng xóm không bị ngập.Do toàn bộ tầng 1 của ngôi nhà vẫn ngập sâu trong nước lũ nên gia đình ông Trần Như Chân (69 tuổi, ở thôn Hạnh Bồ, xã Nam Phương Tiến) phải cho chó, gà lên tầng hai sống chung với mình.“Tối đến là gió, sóng nước đánh vào nhà vỡ hết ngói, tường các công trình phụ nên vật nuôi phải đem hết lên tầng hai nhốt ở cùng. Hai vợ chồng tôi đã lớn tuổi, còn có hai con nhỏ nhưng chả biết bơi thuyền nên chỉ biết trông chờ vào cơ quan chức năng cứu tế”, ông Chân chia sẻ.Tại những khu nước vẫn ngập sâu ở Nam Phương Tiến, một số gia đình không kịp sơ tán gia súc buộc phải để lợn chạy "long nhong" giữa bước nước đục.Một số gia đình may mắn “giải cứu” được lợn ra khỏi vùng nước lũ, nhưng cũng đành phải nhốt tạm bợ nơi nước không ngập tới.Bữa cơm của người dân trong vùng nước lũ chỉ có gói mỳ được cứu trợ.Người dân cho biết, thịt và rau mua ngoài chợ rất đắt nên tận dụng được món gì thì ăn món đó bên cạnh hàng cứu trợ của các cơ quan chức năng.
Ghi nhận của PV Kiến Thức tình hình ngập lụt ở Chương Mỹ vào sáng ngày 1/8, các tuyến đường chính dẫn vào xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) vẫn bị biển nước cô lập.
Người dân trong và ngoài xã Nam Phương Tiến nếu muốn di chuyển ra vào xã phải sử dụng những chiếc thuyền nhỏ để di chuyển, còn nếu đi bộ thì nước vẫn ngập sâu đến lưng.
Trước tình hình mưa lũ ở Chương Mỹ diễn biến phức tạp, chính quyền huyện này đã có công văn hỏa tốc gửi UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và cứu nạn huyện, Ủy ban MTTQ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn… về việc tập trung ứng phó với mưa lớn trên địa bàn huyện.
Mưa lũ khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn.
Ứng phó với ngập lụt ở Chương Mỹ, nhiều gia đình đã đóng cửa nhà di tản tạm thời đến nhà của anh chị em, họ hàng ở vùng khác cao hơn.
Tuy vậy, phần lớn các gia đình chọn ở lại để trông giữ tài sản, vật nuôi. Trong ảnh, một gia đình ở thôn Nam Hải (xã Nam Phương Tiến) phải nhường nhà ở cho gà để tránh dòng nước lớn. Riêng chủ nhà thì ở tạm nhà hàng xóm không bị ngập.
Do toàn bộ tầng 1 của ngôi nhà vẫn ngập sâu trong nước lũ nên gia đình ông Trần Như Chân (69 tuổi, ở thôn Hạnh Bồ, xã Nam Phương Tiến) phải cho chó, gà lên tầng hai sống chung với mình.
“Tối đến là gió, sóng nước đánh vào nhà vỡ hết ngói, tường các công trình phụ nên vật nuôi phải đem hết lên tầng hai nhốt ở cùng. Hai vợ chồng tôi đã lớn tuổi, còn có hai con nhỏ nhưng chả biết bơi thuyền nên chỉ biết trông chờ vào cơ quan chức năng cứu tế”, ông Chân chia sẻ.
Tại những khu nước vẫn ngập sâu ở Nam Phương Tiến, một số gia đình không kịp sơ tán gia súc buộc phải để lợn chạy "long nhong" giữa bước nước đục.
Một số gia đình may mắn “giải cứu” được lợn ra khỏi vùng nước lũ, nhưng cũng đành phải nhốt tạm bợ nơi nước không ngập tới.
Bữa cơm của người dân trong vùng nước lũ chỉ có gói mỳ được cứu trợ.
Người dân cho biết, thịt và rau mua ngoài chợ rất đắt nên tận dụng được món gì thì ăn món đó bên cạnh hàng cứu trợ của các cơ quan chức năng.