Sau 8 lần lỡ hẹn, đội vốn lên gần gấp đôi, chậm tiến độ 5 năm so với kế hoạch và dù chỉ còn 1% khối lượng công việc, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa biết bao giờ mới đưa vào khai thác khiến người dân ngán ngẩm. Khu vực dưới gầm cầu đường sắt trên cao cây cối, cỏ mọc um tùm.Quá ngán ngẩm với dự án đường sắt trên cao không biết bao giờ mới đi vào hoạt động, người dân đã chế ảnh trồng hoa nhằm tránh lãng phí để châm biếm dự án này.Dẫu biết rằng đây chỉ là một trò đùa trên mạng, nhưng nó phần nào phản ánh về sự bức xúc của người dân Thủ đô với dự án 8 lần chậm tiến độ này.Việc người dân quan tâm đến dự án thể hiện được sự mong chờ của nhân dân Thủ đô về một dự án hiện đại, đưa Hà Nội xứng với các TP hiện đại trên thế giới. (Ảnh đề xuất trồng hoa cải ở đường sắt trên cao nhằm tránh lãng phí khi không biết khi nào dự án mới hoàn thành)Ngoài trồng hoa, còn có những "đề xuất" khác như mở kiot chợ đêm. Ảnh Hoàng AnhThậm chí có người còn hài hước hơn khi "đề xuất" làm luôn bể bơi tại đường sắt trên cao cho đỡ lãng phí.Sở dĩ có những "đề xuất" mang tính châm biếm này vì trước đó tại nước ngoài một đường sắt cũ kỹ không sử dụng đã được chính quyền biến thành phố đi bộ.Phố đi bộ trên đường tàu này ở nước ngoài từng rất nổi tiếng trên mạng xã hội và được nhiều tờ báo đưa tin.Người dân rất thích thú đi bộ trên đường sắt đã được hoán cải.Tuyến đường sắt thơ mộng khi biến thành phố đi bộ.Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, được xây dựng bằng nguồn vốn tài trợ từ chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30-5-2008 giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc. Đây là một trong những dự án để lại nhiều tai tiếng nhất trong hơn chục năm qua.Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc 419 triệu USD, vốn đối ứng của Việt Nam 133,86 triệu USD. Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc là Tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công). Đến năm 2016, tổng mức đầu tư của dự án đội lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), vốn đối ứng Việt Nam 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD) và cho đến hiện giờ dự án cũng chưa biết bao giờ sẽ hoàn thành.
Sau 8 lần lỡ hẹn, đội vốn lên gần gấp đôi, chậm tiến độ 5 năm so với kế hoạch và dù chỉ còn 1% khối lượng công việc, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa biết bao giờ mới đưa vào khai thác khiến người dân ngán ngẩm.
Khu vực dưới gầm cầu đường sắt trên cao cây cối, cỏ mọc um tùm.
Quá ngán ngẩm với dự án đường sắt trên cao không biết bao giờ mới đi vào hoạt động, người dân đã chế ảnh trồng hoa nhằm tránh lãng phí để châm biếm dự án này.
Dẫu biết rằng đây chỉ là một trò đùa trên mạng, nhưng nó phần nào phản ánh về sự bức xúc của người dân Thủ đô với dự án 8 lần chậm tiến độ này.
Việc người dân quan tâm đến dự án thể hiện được sự mong chờ của nhân dân Thủ đô về một dự án hiện đại, đưa Hà Nội xứng với các TP hiện đại trên thế giới. (Ảnh đề xuất trồng hoa cải ở đường sắt trên cao nhằm tránh lãng phí khi không biết khi nào dự án mới hoàn thành)
Ngoài trồng hoa, còn có những "đề xuất" khác như mở kiot chợ đêm. Ảnh Hoàng Anh
Thậm chí có người còn hài hước hơn khi "đề xuất" làm luôn bể bơi tại đường sắt trên cao cho đỡ lãng phí.
Sở dĩ có những "đề xuất" mang tính châm biếm này vì trước đó tại nước ngoài một đường sắt cũ kỹ không sử dụng đã được chính quyền biến thành phố đi bộ.
Phố đi bộ trên đường tàu này ở nước ngoài từng rất nổi tiếng trên mạng xã hội và được nhiều tờ báo đưa tin.
Người dân rất thích thú đi bộ trên đường sắt đã được hoán cải.
Tuyến đường sắt thơ mộng khi biến thành phố đi bộ.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, được xây dựng bằng nguồn vốn tài trợ từ chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30-5-2008 giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc. Đây là một trong những dự án để lại nhiều tai tiếng nhất trong hơn chục năm qua.
Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc 419 triệu USD, vốn đối ứng của Việt Nam 133,86 triệu USD. Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc là Tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công). Đến năm 2016, tổng mức đầu tư của dự án đội lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), vốn đối ứng Việt Nam 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD) và cho đến hiện giờ dự án cũng chưa biết bao giờ sẽ hoàn thành.