Tại khu đồi dài thuộc xóm Mỹ Lâm, thôn Tam Mỹ (xã Tản Lĩnh) trước đây có 12 hộ dân sinh sống. Khi Hà Nội thực hiện chính sách hỗ trợ đối với dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch vùng ảnh hưởng môi trường từ khu xử lý rác thải Xuân Sơn thì 11 hộ nằm trong bán kính 500m (tính từ khu xử lý rác thải Xuân Sơn) đã chuyển đi nơi khác.Duy nhất hộ gia đình của bà Vũ Thị Tin (SN 1954) phải ở lại do diện tích nằm ngoài bán kính giải tỏa 1m (tức là 501m). “Hiện chỉ còn một mình gia đình 6 người của tôi ở giữa bãi rác, nghĩa địa, đồng ruộng sản xuất, không có hàng xóm láng giềng. Chúng tôi cả năm nay sống khổ sở vì mùi hôi thối từ bãi rác Xuân Sơn theo gió thổi đến, không khí suốt ngày đêm ô nhiễm, ruồi, muỗi nhiều vô kể”, - bà Tin nói với PV Kiến Thức.Bà Tin cho hay, chồng bà đã mất từ lâu, trong nhà giờ có 6 người (gồm bà, con trai, con dâu và 3 đứa cháu nội nhỏ tuổi). Hàng ngày con trai bà đi phụ hồ, con dâu bán rau, củ quả ngoài chợ lo trang trải cuộc sống gia đình vẫn đủ ăn. Nhưng từ khi có bãi rác Xuân Sơn, cuộc sống gia đình bà bị đảo lộn rất nhiều.Giếng nước sinh hoạt của gia đình bà Tin sâu khoảng 7m, hiện đã bị ô nhiễm, không thể dùng để ăn uống, nên gia đình dùng nước này giặt giũ quần áo.Nước phía dưới giếng đen ngòm, hôi tanh nhưng gia đình bà Tin buộc phải sử dụng vì không còn cách nào khác.Dù gia đình tìm có mua thiết bị lọc nước về để lọc nhưng không ăn thua.Muốn có nước sinh hoạt, nhà bà Tin phải đi mua từng bình nước lọc (loại 18,9 lít) ở ngoài về. Tuy nhiên hai bình nước lọc chỉ dùng được trong khoảng 3-4 ngày lại hết.Bà Tin nghẹn ngào: “Tôi đã gửi đơn kiến nghị nhiều lần lên Chủ tịch xã, các ngành chức năng của huyện, TP Hà Nội. Ban giải phóng mặt bằng huyện Ba Vì cũng đã kiểm tra, hướng dẫn tôi làm các thủ tục kê khai và trình bày các nguyện vọng, nhưng đến nay gia đình không nhận được bất kỳ phản hồi nào khác. Tôi già rồi chết lúc nào cũng được, nhưng thương nhất hai đứa con và 3 cháu nội, chúng trẻ tuổi, còn nhỏ mà phải gánh chịu cảnh sống khổ sở từ bãi rác Xuân Sơn, thật không đành lòng”.Bà Tin dẫn PV ra ngay trước cửa nhà mình, đôi mắt bà nhìn về phía bãi rác Xuân Sơn, rồi nói tiếp: “Bữa nào mà nhà mua thịt lợn về ăn không dám thái ở bên ngoài, vì chỉ 1, 2 phút thôi là ruồi đã bâu đến kín. Hồi mùa hè, một đứa cháu nội ăn mít, nhựa dính đầy mồm thế là bị ruồi bâu dính chặt. Chúng tôi không biết đến bao giờ mới thoát khỏi kiếp cảnh sống chung với rác như này”.Trước phản ánh của người dân về cuộc sống khổ sở đang phải hứng chịu bởi bãi rác Xuân Sơn, PV Kiến Thức đã liên hệ với ông Bùi Văn Quân - Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) để tìm hiểu và xác minh, thì vị Chủ tịch xã cho biết: “Bà đấy (tức hộ bà Tin – PV) nằm vùng ngoài giải phóng mặt bằng, mà bây giờ thành phố không có cơ chế gì ngoài 500m. 501m trở đi là không có thu hồi”…. Ảnh: Chụp một ngôi nhà ở khu đồi dài, xóm Mỹ Lâm (thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh) hiện đã giải tỏa và di dời.Vị Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh không quên nhấn mạnh: “Đất đai nhà bà đấy (tức bà Tin - PV) đầu tư xây dựng lung tung hết cả lên để bà đấy đợi đền bù. Nhưng không có một chế độ hỗ trợ gì làm cho nhà bà đấy hết. Căn cứ vào đâu mà hỗ trợ, ngoài bán kính 500m xã chúng tôi còn đầy…”. Ảnh: Công trình nhà người dân thôn Mỹ Lâm, xã Tản Lĩnh nằm trong bán kính 500m đã được giải tỏa.Chủ tịch UBND xã Tản Linh nói thêm: “Xã đã tổng hợp tất cả các trường hợp ngoài bán kính 500m và đề nghị với thành phố rồi nhưng bây giờ chưa có trả lời gì để thu hồi nốt chỗ đấy cả”.Bãi rác Xuân Sơn (TX Sơn Tây, TP Hà Nội) là bãi đổ rác lớn thứ hai ở Hà Nội. Khu xử lý rác tại Xuân Sơn đã hoạt động được 11 năm thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco), do Chi nhánh Xuân Sơn (Urenco 6) - ông Nguyễn Thanh Hà làm giám đốc vận hành.Mỗi ngày khu xử lý rác Xuân Sơn có thể xử lý tới 1.200 đến 1.300 tấn rác thải nhận từ 10 huyện, xã.Ông Vũ Cường - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, Công ty đã cử một Phó giám đốc từ bãi rác Nam Sơn lên điều hành, nắm bắt tình hình, rà soát xây dựng kế hoạch vận hành chi tiết để khắc phục sự cố môi trường, lên phương án xử lý hồ nước sau khi tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc Urenco 6 trong thời gian 30 ngày (kể từ ngày 26/10) và ông Trần Kim Tấn - Phó Giám đốc Urenco 6 vì để nước rỉ rác chưa qua xử lý chảy tràn ra hồ Xuân Khanh.
Tại khu đồi dài thuộc xóm Mỹ Lâm, thôn Tam Mỹ (xã Tản Lĩnh) trước đây có 12 hộ dân sinh sống. Khi Hà Nội thực hiện chính sách hỗ trợ đối với dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch vùng ảnh hưởng môi trường từ khu xử lý rác thải Xuân Sơn thì 11 hộ nằm trong bán kính 500m (tính từ khu xử lý rác thải Xuân Sơn) đã chuyển đi nơi khác.
Duy nhất hộ gia đình của bà Vũ Thị Tin (SN 1954) phải ở lại do diện tích nằm ngoài bán kính giải tỏa 1m (tức là 501m). “Hiện chỉ còn một mình gia đình 6 người của tôi ở giữa bãi rác, nghĩa địa, đồng ruộng sản xuất, không có hàng xóm láng giềng. Chúng tôi cả năm nay sống khổ sở vì mùi hôi thối từ bãi rác Xuân Sơn theo gió thổi đến, không khí suốt ngày đêm ô nhiễm, ruồi, muỗi nhiều vô kể”, - bà Tin nói với PV Kiến Thức.
Bà Tin cho hay, chồng bà đã mất từ lâu, trong nhà giờ có 6 người (gồm bà, con trai, con dâu và 3 đứa cháu nội nhỏ tuổi). Hàng ngày con trai bà đi phụ hồ, con dâu bán rau, củ quả ngoài chợ lo trang trải cuộc sống gia đình vẫn đủ ăn. Nhưng từ khi có bãi rác Xuân Sơn, cuộc sống gia đình bà bị đảo lộn rất nhiều.
Giếng nước sinh hoạt của gia đình bà Tin sâu khoảng 7m, hiện đã bị ô nhiễm, không thể dùng để ăn uống, nên gia đình dùng nước này giặt giũ quần áo.
Nước phía dưới giếng đen ngòm, hôi tanh nhưng gia đình bà Tin buộc phải sử dụng vì không còn cách nào khác.
Dù gia đình tìm có mua thiết bị lọc nước về để lọc nhưng không ăn thua.
Muốn có nước sinh hoạt, nhà bà Tin phải đi mua từng bình nước lọc (loại 18,9 lít) ở ngoài về. Tuy nhiên hai bình nước lọc chỉ dùng được trong khoảng 3-4 ngày lại hết.
Bà Tin nghẹn ngào: “Tôi đã gửi đơn kiến nghị nhiều lần lên Chủ tịch xã, các ngành chức năng của huyện, TP Hà Nội. Ban giải phóng mặt bằng huyện Ba Vì cũng đã kiểm tra, hướng dẫn tôi làm các thủ tục kê khai và trình bày các nguyện vọng, nhưng đến nay gia đình không nhận được bất kỳ phản hồi nào khác. Tôi già rồi chết lúc nào cũng được, nhưng thương nhất hai đứa con và 3 cháu nội, chúng trẻ tuổi, còn nhỏ mà phải gánh chịu cảnh sống khổ sở từ bãi rác Xuân Sơn, thật không đành lòng”.
Bà Tin dẫn PV ra ngay trước cửa nhà mình, đôi mắt bà nhìn về phía bãi rác Xuân Sơn, rồi nói tiếp: “Bữa nào mà nhà mua thịt lợn về ăn không dám thái ở bên ngoài, vì chỉ 1, 2 phút thôi là ruồi đã bâu đến kín. Hồi mùa hè, một đứa cháu nội ăn mít, nhựa dính đầy mồm thế là bị ruồi bâu dính chặt. Chúng tôi không biết đến bao giờ mới thoát khỏi kiếp cảnh sống chung với rác như này”.
Trước phản ánh của người dân về cuộc sống khổ sở đang phải hứng chịu bởi bãi rác Xuân Sơn, PV Kiến Thức đã liên hệ với ông Bùi Văn Quân - Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) để tìm hiểu và xác minh, thì vị Chủ tịch xã cho biết: “Bà đấy (tức hộ bà Tin – PV) nằm vùng ngoài giải phóng mặt bằng, mà bây giờ thành phố không có cơ chế gì ngoài 500m. 501m trở đi là không có thu hồi”…. Ảnh: Chụp một ngôi nhà ở khu đồi dài, xóm Mỹ Lâm (thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh) hiện đã giải tỏa và di dời.
Vị Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh không quên nhấn mạnh: “Đất đai nhà bà đấy (tức bà Tin - PV) đầu tư xây dựng lung tung hết cả lên để bà đấy đợi đền bù. Nhưng không có một chế độ hỗ trợ gì làm cho nhà bà đấy hết. Căn cứ vào đâu mà hỗ trợ, ngoài bán kính 500m xã chúng tôi còn đầy…”. Ảnh: Công trình nhà người dân thôn Mỹ Lâm, xã Tản Lĩnh nằm trong bán kính 500m đã được giải tỏa.
Chủ tịch UBND xã Tản Linh nói thêm: “Xã đã tổng hợp tất cả các trường hợp ngoài bán kính 500m và đề nghị với thành phố rồi nhưng bây giờ chưa có trả lời gì để thu hồi nốt chỗ đấy cả”.
Bãi rác Xuân Sơn (TX Sơn Tây, TP Hà Nội) là bãi đổ rác lớn thứ hai ở Hà Nội. Khu xử lý rác tại Xuân Sơn đã hoạt động được 11 năm thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco), do Chi nhánh Xuân Sơn (Urenco 6) - ông Nguyễn Thanh Hà làm giám đốc vận hành.
Mỗi ngày khu xử lý rác Xuân Sơn có thể xử lý tới 1.200 đến 1.300 tấn rác thải nhận từ 10 huyện, xã.
Ông Vũ Cường - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, Công ty đã cử một Phó giám đốc từ bãi rác Nam Sơn lên điều hành, nắm bắt tình hình, rà soát xây dựng kế hoạch vận hành chi tiết để khắc phục sự cố môi trường, lên phương án xử lý hồ nước sau khi tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc Urenco 6 trong thời gian 30 ngày (kể từ ngày 26/10) và ông Trần Kim Tấn - Phó Giám đốc Urenco 6 vì để nước rỉ rác chưa qua xử lý chảy tràn ra hồ Xuân Khanh.