Làng vạn chài trên hồ Trị An ở khu vực xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai) có khoảng 35 hộ gia đình. Họ là những người Việt trở về từ vùng Biển Hồ Campuchia nhiều năm trước. Ở đây, cuộc sống ngư dân phụ thuộc vào việc đánh bắt hải sản trên hồ. Do cách xa trung tâm, hộ khẩu chưa rõ ràng, người dân không có giấy tờ tùy thân nên những đứa trẻ lớn lên tại đây không thể nhập học."Tôi chưa làm đăng ký khai sinh cho con, sổ hộ khẩu không có nên việc nhập học cho con rất khó khăn. Các trường học đều cách xa nên tôi quyết định cho con ở nhà", ngư dân tên Thanh nói.Để trẻ làng bè được học hành, đại đức Thích Chơn Nguyên (39 tuổi), người khai sơn chùa Liên Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) đã bỏ công sức mở lớp trên hồ.Thầy Nguyên nói rằng, hơn năm trước, thầy về thăm cuộc sống người dân xóm vạn và biết nhiều trẻ em mù chữ nên nung nấu ý định mở lớp học miễn phí. "Lúc đầu, tôi đến bè một hộ dân để dạy chữ cho 5 em nhỏ. Về sau, những đứa khác cũng tới học nên tôi mua hẳn một bè nổi để dạy cho các em", đại đức Thích Chơn Nguyên kể.Theo thầy Nguyên, lớp học trên bè hiện có khoảng 35 học sinh nam, nữ trong độ tuổi 6 đến 18. Thỉnh thoảng, nhiều ngư dân tranh thủ lúc nhàn rỗi cũng tới xin học. Bà Nguyễn Thị Nga (60 tuổi, cư dân làng bè) cho biết bà và ngư dân ở làng rất mừng vì trẻ em được thầy Nguyên dạy chữ. "Hồi trước, mấy trẻ ưa nói tục, chửi mắng, đánh nhau... người lớn khó dạy bảo. Từ ngày được thầy dạy học, các em ngoan hiền hơn, sống có kỷ luật hơn, ăn uống hợp vệ sinh. Đi học rồi, đứa nào cũng biết đọc, biết viết nên ai cũng vui", bà Nga nói.Từ sáng sớm, những đứa trẻ trong xóm vạn tự lái xuồng hoặc được người nhà đưa đến lớp học. Tại đây, các em được tạo điều kiện ăn trưa, uống sữa và ngủ nghỉ và trở về nhà vào cuối chiều. Mọi chi phí ăn, uống, sách vở... đều do thầy Nguyên và các mạnh thường quân đóng góp.Theo thầy Nguyên, ông dạy chữ để các em có thể đọc, viết thành thạo, tạo nền tảng kiến thức để các em hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. "Thầy không thể cấp chứng chỉ, bằng cấp như trường lớp phổ thông nhưng rồi các em sẽ không mù chữ. Khi lớn lên, các em có thể xin được việc làm ở các công ty, không phải sống cuộc đời trôi nổi, cơ cực", thầy Nguyên chia sẻ.Đại đức Thích Chơn Nguyên cho hay: "Thời gian đầu, mấy đứa trẻ rất nghịch, nói tục nhiều nên tôi phải vừa dạy chữ vừa dạy đạo đức, lối sống. Sau một thời gian, các em ngoan, lễ phép và sống có ý thức".Khi ngày kết thúc, thầy Nguyên giao bè lại cho người dân để về chùa. Đêm đến, người xóm vạn tụ tập về lớp học của thầy để xem tivi, quây quần sinh hoạt trong khi trẻ em túm tụm nô đùa. "Em cảm thấy rất vui khi được học lại lần nữa. Ở đây em được học nhiều thứ, học chữ, rồi trước đây ăn uống rác em đẩy thẳng xuống hồ, còn bây giờ có thầy dạy thì rác phải để đúng nơi, không thả xuống hồ nữa", Nguyễn Thị Huệ, 18 tuổi, chia sẻ.Ngư dân Nguyễn Thị Nga nói rằng nước dâng cao nên đường đi, lối lại ở bờ hồ chìm sâu. Những đứa trẻ phải bơi xuồng đến lớp học nên không ít lần gặp rủi ro. "Trẻ rơi từ xuồng xuống nước, ướt cặp sách... là chuyện bình thường. Vậy nhưng đứa nào cũng biết bơi, bơi giỏi nên chúng tôi chả bao giờ sợ chúng chìm", bà tâm sự.Lãnh đạo xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai) cho biết từ lúc đại đức Thích Chơn Nguyên mở lớp dạy chữ, việc học hành của trẻ em xóm vạn được cải thiện nhiều. Trong ảnh, nhóm trẻ được các anh chị lái xuồng đưa về bè gia đình sau ngày học.Vị trí lớp học miễn phí của đại đức Thích Chơn Nguyên ở hồ thủy điện Trị An. Ảnh: Google Maps.
Làng vạn chài trên hồ Trị An ở khu vực xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai) có khoảng 35 hộ gia đình. Họ là những người Việt trở về từ vùng Biển Hồ Campuchia nhiều năm trước. Ở đây, cuộc sống ngư dân phụ thuộc vào việc đánh bắt hải sản trên hồ. Do cách xa trung tâm, hộ khẩu chưa rõ ràng, người dân không có giấy tờ tùy thân nên những đứa trẻ lớn lên tại đây không thể nhập học.
"Tôi chưa làm đăng ký khai sinh cho con, sổ hộ khẩu không có nên việc nhập học cho con rất khó khăn. Các trường học đều cách xa nên tôi quyết định cho con ở nhà", ngư dân tên Thanh nói.
Để trẻ làng bè được học hành, đại đức Thích Chơn Nguyên (39 tuổi), người khai sơn chùa Liên Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) đã bỏ công sức mở lớp trên hồ.
Thầy Nguyên nói rằng, hơn năm trước, thầy về thăm cuộc sống người dân xóm vạn và biết nhiều trẻ em mù chữ nên nung nấu ý định mở lớp học miễn phí. "Lúc đầu, tôi đến bè một hộ dân để dạy chữ cho 5 em nhỏ. Về sau, những đứa khác cũng tới học nên tôi mua hẳn một bè nổi để dạy cho các em", đại đức Thích Chơn Nguyên kể.
Theo thầy Nguyên, lớp học trên bè hiện có khoảng 35 học sinh nam, nữ trong độ tuổi 6 đến 18. Thỉnh thoảng, nhiều ngư dân tranh thủ lúc nhàn rỗi cũng tới xin học. Bà Nguyễn Thị Nga (60 tuổi, cư dân làng bè) cho biết bà và ngư dân ở làng rất mừng vì trẻ em được thầy Nguyên dạy chữ. "Hồi trước, mấy trẻ ưa nói tục, chửi mắng, đánh nhau... người lớn khó dạy bảo. Từ ngày được thầy dạy học, các em ngoan hiền hơn, sống có kỷ luật hơn, ăn uống hợp vệ sinh. Đi học rồi, đứa nào cũng biết đọc, biết viết nên ai cũng vui", bà Nga nói.
Từ sáng sớm, những đứa trẻ trong xóm vạn tự lái xuồng hoặc được người nhà đưa đến lớp học. Tại đây, các em được tạo điều kiện ăn trưa, uống sữa và ngủ nghỉ và trở về nhà vào cuối chiều. Mọi chi phí ăn, uống, sách vở... đều do thầy Nguyên và các mạnh thường quân đóng góp.
Theo thầy Nguyên, ông dạy chữ để các em có thể đọc, viết thành thạo, tạo nền tảng kiến thức để các em hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. "Thầy không thể cấp chứng chỉ, bằng cấp như trường lớp phổ thông nhưng rồi các em sẽ không mù chữ. Khi lớn lên, các em có thể xin được việc làm ở các công ty, không phải sống cuộc đời trôi nổi, cơ cực", thầy Nguyên chia sẻ.
Đại đức Thích Chơn Nguyên cho hay: "Thời gian đầu, mấy đứa trẻ rất nghịch, nói tục nhiều nên tôi phải vừa dạy chữ vừa dạy đạo đức, lối sống. Sau một thời gian, các em ngoan, lễ phép và sống có ý thức".
Khi ngày kết thúc, thầy Nguyên giao bè lại cho người dân để về chùa. Đêm đến, người xóm vạn tụ tập về lớp học của thầy để xem tivi, quây quần sinh hoạt trong khi trẻ em túm tụm nô đùa. "Em cảm thấy rất vui khi được học lại lần nữa. Ở đây em được học nhiều thứ, học chữ, rồi trước đây ăn uống rác em đẩy thẳng xuống hồ, còn bây giờ có thầy dạy thì rác phải để đúng nơi, không thả xuống hồ nữa", Nguyễn Thị Huệ, 18 tuổi, chia sẻ.
Ngư dân Nguyễn Thị Nga nói rằng nước dâng cao nên đường đi, lối lại ở bờ hồ chìm sâu. Những đứa trẻ phải bơi xuồng đến lớp học nên không ít lần gặp rủi ro. "Trẻ rơi từ xuồng xuống nước, ướt cặp sách... là chuyện bình thường. Vậy nhưng đứa nào cũng biết bơi, bơi giỏi nên chúng tôi chả bao giờ sợ chúng chìm", bà tâm sự.
Lãnh đạo xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai) cho biết từ lúc đại đức Thích Chơn Nguyên mở lớp dạy chữ, việc học hành của trẻ em xóm vạn được cải thiện nhiều. Trong ảnh, nhóm trẻ được các anh chị lái xuồng đưa về bè gia đình sau ngày học.
Vị trí lớp học miễn phí của đại đức Thích Chơn Nguyên ở hồ thủy điện Trị An. Ảnh: Google Maps.