Theo quy định mới nhất của Bộ Giao thông vận tải, đối với hành khách, ngoài những điều kiện và yêu cầu bắt buộc về y tế như các hướng dẫn trước đây, hành khách khi đi tàu chỉ khai báo y tế điện tử trên ứng dụng PC-COVID (phần khai báo di chuyển nội địa).Trong trường hợp hành khách chưa khai báo hoặc không có thiết bị/gặp khó khăn khi sử dụng các thiết bị điện tử thông minh, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm bố trí nhân lực, thiết bị để hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng và khai báo.Bảng thông tin hiển thị về lịch chạy tàu trong ngày 1/11.Bà Nguyễn Thị Thu (Đức Thọ, Hà Tĩnh, 74 tuổi) vừa bắt tàu từ Hà Tĩnh ra Hà Nội tối qua (31.10) để khám bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và đang đợi tàu từ Hà Nội để quay trở lại quê. Bà Thu cho biết, việc đi tàu hiện nay đã được nới lỏng các điều kiện hơn so với trước kia, tạo điều kiện cho việc di chuyển của người dân thuận tiện hơn. Tuy nhiên, lượng người đi tàu vẫn rất ít, trên toa tàu chỉ lác đác một vài người đi.Hướng dẫn khai báo y tế bắt buộc qua ứng dụng PC COVID-19 khi đi tàu tại ga Hà Nội. Hiện nay, hệ thống PC-COVID và các giải pháp kỹ thuật đã đảm bảo để có thể trích xuất dữ liệu di chuyển nội địa của hành khách theo từng chuyến tàu. Với việc các hành khách đều được khai báo di chuyển nội địa trên duy nhất một ứng dụng cũng sẽ giúp thống nhất và rất thuận lợi để trích xuất dữ liệu di chuyển của hành khách trực tiếp từ ứng dụng PC-COVID.Theo ghi nhận của PV Lao Động, tại các sảnh chờ, khu vực bán vé tại Ga Hà Nội đều vắng vẻ, chỉ lác đác một vài hành khách chờ tàu. Một hành khách mua vé di chuyển từ Hà Nội tới Bình Thuận cho biết, điều kiện đi tàu đã đơn giản hơn trước nhiều, không còn cần phải giấy xét nghiệm hay xuất trình giấy tiêm vaccine. Giá vé tàu từ Hà Nội tới Bình Thuận là gần 1,4 triệu đồng.Khách đi tàu đến từ địa phương/khu vực ở cấp độ dịch 4 được bố trí vận chuyển bằng “khoang riêng” thay vì “toa xe riêng” so với trước đây.Thực hiện công tác vệ sinh trước khi tàu chạy.Chị Phạm Ngọc Ánh (24 tuổi) vừa đi chuyến tàu từ Hải Phòng - Hà Nội với giá vé 65 nghìn đồng. “Việc di chuyển, đi lại bằng tàu hoả đã dễ dàng hơn trước. Hành khách chỉ cần khai báo y tế qua ứng dụng PC-COVID trên điện thoại, không còn yêu cầu về xét nghiệm như trước” - chị Ánh cho biết.Một nhân viên bán vé tại ga Hà Nội cho biết, tính tới thời điểm trưa 1.11, theo thống kê trên hệ thống bán vé có 45 hành khách mua vé đi tàu.Theo thông báo từ Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch 1,2 cần tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế. Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 3 thực hiện như đối với cấp độ 1,2 và xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ.
Theo quy định mới nhất của Bộ Giao thông vận tải, đối với hành khách, ngoài những điều kiện và yêu cầu bắt buộc về y tế như các hướng dẫn trước đây, hành khách khi đi tàu chỉ khai báo y tế điện tử trên ứng dụng PC-COVID (phần khai báo di chuyển nội địa).
Trong trường hợp hành khách chưa khai báo hoặc không có thiết bị/gặp khó khăn khi sử dụng các thiết bị điện tử thông minh, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm bố trí nhân lực, thiết bị để hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng và khai báo.
Bảng thông tin hiển thị về lịch chạy tàu trong ngày 1/11.
Bà Nguyễn Thị Thu (Đức Thọ, Hà Tĩnh, 74 tuổi) vừa bắt tàu từ Hà Tĩnh ra Hà Nội tối qua (31.10) để khám bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và đang đợi tàu từ Hà Nội để quay trở lại quê. Bà Thu cho biết, việc đi tàu hiện nay đã được nới lỏng các điều kiện hơn so với trước kia, tạo điều kiện cho việc di chuyển của người dân thuận tiện hơn. Tuy nhiên, lượng người đi tàu vẫn rất ít, trên toa tàu chỉ lác đác một vài người đi.
Hướng dẫn khai báo y tế bắt buộc qua ứng dụng PC COVID-19 khi đi tàu tại ga Hà Nội. Hiện nay, hệ thống PC-COVID và các giải pháp kỹ thuật đã đảm bảo để có thể trích xuất dữ liệu di chuyển nội địa của hành khách theo từng chuyến tàu. Với việc các hành khách đều được khai báo di chuyển nội địa trên duy nhất một ứng dụng cũng sẽ giúp thống nhất và rất thuận lợi để trích xuất dữ liệu di chuyển của hành khách trực tiếp từ ứng dụng PC-COVID.
Theo ghi nhận của PV Lao Động, tại các sảnh chờ, khu vực bán vé tại Ga Hà Nội đều vắng vẻ, chỉ lác đác một vài hành khách chờ tàu. Một hành khách mua vé di chuyển từ Hà Nội tới Bình Thuận cho biết, điều kiện đi tàu đã đơn giản hơn trước nhiều, không còn cần phải giấy xét nghiệm hay xuất trình giấy tiêm vaccine. Giá vé tàu từ Hà Nội tới Bình Thuận là gần 1,4 triệu đồng.
Khách đi tàu đến từ địa phương/khu vực ở cấp độ dịch 4 được bố trí vận chuyển bằng “khoang riêng” thay vì “toa xe riêng” so với trước đây.
Thực hiện công tác vệ sinh trước khi tàu chạy.
Chị Phạm Ngọc Ánh (24 tuổi) vừa đi chuyến tàu từ Hải Phòng - Hà Nội với giá vé 65 nghìn đồng. “Việc di chuyển, đi lại bằng tàu hoả đã dễ dàng hơn trước. Hành khách chỉ cần khai báo y tế qua ứng dụng PC-COVID trên điện thoại, không còn yêu cầu về xét nghiệm như trước” - chị Ánh cho biết.
Một nhân viên bán vé tại ga Hà Nội cho biết, tính tới thời điểm trưa 1.11, theo thống kê trên hệ thống bán vé có 45 hành khách mua vé đi tàu.
Theo thông báo từ Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch 1,2 cần tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế. Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 3 thực hiện như đối với cấp độ 1,2 và xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ.