Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội (hiện nay là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.Ông Tuấn bị khởi tố liên quan vụ án xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan. C03 cáo buộc ông Tuấn cùng một số cán bộ Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan có vi phạm trong đấu thầu mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế. Điều này làm tăng chi phí, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước và người bệnh, ảnh hưởng công tác khám, chữa bệnh.Trước khi bị khởi tố, vào cuối tháng 7/2021, ông Nguyễn Quang Tuấn dẫn đầu đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vào chi viện cho TP Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19.Tại đây, ông làm Giám đốc Trung tâm hồi sức Bệnh viện dã chiến số 16 đặt tại quận 7.Ngày 15/10 mới đây, các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai bàn giao Trung tâm Hồi sức này cho Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau hơn 2 tháng hoạt động. Tại lễ bàn giao, ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết, nhận nhiệm vụ thiết lập trung tâm ICU 500 giường trong thời gian ngắn là điều "chưa từng có trong lịch sử". Ngay cả Bệnh viện Bạch Mai quy mô 3.500 giường cũng chỉ có 70-80 giường ICU.Ông Nguyễn Quang Tuấn là Đại biểu Quốc Hội khóa XIV, từng nhận được nhiều bằng khen của Thủ tướng; Danh hiệu "Công dân thủ đô ưu tú" năm 2016; Thầy thuốc ưu tú năm 2017; Huân chương Lao động hạng Ba năm 2019... Dư luận đặt câu hỏi, với nhiều thành tích như trên, liệu ông Tuấn có được xem xét giảm nhẹ?Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, trường hợp tòa án xác định ông Nguyễn Quang Tuấn có tội thì sẽ xem xét các tình tiết để áp dụng mức hình phạt. Trong đó, những thành tích trong quá trình công tác, những đóng góp cho ngành y tế trong thời gian qua cũng là những căn cứ để tòa án xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.Việc quyết định hình phạt sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật hình sự, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.Luật sư Cường cho rằng, với hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng mà thiệt hại đối với nhà nước từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất được quy định tại khoản 3, điều 222 BLHS năm 2015 với mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.Khi Cơ quan CSĐT, Bộ Công an khởi tố ông Nguyễn Quang Tuấn, nhiều người khá bất ngờ. Tuy nhiên, với những người theo dõi vụ án xảy ra tại bệnh viện tim Hà Nội thì sự việc này hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi thời điểm vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội thì khi đó ông Nguyễn Quang Tuấn đang giữ chức giám đốc bệnh viện.Theo quy định của pháp luật, hành vi mua sắm máy móc, thiết bị y tế phải thực hiện thông qua hình thức đấu thầu, một số trường hợp thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về chỉ định thầu.Tất cả các trình tự, thủ tục, căn cứ phải tuân theo quy định của luật đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan. Hành vi vi phạm quy định về đấu thầu như thông thầu, không công khai minh bạch, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu là các hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Mục đích của hoạt động đấu thầu là để lựa chọn nhà thầu tốt nhất, lựa chọn được loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa cho nhà nước - Nhà nước bỏ ra một khoản chi phí thấp nhất có thể nhưng lại có được sản phẩm hàng hóa dịch vụ tốt nhất có thể. Nếu không tuân thủ các quy định về đấu thầu thì có thể nhà nước sẽ phải chi phí ra một khoản tiền rất lớn nhưng lại mua về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, tài sản của nhân dân.Bởi vậy, để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công có hiệu quả, việc mua sắm thiết bị y tế hợp lý, tiết kiệm chi phí cho nhà nước thì việc tổ chức đấu thầu phải tuân thủ các quy định của luật Đấu thầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu nêu trên sẽ ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu, không đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, minh bạch. Hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thất thoát tài sản của nhà nước, làm mất niềm tin của người dân đối với cán bộ, làm suy thoái đạo đức cán bộ và bất bình đẳng trong xã hội.Khi mà những vụ việc vi phạm quy định về đấu thầu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gian lận, tiêu cực trong các bệnh viện ngày càng được cơ quan chức năng phát hiện, phanh phui, xử lý càng nhiều thì cho thấy sự việc không còn là đơn lẻ, không còn là cá biệt, không phải là suy thoái đạo đức, lối sống, nhân cách của một vài cán bộ mà nó đã trở thành vấn đề xã hội, cần phải đấu tranh để loại bỏ.Trong vụ án này, cơ quan điều tra sẽ xác định vai trò đối với từng bị can, sẽ xác định những thiệt hại mà các bị can đã gây ra đối với xã hội, sẽ làm rõ số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động vi phạm quy định về đấu thầu để có hình thức xử lý phù hợp, làm căn cứ áp dụng chế tài và xác định trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại.Dù vụ án có diễn biến theo hướng nào chăng nữa thì việc khởi tố một loạt các cán bộ cao cấp trong lĩnh vực y tế, giáo sư, tiến sĩ, những người có chuyên môn rất cao trong ngành y tế, những người đứng đầu bệnh viện lớn tại Việt Nam là câu chuyện hết sức đau lòng cho ngành y tế, thiệt hại nghiêm trọng đến chất xám, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế.Điều này cho thấy đang có những lỗ hổng trong công tác quản lý tài sản công, thiếu sự kiểm tra giám sát đối với hoạt động đấu thầu dẫn đến vi phạm, thất thoát tài sản nhà nước. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cán bộ khi quyết định đến các vấn đề sử dụng tài sản, nguồn vốn ngân sách nhà nước, cảnh báo cho công tác quản lý kinh tế, cho vấn đề mua sắm tài sản công phải thực hiện quy định của luật đấu thầu.Với những cán bộ có chuyên môn giỏi nhưng không có khả năng lãnh đạo tốt nhất chị nên làm công tác chuyên môn để tránh lãng phí, thiệt hại chất xám. Người lãnh đạo phải là người có trình độ quản lý, am hiểu pháp luật và biết tuân thủ pháp luật.>>> Mời độc giả xem thêm video Rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội. Nguồn: THĐT
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội (hiện nay là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ông Tuấn bị khởi tố liên quan vụ án xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan. C03 cáo buộc ông Tuấn cùng một số cán bộ Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan có vi phạm trong đấu thầu mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế. Điều này làm tăng chi phí, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước và người bệnh, ảnh hưởng công tác khám, chữa bệnh.
Trước khi bị khởi tố, vào cuối tháng 7/2021, ông Nguyễn Quang Tuấn dẫn đầu đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vào chi viện cho TP Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19.
Tại đây, ông làm Giám đốc Trung tâm hồi sức Bệnh viện dã chiến số 16 đặt tại quận 7.
Ngày 15/10 mới đây, các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai bàn giao Trung tâm Hồi sức này cho Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau hơn 2 tháng hoạt động. Tại lễ bàn giao, ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết, nhận nhiệm vụ thiết lập trung tâm ICU 500 giường trong thời gian ngắn là điều "chưa từng có trong lịch sử". Ngay cả Bệnh viện Bạch Mai quy mô 3.500 giường cũng chỉ có 70-80 giường ICU.
Ông Nguyễn Quang Tuấn là Đại biểu Quốc Hội khóa XIV, từng nhận được nhiều bằng khen của Thủ tướng; Danh hiệu "Công dân thủ đô ưu tú" năm 2016; Thầy thuốc ưu tú năm 2017; Huân chương Lao động hạng Ba năm 2019... Dư luận đặt câu hỏi, với nhiều thành tích như trên, liệu ông Tuấn có được xem xét giảm nhẹ?
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, trường hợp tòa án xác định ông Nguyễn Quang Tuấn có tội thì sẽ xem xét các tình tiết để áp dụng mức hình phạt. Trong đó, những thành tích trong quá trình công tác, những đóng góp cho ngành y tế trong thời gian qua cũng là những căn cứ để tòa án xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.
Việc quyết định hình phạt sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật hình sự, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Luật sư Cường cho rằng, với hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng mà thiệt hại đối với nhà nước từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất được quy định tại khoản 3, điều 222 BLHS năm 2015 với mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Khi Cơ quan CSĐT, Bộ Công an khởi tố ông Nguyễn Quang Tuấn, nhiều người khá bất ngờ. Tuy nhiên, với những người theo dõi vụ án xảy ra tại bệnh viện tim Hà Nội thì sự việc này hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi thời điểm vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội thì khi đó ông Nguyễn Quang Tuấn đang giữ chức giám đốc bệnh viện.
Theo quy định của pháp luật, hành vi mua sắm máy móc, thiết bị y tế phải thực hiện thông qua hình thức đấu thầu, một số trường hợp thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về chỉ định thầu.Tất cả các trình tự, thủ tục, căn cứ phải tuân theo quy định của luật đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan. Hành vi vi phạm quy định về đấu thầu như thông thầu, không công khai minh bạch, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu là các hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục đích của hoạt động đấu thầu là để lựa chọn nhà thầu tốt nhất, lựa chọn được loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa cho nhà nước - Nhà nước bỏ ra một khoản chi phí thấp nhất có thể nhưng lại có được sản phẩm hàng hóa dịch vụ tốt nhất có thể. Nếu không tuân thủ các quy định về đấu thầu thì có thể nhà nước sẽ phải chi phí ra một khoản tiền rất lớn nhưng lại mua về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, tài sản của nhân dân.
Bởi vậy, để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công có hiệu quả, việc mua sắm thiết bị y tế hợp lý, tiết kiệm chi phí cho nhà nước thì việc tổ chức đấu thầu phải tuân thủ các quy định của luật Đấu thầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu nêu trên sẽ ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu, không đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, minh bạch. Hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thất thoát tài sản của nhà nước, làm mất niềm tin của người dân đối với cán bộ, làm suy thoái đạo đức cán bộ và bất bình đẳng trong xã hội.
Khi mà những vụ việc vi phạm quy định về đấu thầu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gian lận, tiêu cực trong các bệnh viện ngày càng được cơ quan chức năng phát hiện, phanh phui, xử lý càng nhiều thì cho thấy sự việc không còn là đơn lẻ, không còn là cá biệt, không phải là suy thoái đạo đức, lối sống, nhân cách của một vài cán bộ mà nó đã trở thành vấn đề xã hội, cần phải đấu tranh để loại bỏ.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra sẽ xác định vai trò đối với từng bị can, sẽ xác định những thiệt hại mà các bị can đã gây ra đối với xã hội, sẽ làm rõ số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động vi phạm quy định về đấu thầu để có hình thức xử lý phù hợp, làm căn cứ áp dụng chế tài và xác định trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại.
Dù vụ án có diễn biến theo hướng nào chăng nữa thì việc khởi tố một loạt các cán bộ cao cấp trong lĩnh vực y tế, giáo sư, tiến sĩ, những người có chuyên môn rất cao trong ngành y tế, những người đứng đầu bệnh viện lớn tại Việt Nam là câu chuyện hết sức đau lòng cho ngành y tế, thiệt hại nghiêm trọng đến chất xám, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế.
Điều này cho thấy đang có những lỗ hổng trong công tác quản lý tài sản công, thiếu sự kiểm tra giám sát đối với hoạt động đấu thầu dẫn đến vi phạm, thất thoát tài sản nhà nước. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cán bộ khi quyết định đến các vấn đề sử dụng tài sản, nguồn vốn ngân sách nhà nước, cảnh báo cho công tác quản lý kinh tế, cho vấn đề mua sắm tài sản công phải thực hiện quy định của luật đấu thầu.
Với những cán bộ có chuyên môn giỏi nhưng không có khả năng lãnh đạo tốt nhất chị nên làm công tác chuyên môn để tránh lãng phí, thiệt hại chất xám. Người lãnh đạo phải là người có trình độ quản lý, am hiểu pháp luật và biết tuân thủ pháp luật.
>>> Mời độc giả xem thêm video Rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội. Nguồn: THĐT