Ngày 5/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An cho biết, đã khởi tố 3 tội danh đối với ông Lê Tùng Vân (SN 1932, ngụ quận 6, TP Hồ Chí Minh), người đứng đầu "Tịnh thất Bồng Lai" ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 3 tội danh ông Vân bị khởi tố gồm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân... và tội loạn luân.Từ tháng 11/2021, Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã vào cuộc điều tra tại cơ sở thờ tự, nuôi dưỡng trẻ em “Tịnh thất Bồng Lai” hay “Thiền am bên bờ vũ trụ”. Ngày 4/1/2022, Công an huyện Đức Hòa phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh Long An, Viện Kiểm sát tống đạt quyết định khởi tố và khám xét "Tịnh thất Bồng Lai", đưa một số người liên quan về trụ sở lấy lời khai.Hiện các tội danh trên đang được củng cố hồ sơ xử lý. Bước đầu xác định kết quả giám định AND của ông Vân trùng với AND của một số trẻ được nuôi dưỡng trong tịnh thất, nơi có mẹ của các bé ở cùng. Đây là chứng cứ về hành vi loạn luân và Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Vân. Những người liên quan trong Tịnh thất Bồng Lai này cũng đang được củng cố hồ sơ xử lý.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, đầu năm 2014, bà Cao Thị Cúc (SN 1960, hộ khẩu thường trú xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) mua lại nhà, đất (gần 2.000m2) ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa rồi chuyển về đây sinh sống, sau đó sửa chữa lại làm điểm tu tại gia.Ông Lê Tùng Vân (SN 1932, hộ khẩu thường trú phường 10, quận 6, TP Hồ Chí Minh, tạm trú tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh lập trại dưỡng lão và nuôi trẻ mồ côi Thánh Đức, tự phong mình là Giám đốc. Năm 2007 do hoạt động không đúng theo quy định pháp luật về điều kiện vật chất, vệ sinh môi trường tại cơ sở không bảo đảm, việc chấp hành đăng ký tạm trú và đăng ký nhận nuôi con nuôi không tuân thủ quy định nên UBND huyện Bình Chánh có quyết định chấm dứt hoạt động đối với cơ sở Thánh Đức.Năm 2015, ông Vân bán hết đất tại địa chỉ trên về tạm trú tại hộ bà Cao Thị Cúc ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và nhận nuôi con nuôi làm từ thiện. Tuy nhiên qua điều tra đa số trẻ sống trong hộ bà Cúc không phải trẻ mồ côi. Những đứa trẻ này đều có mẹ ở cùng. Thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, hộ bà Cúc có 18 người đang cư trú, trong đó có 6 trẻ em đều có mẹ ruột cùng tạm trú.Đáng chú ý, nhóm người tại "Tịnh thất Bồng Lai" đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội cá nhân khác nhau đăng nhiều video với nội dung không đúng sự thật về diễn biến vụ việc xảy ra tại đây. Ngày 1/1/2020, ông Lê Tùng Vân đã làm lễ đổi tên "Tịnh thất Bồng Lai" thành "Thiền am bên bờ vũ trụ".Về hoạt động của "Tịnh thất Bồng Lai", Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An cũng đã có văn bản khẳng định "Tư thất Bồng Lai xã Hòa Khánh Tây không phải là cơ sở tu viện hợp pháp do Ban Trị sự giáo hội phật giáo tỉnh quản lý". Những người đang sống và sinh hoạt tại đó không phải là tu sĩ phật giáo. Do đó, không liên quan đến sự quản lý của giáo hội. Sự việc mang tính chất lợi dụng hình thức tu sĩ phật giáo để lừa gạt lòng tin của tín đồ phật giáo để trục lợi".Đồng thời, theo thông tin từ ngành chức năng thì kết quả xác minh cho thấy số trẻ em, thanh niên sinh sống tại "Tịnh thất Bồng Lai", "Thiền am bên bờ vũ trụ" đa số không phải trẻ em mồ côi, cơ nhỡ. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Long An cũng nhận trực tiếp nhiều đơn tố cáo về "Tịnh thất Bồng Lai" này, nhất là đối với ông Vân nên quyết định lập hồ sơ điều tra vụ việc.Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, với vụ việc xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai”, tỉnh Long An, thời gian qua, dư luận xã hội có nhiều thông tin liên quan, thậm chí có đơn thư tố cáo liên quan hoạt động kêu gọi quyên góp, ủng hộ từ thiện. Cơ quan chức năng đã xác định đây không phải là một hoạt động tôn giáo, không phải cơ sở thờ tự có sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Như vậy những người ở Tịnh thất Bồng Lai cạo đầu, mặc áo tu hành, có biểu hiện của hoạt động tôn giáo trái phép. Hành vi này, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.Đối với hành vi giả danh cơ sở tôn giáo, kêu gọi từ thiện, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật không cho phép tổ chức, cá nhân đưa ra thông tin gian dối về bản thân mình để nhận tiền tài trợ, từ thiện từ người khác. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ, cơ sở thờ tự này có nhân danh tôn giáo để thực hiện các hoạt động quyên góp hay không, số tiền nhận từ các hoạt động kêu gọi quyên góp là bao nhiêu. Trên cơ sở xác minh, nếu có căn cứ cho thấy, cơ sở đã đưa thông tin sai sự thật dẫn đến những tổ chức cá nhân hiểu lầm từ thông tin sai sự thật ấy chuyển tiền, khi đó cơ quan điều tra sẽ xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174, BLHS năm 2015. (Ảnh: Vietnamnet)Thông tin dư luận cũng cho rằng, những người sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai có cùng quan hệ huyết thống, luật sư Cường cho rằng, cơ quan chức năng sẽ làm rõ việc có quan hệ huyết thống, quan hệ cận huyết 3 đời hay không? Trường hợp căn cứ cho thấy có hành vi quan hệ giữa những người có quan hệ trực hệ 3 đời dẫn đến sinh con, hành vi này có thể xử lý hình sự về tội loạn luân theo quy định của BLHS năm 2015.>>> Mời độc giả xem thêm video Sự thật về "Tịnh Thất Bồng Lai". Nguồn: VTV24
Ngày 5/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An cho biết, đã khởi tố 3 tội danh đối với ông Lê Tùng Vân (SN 1932, ngụ quận 6, TP Hồ Chí Minh), người đứng đầu "Tịnh thất Bồng Lai" ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 3 tội danh ông Vân bị khởi tố gồm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân... và tội loạn luân.
Từ tháng 11/2021, Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã vào cuộc điều tra tại cơ sở thờ tự, nuôi dưỡng trẻ em “Tịnh thất Bồng Lai” hay “Thiền am bên bờ vũ trụ”. Ngày 4/1/2022, Công an huyện Đức Hòa phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh Long An, Viện Kiểm sát tống đạt quyết định khởi tố và khám xét "Tịnh thất Bồng Lai", đưa một số người liên quan về trụ sở lấy lời khai.
Hiện các tội danh trên đang được củng cố hồ sơ xử lý. Bước đầu xác định kết quả giám định AND của ông Vân trùng với AND của một số trẻ được nuôi dưỡng trong tịnh thất, nơi có mẹ của các bé ở cùng. Đây là chứng cứ về hành vi loạn luân và Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Vân. Những người liên quan trong Tịnh thất Bồng Lai này cũng đang được củng cố hồ sơ xử lý.
Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, đầu năm 2014, bà Cao Thị Cúc (SN 1960, hộ khẩu thường trú xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) mua lại nhà, đất (gần 2.000m2) ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa rồi chuyển về đây sinh sống, sau đó sửa chữa lại làm điểm tu tại gia.
Ông Lê Tùng Vân (SN 1932, hộ khẩu thường trú phường 10, quận 6, TP Hồ Chí Minh, tạm trú tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh lập trại dưỡng lão và nuôi trẻ mồ côi Thánh Đức, tự phong mình là Giám đốc. Năm 2007 do hoạt động không đúng theo quy định pháp luật về điều kiện vật chất, vệ sinh môi trường tại cơ sở không bảo đảm, việc chấp hành đăng ký tạm trú và đăng ký nhận nuôi con nuôi không tuân thủ quy định nên UBND huyện Bình Chánh có quyết định chấm dứt hoạt động đối với cơ sở Thánh Đức.
Năm 2015, ông Vân bán hết đất tại địa chỉ trên về tạm trú tại hộ bà Cao Thị Cúc ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và nhận nuôi con nuôi làm từ thiện. Tuy nhiên qua điều tra đa số trẻ sống trong hộ bà Cúc không phải trẻ mồ côi. Những đứa trẻ này đều có mẹ ở cùng. Thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, hộ bà Cúc có 18 người đang cư trú, trong đó có 6 trẻ em đều có mẹ ruột cùng tạm trú.
Đáng chú ý, nhóm người tại "Tịnh thất Bồng Lai" đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội cá nhân khác nhau đăng nhiều video với nội dung không đúng sự thật về diễn biến vụ việc xảy ra tại đây. Ngày 1/1/2020, ông Lê Tùng Vân đã làm lễ đổi tên "Tịnh thất Bồng Lai" thành "Thiền am bên bờ vũ trụ".
Về hoạt động của "Tịnh thất Bồng Lai", Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An cũng đã có văn bản khẳng định "Tư thất Bồng Lai xã Hòa Khánh Tây không phải là cơ sở tu viện hợp pháp do Ban Trị sự giáo hội phật giáo tỉnh quản lý". Những người đang sống và sinh hoạt tại đó không phải là tu sĩ phật giáo. Do đó, không liên quan đến sự quản lý của giáo hội. Sự việc mang tính chất lợi dụng hình thức tu sĩ phật giáo để lừa gạt lòng tin của tín đồ phật giáo để trục lợi".
Đồng thời, theo thông tin từ ngành chức năng thì kết quả xác minh cho thấy số trẻ em, thanh niên sinh sống tại "Tịnh thất Bồng Lai", "Thiền am bên bờ vũ trụ" đa số không phải trẻ em mồ côi, cơ nhỡ. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Long An cũng nhận trực tiếp nhiều đơn tố cáo về "Tịnh thất Bồng Lai" này, nhất là đối với ông Vân nên quyết định lập hồ sơ điều tra vụ việc.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, với vụ việc xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai”, tỉnh Long An, thời gian qua, dư luận xã hội có nhiều thông tin liên quan, thậm chí có đơn thư tố cáo liên quan hoạt động kêu gọi quyên góp, ủng hộ từ thiện. Cơ quan chức năng đã xác định đây không phải là một hoạt động tôn giáo, không phải cơ sở thờ tự có sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Như vậy những người ở Tịnh thất Bồng Lai cạo đầu, mặc áo tu hành, có biểu hiện của hoạt động tôn giáo trái phép. Hành vi này, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với hành vi giả danh cơ sở tôn giáo, kêu gọi từ thiện, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật không cho phép tổ chức, cá nhân đưa ra thông tin gian dối về bản thân mình để nhận tiền tài trợ, từ thiện từ người khác. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ, cơ sở thờ tự này có nhân danh tôn giáo để thực hiện các hoạt động quyên góp hay không, số tiền nhận từ các hoạt động kêu gọi quyên góp là bao nhiêu. Trên cơ sở xác minh, nếu có căn cứ cho thấy, cơ sở đã đưa thông tin sai sự thật dẫn đến những tổ chức cá nhân hiểu lầm từ thông tin sai sự thật ấy chuyển tiền, khi đó cơ quan điều tra sẽ xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174, BLHS năm 2015. (Ảnh: Vietnamnet)
Thông tin dư luận cũng cho rằng, những người sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai có cùng quan hệ huyết thống, luật sư Cường cho rằng, cơ quan chức năng sẽ làm rõ việc có quan hệ huyết thống, quan hệ cận huyết 3 đời hay không? Trường hợp căn cứ cho thấy có hành vi quan hệ giữa những người có quan hệ trực hệ 3 đời dẫn đến sinh con, hành vi này có thể xử lý hình sự về tội loạn luân theo quy định của BLHS năm 2015.
>>> Mời độc giả xem thêm video Sự thật về "Tịnh Thất Bồng Lai". Nguồn: VTV24