Trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội về đêm tối, trong những ngày dịch COVID-19 hoành hành, thấp thoáng mới thấy bóng người tham gia giao thông, gần như tất cả dân chúng đang được ở nhà an toàn để cách ly COVID-19.Thế nhưng, những công nhân vệ sinh môi trường vẫn miệt mài công việc như bao ngày thường.Người phụ nữ này đã có 23 năm làm công việc này, chị cho biết:"Tổ của tôi có hơn 20 người được phân công vệ sinh trên địa bàn phường Dịch Vọng, Cầu Giấy. Việc làm bắt đầu từ 15h cho đến đầu giờ sáng hôm sau".Ông Đan (58 tuổi, quê ở Nam Định) chia sẻ, những ngày dịch COVID-19, ông và đồng nghiệp rất lo lắng, bởi thường xuyên tiếp xúc với rác rưởi, khẩu trang dùng rồi bị bỏ đi..."Chú bảo không lo lắng sao được, người dân đi vứt rác rưởi, tay họ cầm nắm vào túi nilon, chai lọ... chúng tôi không cẩn thận thì rất dễ dính bệnh tật vào người", ông Đan nói.Cũng theo ông Đan, mặc dù đang trong thời gian cách ly toàn xã hội, khối lượng rác có phần ít hơn, nhưng hôm nào cũng 1 - 2h sáng ông mới trở về nhà vì còn phải chờ xe vận chuyển."Hôm nào xe rác đến muộn thì còn lâu mới được về nhà. Làm nghề này phải kiên trì, không ngại hôi hám", ông Đan nói.Trên đường Quan Hoa, rác đã được tập kết xong chỉ chờ xe đến vận chuyển.Chị Ngoan đang tranh thủ lượm nhặt ve chai, đó là "chiến lợi phẩm" của chị và đồng nghiệp, chị nói: "Lương tháng từ công việc vệ sinh môi trường được hơn 5 triệu đồng, chị em chúng tôi lượm nhặt thêm ve chai, sau này bán đi để làm quỹ chung, cùng nhau sinh hoạt khi cần".>>> Xem thêm video: Toàn cảnh phòng chống dịch COVID-19 ngày 7/4/2020
Trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội về đêm tối, trong những ngày dịch COVID-19 hoành hành, thấp thoáng mới thấy bóng người tham gia giao thông, gần như tất cả dân chúng đang được ở nhà an toàn để cách ly COVID-19.
Thế nhưng, những công nhân vệ sinh môi trường vẫn miệt mài công việc như bao ngày thường.
Người phụ nữ này đã có 23 năm làm công việc này, chị cho biết:"Tổ của tôi có hơn 20 người được phân công vệ sinh trên địa bàn phường Dịch Vọng, Cầu Giấy. Việc làm bắt đầu từ 15h cho đến đầu giờ sáng hôm sau".
Ông Đan (58 tuổi, quê ở Nam Định) chia sẻ, những ngày dịch COVID-19, ông và đồng nghiệp rất lo lắng, bởi thường xuyên tiếp xúc với rác rưởi, khẩu trang dùng rồi bị bỏ đi...
"Chú bảo không lo lắng sao được, người dân đi vứt rác rưởi, tay họ cầm nắm vào túi nilon, chai lọ... chúng tôi không cẩn thận thì rất dễ dính bệnh tật vào người", ông Đan nói.
Cũng theo ông Đan, mặc dù đang trong thời gian cách ly toàn xã hội, khối lượng rác có phần ít hơn, nhưng hôm nào cũng 1 - 2h sáng ông mới trở về nhà vì còn phải chờ xe vận chuyển.
"Hôm nào xe rác đến muộn thì còn lâu mới được về nhà. Làm nghề này phải kiên trì, không ngại hôi hám", ông Đan nói.
Trên đường Quan Hoa, rác đã được tập kết xong chỉ chờ xe đến vận chuyển.
Chị Ngoan đang tranh thủ lượm nhặt ve chai, đó là "chiến lợi phẩm" của chị và đồng nghiệp, chị nói: "Lương tháng từ công việc vệ sinh môi trường được hơn 5 triệu đồng, chị em chúng tôi lượm nhặt thêm ve chai, sau này bán đi để làm quỹ chung, cùng nhau sinh hoạt khi cần".
>>> Xem thêm video: Toàn cảnh phòng chống dịch COVID-19 ngày 7/4/2020