Tuy diện tích nhỏ hơn trên đất liền, nhưng các lớp học ở xã đảo Song Tử Tây, Trường Sa cũng được trang bị rất đầy đủ những dụng cụ học tập, bàn ghế, tranh ảnh. Gia đình của các em học sinh ngay sát trường nên đi lại rất dễ dàng.Tuy nhiên do số lượng học sinh còn ít nên các em đều được xếp chung vào một lớp, nhưng quay về những hướng khác nhau. Hiện tại ở đây các em học theo 3 lớp (1, 2 và 3) nên thầy giáo Lê Văn Mạnh cũng phải "xoay" như chong chóng trong suốt buổi học để chỉ bảo các em.Trong khi các anh chị lớp 3 đang làm các phép tính......thì những em nhỏ hơn lại nắn nót với những dòng tập viết.Các em được học đúng với chương trình ở đất liền, thời gian các buổi học và học kỳ cũng tương tự.Do có ít người và thường xuyên gặp gỡ các thầy sau giờ học nên các em rất mạnh dạn, không khí lớp học rất ấm cúng.Hai "anh chị" lớn nhất trong lớp.Hai thầy giáo trên đảo Song Tử Tây đang sửa lại hàng rào cho bồn hoa trước lớp. Do đang là thời gian cao điểm mùa khô nên các chú bò trên đảo có lúc "tấn công" cả vào đây để ăn hoa do thiếu cỏ tươi.Một em học sinh học bài dưới ánh đèn pin do trên đảo đang mất điện.Toàn cảnh Trường tiểu học xã Song Tử Tây.Tương tự trên đảo Song Tử Tây, Trường tiểu học thị trấn Trường Sa cũng được đầu tư rất khang trang.Thầy giáo Phạm Trung Việt cho biết: "Ban đầu ra đây tôi rất bỡ ngỡ, nhưng chỉ thời gian ngắn sau đã quen vì điều kiện ở đây không khác đất liền là bao". Theo thầy Việt thì điều tốt nhất của học sinh ở đây là được sống trong môi trường rất hòa đồng, tình cảm và không có những thói quen, hiện tượng xấu như trong đất liền.Trong giờ giải lao và sau khi tan học các em thường tập trung ngay tại sân trường để vui chơi.Do gần biển nên những đồ bằng sắt thép rất nhanh hư hỏng
Tuy diện tích nhỏ hơn trên đất liền, nhưng các lớp học ở xã đảo Song Tử Tây, Trường Sa cũng được trang bị rất đầy đủ những dụng cụ học tập, bàn ghế, tranh ảnh. Gia đình của các em học sinh ngay sát trường nên đi lại rất dễ dàng.
Tuy nhiên do số lượng học sinh còn ít nên các em đều được xếp chung vào một lớp, nhưng quay về những hướng khác nhau. Hiện tại ở đây các em học theo 3 lớp (1, 2 và 3) nên thầy giáo Lê Văn Mạnh cũng phải "xoay" như chong chóng trong suốt buổi học để chỉ bảo các em.
Trong khi các anh chị lớp 3 đang làm các phép tính...
...thì những em nhỏ hơn lại nắn nót với những dòng tập viết.
Các em được học đúng với chương trình ở đất liền, thời gian các buổi học và học kỳ cũng tương tự.
Do có ít người và thường xuyên gặp gỡ các thầy sau giờ học nên các em rất mạnh dạn, không khí lớp học rất ấm cúng.
Hai "anh chị" lớn nhất trong lớp.
Hai thầy giáo trên đảo Song Tử Tây đang sửa lại hàng rào cho bồn hoa trước lớp. Do đang là thời gian cao điểm mùa khô nên các chú bò trên đảo có lúc "tấn công" cả vào đây để ăn hoa do thiếu cỏ tươi.
Một em học sinh học bài dưới ánh đèn pin do trên đảo đang mất điện.
Toàn cảnh Trường tiểu học xã Song Tử Tây.
Tương tự trên đảo Song Tử Tây, Trường tiểu học thị trấn Trường Sa cũng được đầu tư rất khang trang.
Thầy giáo Phạm Trung Việt cho biết: "Ban đầu ra đây tôi rất bỡ ngỡ, nhưng chỉ thời gian ngắn sau đã quen vì điều kiện ở đây không khác đất liền là bao". Theo thầy Việt thì điều tốt nhất của học sinh ở đây là được sống trong môi trường rất hòa đồng, tình cảm và không có những thói quen, hiện tượng xấu như trong đất liền.
Trong giờ giải lao và sau khi tan học các em thường tập trung ngay tại sân trường để vui chơi.
Do gần biển nên những đồ bằng sắt thép rất nhanh hư hỏng