7h, Cao Oanh rảo bước trên con phố cạnh nhà. Cô mua cho mình một ly cà phê như thói quen. Là nhân viên văn phòng, đều đặn sáng nào cô gái cũng dậy sớm đi làm. Nếu như những người trẻ khác thường sống ở Hà Đông đi làm tại trung tâm thành phố thì Oanh ngược lại.Nhà cô ở quận Ba Đình, cơ quan ở quận Hà Đông. Lâu nay, cô không dùng xe máy mà lựa chọn xe buýt là phương tiện chính để di chuyển. "Gần chục năm học tập và làm việc tại Hà Nội, tôi dùng từ xe buýt thường đến buýt nhanh.Mấy ngày gần đây tàu đường sắt trên cao hoạt động, tôi chuyển sang đi thử", Oanh chia sẻ.Mất khoảng 15 phút đi bộ, Oanh có mặt tại nhà ga Cát Linh. Đồ đạc mang theo chỉ có một túi nhỏ để vật dụng cá nhân và túi cơm trưa. Lấy làm vui vẻ khi được đi bộ mỗi ngày, cô coi đó là lý do chính đáng để bản thân chăm vận động hơn.Khi tàu Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, Oanh tranh thủ đi thử. Cô không phải thức quá sớm, di chuyển nhanh, chấm dứt cảnh kẹt cứng giữa dòng xe cộ, có thời gian thong thả ghi lại những hình ảnh lạ mắt là những điều mới mẻ mà cô được tận hưởng khi sử dụng tàu điện trên cao. Mỗi lần như vậy, Oanh đi từ nhà đến nơi làm việc chỉ mất hơn 20 phút.So sánh cả 3 loại phương tiện, Oanh thấy tàu trên cao ít nhược điểm nhất, dù tính kết nối giữa các phương tiện công cộng từ nhà ga đi nơi khác chưa thực sự thuận tiện. "Với tôi, cả điểm đi và đến thuận tiện cho công việc", Oanh nói rồi nhanh chóng hòa vào dòng người trên đường. Giảm bớt nỗi ám ảnh tắc đường: Từ ngày 6/11, những chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đều đặn lăn bánh qua nhiều tuyến phố trung tâm thủ đô, cứ mỗi 10-15 phút/chuyến.Lúc này, nhiều người nhận ra rằng đi tàu điện trên cao khá thuận lợi. Bất chấp dòng xe cộ đông đúc rực đỏ đèn khung giờ cao điểm, ở dưới cứ ùn ứ, bên trên vẫn thong thả đi. Chỉ duy nhất một trở ngại khiến họ phải tính toán đó là khi xuống ga cần đến, sẽ di chuyển tiếp bằng cách nào?Trong 15 ngày đầu tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông không thu phí, trên toa luôn rất đông khách. Trong khi đa phần khách "đi thử cho biết", nhiều người làm ở các văn phòng, công sở bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc coi đường sắt trên cao là một phương tiện di chuyển chính của mình trong tương lai.Họ mong không chỉ có mỗi dự án Cát Linh - Hà Đông hay Nhổn - Ga Hà Nội mà còn có nhiều tuyến tàu nữa kết nối với nhau để đi lại dễ dàng hơn.Doãn Minh Hoàng (28 tuổi) là một người trong số đó. Một buổi sáng đầu tuần sau khi tàu chạy được 2 ngày, anh mang chiếc xe đạp gập lên toa để đi làm.Hoàng kể anh sống tại khu vực Kim Giang (quận Thanh Xuân), công ty ở phố Núi Trúc (quận Ba Đình), chỉ cách ga Cát Linh vài trăm mét. Tổng chiều dài quãng đường hai chiều của anh khoảng 18 km.Nhiều năm nay, trung bình mỗi ngày anh mất 1-2 giờ trên đường, chịu ô nhiễm cả về khói bụi lẫn tiếng ồn, chỉ để di chuyển từ nhà đến công ty bằng xe máy, còn bây giờ đi tàu, tổng cộng 30 phút cả đi và về."Trước đây, tôi ít khi sử dụng phương tiện công cộng để đi làm vì nếu đi buýt thì phải đổi xe tới vài lần lại rất đông người, chờ đợi lâu, nhưng khi đi tàu điện có thể mang theo cả xe đạp gập, vừa rèn luyện sức khỏe vừa an toàn. Với mức chi phí 200.000 đồng/tháng là điều chấp nhận được", Hoàng cho biết thêm.Mất cả giờ để đợi và đi xe buýt: Khác với tàu điện một mình một lối ở trên cao, xe buýt đi trên đường nội đô luôn phải chen với nhiều loại phương tiện khác. Việc sử dụng xe buýt đi lại cũng là điều nhiều người vẫn còn e ngại. Cùng là tuyến đường có tàu điện trên cao tại trục Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) - Trần Phú - Quang Trung (Hà Đông), vào giờ tan tầm, những người ngồi trên xe buýt cũng phải chịu cảnh nhích từng chút như người đi xe máy. Mất cả giờ để đợi và đi xe buýt: Khác với tàu điện một mình một lối ở trên cao, xe buýt đi trên đường nội đô luôn phải chen với nhiều loại phương tiện khác. Việc sử dụng xe buýt đi lại cũng là điều nhiều người vẫn còn e ngại. Cùng là tuyến đường có tàu điện trên cao tại trục Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) - Trần Phú - Quang Trung (Hà Đông), vào giờ tan tầm, những người ngồi trên xe buýt cũng phải chịu cảnh nhích từng chút như người đi xe máy.Phóng viên có mặt trên một chuyến xe buýt số 02 vào giờ cao điểm chiều 9/11, ba ngày sau khi tàu Cát Linh - Hà Đông được đưa vào sử dụng. Thực tế cho thấy phải mất hơn một giờ để đi 10 km từ Ngã Tư Sở tới Bến xe Yên Nghĩa, điểm cuối của hai tuyến BRT và tàu đường sắt trên cao. Di chuyển chậm với lượng khách khá ít ỏi.Tan ca, hơn một giờ từ lúc lên xe, chị Nguyễn Kim Anh (trú quận Hà Đông) tỏ ra mệt mỏi sau ngày dài làm việc. Chị kể hàng ngày phải đến cơ quan bằng xe buýt vì xa, từ quận Hà Đông đến quận Long Biên dài hơn 20 km. Kim Anh đã đi thử tàu điện, cảm thấy nhanh nhưng lại không tiện đường đi làm, cuối cùng vẫn phải chịu khổ trên chiếc xe buýt quen thuộc vì tiện hơn, phù hợp với lộ trình."Nếu như có một hệ thống kết nối ga tàu điện với các địa điểm khác thì tiện lợi quá. Tôi sẽ cân nhắc chuyển sang tàu điện ở giữa chặng của mình để về Hà Đông những lúc tắc đường”, chị Kim Anh nói.Trên một chuyến xe buýt khác cùng cung đường với tàu điện từ Nguyễn Trãi về Hà Đông, ông Nguyễn Văn Môn (83 tuổi) với dáng vẻ mệt mỏi, thỉnh thoảng gục đầu ngủ. Chỉ di chuyển khoảng 5 km ông đã mất 40 phút bao gồm cả chờ đợi. “Tôi lên xe số 94 ở bến Nguyễn Trãi đi về Hà Đông, ga tàu điện Thượng Đình cách đấy hơn 200 m. Đã nhiều năm nay tôi quen với việc di chuyển bằng xe buýt. Tàu điện thì êm và nhanh thật, nhưng tôi không quen. Tuổi đã cao, lười đi bộ và leo thang lên nhà ga lắm. Hôm nào đường quá tắc, tôi sẽ đi tàu”, ông Môn nói. Nhà chờ xe buýt BRT vắng khách: Năm 2016, tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa được hoạt động. Hiện dự án này có 22 xe chạy ngày trong tuần và 16 xe hoạt động cuối tuần. 17h, đường xá Hà Nội chật cứng người khi dân văn phòng, người lao động trở về nhà sau ngày dài làm việc. Với thế mạnh được phân làn riêng và có nhiều thiết bị công nghệ tiện ích lẽ ra buýt BRT phải trở thành loại hình giao thông công cộng được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, tại các phòng chờ và hai đầu bến BRT trong khung giờ cao điểm lại rất vắng người. Trên các chuyến buýt qua lại cũng còn rất nhiều chỗ trống.Vũ An (25 tuổi) rời văn phòng làm việc. Là người trẻ sinh sống và làm việc trong thành phố, có phương tiện cá nhân nhưng An vẫn chọn di chuyển bằng xe buýt nhanh khi không có việc gấp. "Nhìn chung trong tương lai, việc sử dụng phương tiện công cộng sẽ trở thành xu thế để giảm bớt áp lực cho giao thông trong đô thị. Cá nhân mình cũng đang tập làm quen với điều đó", An chia sẻ.Tuy nhiên, An cũng chỉ tự tin di chuyển bằng xe buýt nhanh trong các trường hợp không có việc gấp. Nhà chờ BRT trên đường Tố Hữu lúc này chỉ có một mình An đứng chờ xe. Cậu liên tục kiểm tra lộ trình chuyến xe trên ứng dụng. "Đôi lúc vẫn chịu cảnh đi chậm và tắc như xe buýt thường", chàng trai lắc đầu chán nản.Với quãng đường 12,2 km từ Bến xe Kim Mã về điểm cuối Yên Nghĩa, buýt BRT dự kiến di chuyển nửa giờ. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian di chuyển bị chậm lại hàng chục phút. Nguyên nhân chính là làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh bị các phương tiện chạy cùng chiều lấn chiếm. Trên những tuyến BRT giờ cao điểm, theo khảo sát của Zing, lượng khách đông nhất chỉ 20-30 người trong khi sức chứa lên tới 90 khách mỗi lượt.Từ ngày 6/11, đường từ trung tâm thủ đô về các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân, có 3 loại phương tiện giao thông công cộng để người dân lựa chọn nhưng dù sử dụng phương tiện nào họ cũng phải đối mặt với những bất cập khác nhau. Sự xuất hiện của tàu điện tuyến Cát Linh - Hà Đông có nhiều ưu điểm nhưng chưa hoàn toàn thuận tiện đối với đa số. Hiệu quả của dự án này vẫn phải chờ sự trả lời của thời gian.
7h, Cao Oanh rảo bước trên con phố cạnh nhà. Cô mua cho mình một ly cà phê như thói quen. Là nhân viên văn phòng, đều đặn sáng nào cô gái cũng dậy sớm đi làm. Nếu như những người trẻ khác thường sống ở Hà Đông đi làm tại trung tâm thành phố thì Oanh ngược lại.
Nhà cô ở quận Ba Đình, cơ quan ở quận Hà Đông. Lâu nay, cô không dùng xe máy mà lựa chọn xe buýt là phương tiện chính để di chuyển. "Gần chục năm học tập và làm việc tại Hà Nội, tôi dùng từ xe buýt thường đến buýt nhanh.
Mấy ngày gần đây tàu đường sắt trên cao hoạt động, tôi chuyển sang đi thử", Oanh chia sẻ.
Mất khoảng 15 phút đi bộ, Oanh có mặt tại nhà ga Cát Linh. Đồ đạc mang theo chỉ có một túi nhỏ để vật dụng cá nhân và túi cơm trưa. Lấy làm vui vẻ khi được đi bộ mỗi ngày, cô coi đó là lý do chính đáng để bản thân chăm vận động hơn.
Khi tàu Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, Oanh tranh thủ đi thử. Cô không phải thức quá sớm, di chuyển nhanh, chấm dứt cảnh kẹt cứng giữa dòng xe cộ, có thời gian thong thả ghi lại những hình ảnh lạ mắt là những điều mới mẻ mà cô được tận hưởng khi sử dụng tàu điện trên cao. Mỗi lần như vậy, Oanh đi từ nhà đến nơi làm việc chỉ mất hơn 20 phút.
So sánh cả 3 loại phương tiện, Oanh thấy tàu trên cao ít nhược điểm nhất, dù tính kết nối giữa các phương tiện công cộng từ nhà ga đi nơi khác chưa thực sự thuận tiện. "Với tôi, cả điểm đi và đến thuận tiện cho công việc", Oanh nói rồi nhanh chóng hòa vào dòng người trên đường.
Giảm bớt nỗi ám ảnh tắc đường: Từ ngày 6/11, những chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đều đặn lăn bánh qua nhiều tuyến phố trung tâm thủ đô, cứ mỗi 10-15 phút/chuyến.
Lúc này, nhiều người nhận ra rằng đi tàu điện trên cao khá thuận lợi. Bất chấp dòng xe cộ đông đúc rực đỏ đèn khung giờ cao điểm, ở dưới cứ ùn ứ, bên trên vẫn thong thả đi. Chỉ duy nhất một trở ngại khiến họ phải tính toán đó là khi xuống ga cần đến, sẽ di chuyển tiếp bằng cách nào?
Trong 15 ngày đầu tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông không thu phí, trên toa luôn rất đông khách. Trong khi đa phần khách "đi thử cho biết", nhiều người làm ở các văn phòng, công sở bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc coi đường sắt trên cao là một phương tiện di chuyển chính của mình trong tương lai.
Họ mong không chỉ có mỗi dự án Cát Linh - Hà Đông hay Nhổn - Ga Hà Nội mà còn có nhiều tuyến tàu nữa kết nối với nhau để đi lại dễ dàng hơn.
Doãn Minh Hoàng (28 tuổi) là một người trong số đó. Một buổi sáng đầu tuần sau khi tàu chạy được 2 ngày, anh mang chiếc xe đạp gập lên toa để đi làm.
Hoàng kể anh sống tại khu vực Kim Giang (quận Thanh Xuân), công ty ở phố Núi Trúc (quận Ba Đình), chỉ cách ga Cát Linh vài trăm mét. Tổng chiều dài quãng đường hai chiều của anh khoảng 18 km.
Nhiều năm nay, trung bình mỗi ngày anh mất 1-2 giờ trên đường, chịu ô nhiễm cả về khói bụi lẫn tiếng ồn, chỉ để di chuyển từ nhà đến công ty bằng xe máy, còn bây giờ đi tàu, tổng cộng 30 phút cả đi và về.
"Trước đây, tôi ít khi sử dụng phương tiện công cộng để đi làm vì nếu đi buýt thì phải đổi xe tới vài lần lại rất đông người, chờ đợi lâu, nhưng khi đi tàu điện có thể mang theo cả xe đạp gập, vừa rèn luyện sức khỏe vừa an toàn. Với mức chi phí 200.000 đồng/tháng là điều chấp nhận được", Hoàng cho biết thêm.
Mất cả giờ để đợi và đi xe buýt: Khác với tàu điện một mình một lối ở trên cao, xe buýt đi trên đường nội đô luôn phải chen với nhiều loại phương tiện khác. Việc sử dụng xe buýt đi lại cũng là điều nhiều người vẫn còn e ngại. Cùng là tuyến đường có tàu điện trên cao tại trục Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) - Trần Phú - Quang Trung (Hà Đông), vào giờ tan tầm, những người ngồi trên xe buýt cũng phải chịu cảnh nhích từng chút như người đi xe máy.
Mất cả giờ để đợi và đi xe buýt: Khác với tàu điện một mình một lối ở trên cao, xe buýt đi trên đường nội đô luôn phải chen với nhiều loại phương tiện khác. Việc sử dụng xe buýt đi lại cũng là điều nhiều người vẫn còn e ngại. Cùng là tuyến đường có tàu điện trên cao tại trục Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) - Trần Phú - Quang Trung (Hà Đông), vào giờ tan tầm, những người ngồi trên xe buýt cũng phải chịu cảnh nhích từng chút như người đi xe máy.
Phóng viên có mặt trên một chuyến xe buýt số 02 vào giờ cao điểm chiều 9/11, ba ngày sau khi tàu Cát Linh - Hà Đông được đưa vào sử dụng. Thực tế cho thấy phải mất hơn một giờ để đi 10 km từ Ngã Tư Sở tới Bến xe Yên Nghĩa, điểm cuối của hai tuyến BRT và tàu đường sắt trên cao. Di chuyển chậm với lượng khách khá ít ỏi.
Tan ca, hơn một giờ từ lúc lên xe, chị Nguyễn Kim Anh (trú quận Hà Đông) tỏ ra mệt mỏi sau ngày dài làm việc. Chị kể hàng ngày phải đến cơ quan bằng xe buýt vì xa, từ quận Hà Đông đến quận Long Biên dài hơn 20 km. Kim Anh đã đi thử tàu điện, cảm thấy nhanh nhưng lại không tiện đường đi làm, cuối cùng vẫn phải chịu khổ trên chiếc xe buýt quen thuộc vì tiện hơn, phù hợp với lộ trình.
"Nếu như có một hệ thống kết nối ga tàu điện với các địa điểm khác thì tiện lợi quá. Tôi sẽ cân nhắc chuyển sang tàu điện ở giữa chặng của mình để về Hà Đông những lúc tắc đường”, chị Kim Anh nói.
Trên một chuyến xe buýt khác cùng cung đường với tàu điện từ Nguyễn Trãi về Hà Đông, ông Nguyễn Văn Môn (83 tuổi) với dáng vẻ mệt mỏi, thỉnh thoảng gục đầu ngủ. Chỉ di chuyển khoảng 5 km ông đã mất 40 phút bao gồm cả chờ đợi. “Tôi lên xe số 94 ở bến Nguyễn Trãi đi về Hà Đông, ga tàu điện Thượng Đình cách đấy hơn 200 m. Đã nhiều năm nay tôi quen với việc di chuyển bằng xe buýt. Tàu điện thì êm và nhanh thật, nhưng tôi không quen. Tuổi đã cao, lười đi bộ và leo thang lên nhà ga lắm. Hôm nào đường quá tắc, tôi sẽ đi tàu”, ông Môn nói.
Nhà chờ xe buýt BRT vắng khách: Năm 2016, tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa được hoạt động. Hiện dự án này có 22 xe chạy ngày trong tuần và 16 xe hoạt động cuối tuần. 17h, đường xá Hà Nội chật cứng người khi dân văn phòng, người lao động trở về nhà sau ngày dài làm việc. Với thế mạnh được phân làn riêng và có nhiều thiết bị công nghệ tiện ích lẽ ra buýt BRT phải trở thành loại hình giao thông công cộng được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, tại các phòng chờ và hai đầu bến BRT trong khung giờ cao điểm lại rất vắng người. Trên các chuyến buýt qua lại cũng còn rất nhiều chỗ trống.
Vũ An (25 tuổi) rời văn phòng làm việc. Là người trẻ sinh sống và làm việc trong thành phố, có phương tiện cá nhân nhưng An vẫn chọn di chuyển bằng xe buýt nhanh khi không có việc gấp. "Nhìn chung trong tương lai, việc sử dụng phương tiện công cộng sẽ trở thành xu thế để giảm bớt áp lực cho giao thông trong đô thị. Cá nhân mình cũng đang tập làm quen với điều đó", An chia sẻ.
Tuy nhiên, An cũng chỉ tự tin di chuyển bằng xe buýt nhanh trong các trường hợp không có việc gấp. Nhà chờ BRT trên đường Tố Hữu lúc này chỉ có một mình An đứng chờ xe. Cậu liên tục kiểm tra lộ trình chuyến xe trên ứng dụng. "Đôi lúc vẫn chịu cảnh đi chậm và tắc như xe buýt thường", chàng trai lắc đầu chán nản.
Với quãng đường 12,2 km từ Bến xe Kim Mã về điểm cuối Yên Nghĩa, buýt BRT dự kiến di chuyển nửa giờ. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian di chuyển bị chậm lại hàng chục phút. Nguyên nhân chính là làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh bị các phương tiện chạy cùng chiều lấn chiếm. Trên những tuyến BRT giờ cao điểm, theo khảo sát của Zing, lượng khách đông nhất chỉ 20-30 người trong khi sức chứa lên tới 90 khách mỗi lượt.
Từ ngày 6/11, đường từ trung tâm thủ đô về các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân, có 3 loại phương tiện giao thông công cộng để người dân lựa chọn nhưng dù sử dụng phương tiện nào họ cũng phải đối mặt với những bất cập khác nhau. Sự xuất hiện của tàu điện tuyến Cát Linh - Hà Đông có nhiều ưu điểm nhưng chưa hoàn toàn thuận tiện đối với đa số. Hiệu quả của dự án này vẫn phải chờ sự trả lời của thời gian.