Tuyến kè ở khu du lịch biển thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu) dài gần 2km, bảo vệ hệ thống các ki-ốt, nhà hàng và đê biển. Theo UBND huyện Hải Hậu, hệ thống kè biển khu du lịch Thịnh Long đã được Nhà nước quan tâm đầu tư khá kiên cố, đồng bộ. Tuy nhiên, từ tháng 8/2020 đến nay, do ảnh hưởng mưa bão kết hợp triều cường đã làm tuyến kè bị sạt lở nghiêm trọng.Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch thị trấn Thịnh Long cho biết, bãi tắm Thịnh Long được kè kiên cố, rộng hơn 20m với những khối bê tông dày nhưng chỉ một thời gian biến đổi khí hậu năm 2020, sóng đánh liên tục, xói lở đã phá nát toàn bộ đoạn kè dài 1,8km.“Việc bãi tắm bị sạt lở từ năm 2020 đến nay gần như không có khách du lịch, việc này ảnh hưởng khá lớn đến tình hình kinh tế phát triển của địa phương”, ông Tiến cho biết. Theo ông Tiến, tại bờ kè Thịnh Long có hơn 60 hộ kinh doanh, hiện tại đã đóng cửa hoàn toàn, tuy nhiên các hộ dân vẫn ở lại để trông coi tài sản. “Khi có thiên tai chúng tôi sẽ di dời toàn bộ các hộ kinh doanh ở khu vực kè Thịnh Long”, ông Tiến cho hay.Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Củng cố hoàn thiện và xử lý sạt lở đê biển một số tỉnh Bắc Bộ. Tỉnh Nam Định có 2 tuyến đê biển Cồn Tròn và Hải Thịnh III (huyện Hải Hậu) được đầu tư.Quy mô đầu tư củng cố và hoàn thiện xử lý các vị trí sạt lở bao gồm: Với đê biển Cồn Tròn, huyện Hải Hậu: Xây dựng thềm cơ giảm sóng dài khoảng 0,3km và làm mới hệ thống 10 mỏ hàn chữ T; xây dựng thềm cơ giảm sóng dài khoảng 1,3km, làm mới hệ thống 4 mỏ hàn chữ T và sửa chữa, nâng cấp cánh kè mỏ hàn của kè mỏ hàn cũ. Ban Quản lý khu du lịch Thịnh Long yêu cầu người dân không tắm, bơi lội tại đây. Đê biển Hải Thịnh III, huyện Hải Hậu: Xây dựng thềm cơ giảm sóng dài khoảng 0,2km và làm mới 3 mỏ hàn chữ T; xây dựng tuyến kè dài khoảng 1,8km thay thế kè cũ đã bị hư hỏng hoàn toàn; xây dựng thềm cơ giảm sóng dài khoảng 0,8km và làm mới hệ thống 12 mỏ hàn chữ T kè Thịnh Long. Công trình của nhiều hộ kinh doanh sau đóng cửa đã bị sóng tàn phá, đánh sập.Dự án thành phần số 2 (đê biển Cồn Tròn, xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu) tổng mức đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng. Không còn dịch vụ du lịch, Thịnh Long trở thành một thị trấn ven biển hoang vắng, đìu hiu. Những mảng bê tông lớn bị sóng hất văng lên khu vực đường bê tông sát biển và tạo thành các hố nước nguy hiểm.Nguồn kinh phí này nằm trong Dự án củng cố hoàn thiện và xử lý sạt lở đê biển một số tỉnh Bắc bộ vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
Tuyến kè ở khu du lịch biển thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu) dài gần 2km, bảo vệ hệ thống các ki-ốt, nhà hàng và đê biển. Theo UBND huyện Hải Hậu, hệ thống kè biển khu du lịch Thịnh Long đã được Nhà nước quan tâm đầu tư khá kiên cố, đồng bộ. Tuy nhiên, từ tháng 8/2020 đến nay, do ảnh hưởng mưa bão kết hợp triều cường đã làm tuyến kè bị sạt lở nghiêm trọng.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch thị trấn Thịnh Long cho biết, bãi tắm Thịnh Long được kè kiên cố, rộng hơn 20m với những khối bê tông dày nhưng chỉ một thời gian biến đổi khí hậu năm 2020, sóng đánh liên tục, xói lở đã phá nát toàn bộ đoạn kè dài 1,8km.
“Việc bãi tắm bị sạt lở từ năm 2020 đến nay gần như không có khách du lịch, việc này ảnh hưởng khá lớn đến tình hình kinh tế phát triển của địa phương”, ông Tiến cho biết. Theo ông Tiến, tại bờ kè Thịnh Long có hơn 60 hộ kinh doanh, hiện tại đã đóng cửa hoàn toàn, tuy nhiên các hộ dân vẫn ở lại để trông coi tài sản. “Khi có thiên tai chúng tôi sẽ di dời toàn bộ các hộ kinh doanh ở khu vực kè Thịnh Long”, ông Tiến cho hay.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Củng cố hoàn thiện và xử lý sạt lở đê biển một số tỉnh Bắc Bộ. Tỉnh Nam Định có 2 tuyến đê biển Cồn Tròn và Hải Thịnh III (huyện Hải Hậu) được đầu tư.
Quy mô đầu tư củng cố và hoàn thiện xử lý các vị trí sạt lở bao gồm: Với đê biển Cồn Tròn, huyện Hải Hậu: Xây dựng thềm cơ giảm sóng dài khoảng 0,3km và làm mới hệ thống 10 mỏ hàn chữ T; xây dựng thềm cơ giảm sóng dài khoảng 1,3km, làm mới hệ thống 4 mỏ hàn chữ T và sửa chữa, nâng cấp cánh kè mỏ hàn của kè mỏ hàn cũ. Ban Quản lý khu du lịch Thịnh Long yêu cầu người dân không tắm, bơi lội tại đây.
Đê biển Hải Thịnh III, huyện Hải Hậu: Xây dựng thềm cơ giảm sóng dài khoảng 0,2km và làm mới 3 mỏ hàn chữ T; xây dựng tuyến kè dài khoảng 1,8km thay thế kè cũ đã bị hư hỏng hoàn toàn; xây dựng thềm cơ giảm sóng dài khoảng 0,8km và làm mới hệ thống 12 mỏ hàn chữ T kè Thịnh Long. Công trình của nhiều hộ kinh doanh sau đóng cửa đã bị sóng tàn phá, đánh sập.
Dự án thành phần số 2 (đê biển Cồn Tròn, xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu) tổng mức đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng. Không còn dịch vụ du lịch, Thịnh Long trở thành một thị trấn ven biển hoang vắng, đìu hiu.
Những mảng bê tông lớn bị sóng hất văng lên khu vực đường bê tông sát biển và tạo thành các hố nước nguy hiểm.
Nguồn kinh phí này nằm trong Dự án củng cố hoàn thiện và xử lý sạt lở đê biển một số tỉnh Bắc bộ vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.