Kè biển 80 tỷ Tam Quan ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) dài gần 2,4 km có tổng vốn đầu tư gần 80 tỷ đồng hoàn thành vào tháng 9/2016. Cuối năm 2016, đoạn kè dài 250 m mới đưa vào sử dụng đã bị sóng đánh sập.Năm 2017, UBND tỉnh Bình Định bổ sung gần 10 tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục tình trạng kè bị sạt lở. Tuy nhiên trận bão mùa mưa năm 2017, sóng tiếp tục giật sập nhiều đoạn khác của công trình này.Nhiều mảng lớn bê tông vỡ vụn trơ cả cốt sắt bên trong. Ông Diệp Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc, cho biết nhiều người dân bức xúc vì kè biển mới đưa vào sử dụng đã hỏng nặng gây lãng phí lớn. Nếu để công trình hư hỏng kéo dài thì sẽ triều cường sẽ xâm thực sâu vào khu dân cư, gây nguy hiểm cho tính mạng người dân."Địa phương đã nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng cần xem xét thiết kế lại, khắc phục khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho các làng chài nơi đây", ông Thương nói.Khối bê tông bị sóng xô lệch nghiêng ngả gây mất an toàn cho người dân xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn). Cuối năm 2018, trên cơ sở kết quả khảo sát độc lập của Viện kỹ thuật công trình thuộc Trường ĐH Thủy Lợi, ý kiến của các sở ngành liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng kết luận sự cố công trình này có nguyên nhân khách quan là do diễn biến bất thường của thời tiết, song cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm chủ quan.Theo kết luận của UBND tỉnh Bình Định, đơn vị tư vấn thiết kế thiếu kinh nghiệm nên chọn phương án tuyến chưa hợp lý, kết cấu thân kè, chân kè chưa đảm bảo chịu lực trực tiếp từ sóng biển… Đơn vị thi công là Công ty TNHH Tân Lập tự thay đổi biện pháp thi công nhưng không trao đổi, bàn bạc với đơn vị thiết kế. Đơn vị giám sát không giám sát, lập biên bản báo cáo chủ đầu tư và các bên liên quan khi đơn vị thi công thay đổi biện pháp thi công.Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cũng chỉ rõ Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Hoài Nhơn (đại diện chủ đầu tư) không phát hiện những sai sót trong thiết kế, các thay đổi biện pháp thi công để báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư… Trong ảnh là cốt sắt kè biển "lộ thiên" gỉ sét ở kè biển 80 tỷ Tam Quan.Bà Nguyễn Thị Trinh (ngụ xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) vừa chỉ tay xuống cốt sắt ló trên bãi cát vừa xót xa cho hay công trình trị giá 80 tỷ đồng. "Công trình kè chống sạt lở bảo vệ cho người dân ven biển nhưng chưa chi đã bị sóng đánh tan nát thế này thì uổng phí tiền của Nhà nước và công sức của người lao động nhiều quá", bà bộc bạch.Khớp nối của hai đoạn kè bị sóng xô nghiêng. Hiện UBND huyện Hoài Nhơn mới chỉ báo cáo, đề xuất tỉnh Bình Định xử lý kiểm điểm những cá nhân, đơn vị liên quan.Ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết thêm do không có nhiều tiền mà tuyến kè biển 80 tỷ dài quá nên phương án thiết kế ban đầu cũng chưa đảm bảo. UBND tỉnh Bình Định sẽ họp để xem xét cụ thể trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị để xử lý đúng theo mức độ vi phạm, sai sót liên quan đến sự cố kè biển Tam Quan; đồng thời xem xét đề xuất giải pháp để chỉ đạo khắc phục đối với công trình.
Kè biển 80 tỷ Tam Quan ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) dài gần 2,4 km có tổng vốn đầu tư gần 80 tỷ đồng hoàn thành vào tháng 9/2016. Cuối năm 2016, đoạn kè dài 250 m mới đưa vào sử dụng đã bị sóng đánh sập.
Năm 2017, UBND tỉnh Bình Định bổ sung gần 10 tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục tình trạng kè bị sạt lở. Tuy nhiên trận bão mùa mưa năm 2017, sóng tiếp tục giật sập nhiều đoạn khác của công trình này.
Nhiều mảng lớn bê tông vỡ vụn trơ cả cốt sắt bên trong. Ông Diệp Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc, cho biết nhiều người dân bức xúc vì kè biển mới đưa vào sử dụng đã hỏng nặng gây lãng phí lớn. Nếu để công trình hư hỏng kéo dài thì sẽ triều cường sẽ xâm thực sâu vào khu dân cư, gây nguy hiểm cho tính mạng người dân.
"Địa phương đã nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng cần xem xét thiết kế lại, khắc phục khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho các làng chài nơi đây", ông Thương nói.
Khối bê tông bị sóng xô lệch nghiêng ngả gây mất an toàn cho người dân xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn). Cuối năm 2018, trên cơ sở kết quả khảo sát độc lập của Viện kỹ thuật công trình thuộc Trường ĐH Thủy Lợi, ý kiến của các sở ngành liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng kết luận sự cố công trình này có nguyên nhân khách quan là do diễn biến bất thường của thời tiết, song cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm chủ quan.
Theo kết luận của UBND tỉnh Bình Định, đơn vị tư vấn thiết kế thiếu kinh nghiệm nên chọn phương án tuyến chưa hợp lý, kết cấu thân kè, chân kè chưa đảm bảo chịu lực trực tiếp từ sóng biển… Đơn vị thi công là Công ty TNHH Tân Lập tự thay đổi biện pháp thi công nhưng không trao đổi, bàn bạc với đơn vị thiết kế. Đơn vị giám sát không giám sát, lập biên bản báo cáo chủ đầu tư và các bên liên quan khi đơn vị thi công thay đổi biện pháp thi công.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cũng chỉ rõ Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Hoài Nhơn (đại diện chủ đầu tư) không phát hiện những sai sót trong thiết kế, các thay đổi biện pháp thi công để báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư… Trong ảnh là cốt sắt kè biển "lộ thiên" gỉ sét ở kè biển 80 tỷ Tam Quan.
Bà Nguyễn Thị Trinh (ngụ xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) vừa chỉ tay xuống cốt sắt ló trên bãi cát vừa xót xa cho hay công trình trị giá 80 tỷ đồng. "Công trình kè chống sạt lở bảo vệ cho người dân ven biển nhưng chưa chi đã bị sóng đánh tan nát thế này thì uổng phí tiền của Nhà nước và công sức của người lao động nhiều quá", bà bộc bạch.
Khớp nối của hai đoạn kè bị sóng xô nghiêng. Hiện UBND huyện Hoài Nhơn mới chỉ báo cáo, đề xuất tỉnh Bình Định xử lý kiểm điểm những cá nhân, đơn vị liên quan.
Ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết thêm do không có nhiều tiền mà tuyến kè biển 80 tỷ dài quá nên phương án thiết kế ban đầu cũng chưa đảm bảo. UBND tỉnh Bình Định sẽ họp để xem xét cụ thể trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị để xử lý đúng theo mức độ vi phạm, sai sót liên quan đến sự cố kè biển Tam Quan; đồng thời xem xét đề xuất giải pháp để chỉ đạo khắc phục đối với công trình.