Huyện Quỳ Châu được xem là "thủ phủ" hương trầm tại Nghệ An. Nơi đây có 6 làng nghề hương trầm được công nhận bao gồm khối 1, khối 2, khối 3, khối Tân Hương 1, khối Tân Hương 2 tại thị trấn Tân Lạc và bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh. Đi dọc các con đường quanh làng nghề hương trầm ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) chỉ một cơn gió nhẹ cũng đủ làm nức hương thơm của sản phẩm nổi tiếng miền Tây. Cái mùi hương đầm ấm, thú vị rất quen thuộc của ngày Tết.Không giống với những loại hương khác, hương trầm Quỳ Châu có công thức và bí quyết riêng, xuất phát từ một giống cây mọc dưới tán rừng. Cây rễ hương còn có nhiều tên gọi khác như cây hương bài, xương quạt, hương lâu, lâm nữ... là nguyên liệu chính để làm nên hương trầm. Ban đầu, cây rễ hương mọc trong tự nhiên. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất hương ngày càng lớn nên loại cây này được người dân nhân giống mang về trồng trên nương, rẫy. Đến nay, trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã có gần 100 ha cây rễ hương được trồng, tập trung nhiều ở các xã như Châu Thuận, Châu Hoàn, Châu Hội...Bột hương được làm từ gốc cây rễ hương pha trộn với trầm hương, thảo quả, quế chi, hoa hồi, bã mía. Để có được những búp hương mang mùi thơm đặc biệt của vùng núi miền tây xứ nghệ, những người làm hương phải cầu kỳ từng công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu làm bột hương, chân hương, đến công đoạn quấn hương để tạo thành cây hương hoàn thiện. Chân hương được làm từ cây nứa trong rừng, phải chọn những màm nứa mới ra lá như đuôi én, không được non quá cũng không được già quá. Sau khi lấy về sẽ ngâm nước khoảng 2 tháng rồi phơi khô và chẻ nhỏ để tạo thành chân hương.Những ngày này, từ người trẻ đến các cụ già trong làng đều tất bật với nghề. Người thợ dùng bàn gỗ nhỏ để se khối nguyên liệu thành những cây hương nhỏ. Thợ làm hương trầm trải dải giấy bản dài 50cm hoặc 1m lên bàn, đặt chân hương vào giữa rồi rải bột hương lên mới cuốn. Tuy được se thủ công, nhưng những cây hương rất đều, tròn trịa, dẻo dai. Để cây hương khi thắp sẽ cháy đến tận chân, người làm phải rất kỹ lưỡng để hương không bị cháy nửa chừng, tàn hương uốn cong đẹp mắt.Ông Đậu Công Hà, chủ cơ sở sản xuất hương trầm Hà Loan (khối 2, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu) lớn nhất nhì ở Quỳ Châu, cho biết, 3 tháng cuối năm là thời điểm “nước rút” để các cơ sở sản xuất hương trầm hoàn thành các đơn hàng. Từ tháng 10 âm lịch, gia đình đã bắt đầu chuẩn bị sản xuất hương phục vụ mùa tết, tháng chạp là thời gian khách hàng đặt mua nhiều. Bình quân mỗi mùa tết, gia đình cung cấp cho thị trường khoảng 40 - 50 vạn que hương. Hương trầm của cơ sở Hà Loan, Bình Minh, Thiết Hợi (thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu) lần lượt được công nhận đạt 3 sao OCOP của tỉnh Nghệ An.Theo thống kê của huyện Quỳ Châu, sản lượng hương trầm hàng năm đạt khoảng 80-90 triệu que hương, doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 500 - 600 lao động của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ngắm làng hương tại Hà Nội, điểm đến mang “gam màu của 2023”:
Huyện Quỳ Châu được xem là "thủ phủ" hương trầm tại Nghệ An. Nơi đây có 6 làng nghề hương trầm được công nhận bao gồm khối 1, khối 2, khối 3, khối Tân Hương 1, khối Tân Hương 2 tại thị trấn Tân Lạc và bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh. Đi dọc các con đường quanh làng nghề hương trầm ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) chỉ một cơn gió nhẹ cũng đủ làm nức hương thơm của sản phẩm nổi tiếng miền Tây. Cái mùi hương đầm ấm, thú vị rất quen thuộc của ngày Tết.
Không giống với những loại hương khác, hương trầm Quỳ Châu có công thức và bí quyết riêng, xuất phát từ một giống cây mọc dưới tán rừng. Cây rễ hương còn có nhiều tên gọi khác như cây hương bài, xương quạt, hương lâu, lâm nữ... là nguyên liệu chính để làm nên hương trầm. Ban đầu, cây rễ hương mọc trong tự nhiên. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất hương ngày càng lớn nên loại cây này được người dân nhân giống mang về trồng trên nương, rẫy. Đến nay, trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã có gần 100 ha cây rễ hương được trồng, tập trung nhiều ở các xã như Châu Thuận, Châu Hoàn, Châu Hội...
Bột hương được làm từ gốc cây rễ hương pha trộn với trầm hương, thảo quả, quế chi, hoa hồi, bã mía. Để có được những búp hương mang mùi thơm đặc biệt của vùng núi miền tây xứ nghệ, những người làm hương phải cầu kỳ từng công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu làm bột hương, chân hương, đến công đoạn quấn hương để tạo thành cây hương hoàn thiện. Chân hương được làm từ cây nứa trong rừng, phải chọn những màm nứa mới ra lá như đuôi én, không được non quá cũng không được già quá. Sau khi lấy về sẽ ngâm nước khoảng 2 tháng rồi phơi khô và chẻ nhỏ để tạo thành chân hương.
Những ngày này, từ người trẻ đến các cụ già trong làng đều tất bật với nghề. Người thợ dùng bàn gỗ nhỏ để se khối nguyên liệu thành những cây hương nhỏ. Thợ làm hương trầm trải dải giấy bản dài 50cm hoặc 1m lên bàn, đặt chân hương vào giữa rồi rải bột hương lên mới cuốn. Tuy được se thủ công, nhưng những cây hương rất đều, tròn trịa, dẻo dai. Để cây hương khi thắp sẽ cháy đến tận chân, người làm phải rất kỹ lưỡng để hương không bị cháy nửa chừng, tàn hương uốn cong đẹp mắt.
Ông Đậu Công Hà, chủ cơ sở sản xuất hương trầm Hà Loan (khối 2, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu) lớn nhất nhì ở Quỳ Châu, cho biết, 3 tháng cuối năm là thời điểm “nước rút” để các cơ sở sản xuất hương trầm hoàn thành các đơn hàng. Từ tháng 10 âm lịch, gia đình đã bắt đầu chuẩn bị sản xuất hương phục vụ mùa tết, tháng chạp là thời gian khách hàng đặt mua nhiều. Bình quân mỗi mùa tết, gia đình cung cấp cho thị trường khoảng 40 - 50 vạn que hương. Hương trầm của cơ sở Hà Loan, Bình Minh, Thiết Hợi (thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu) lần lượt được công nhận đạt 3 sao OCOP của tỉnh Nghệ An.
Theo thống kê của huyện Quỳ Châu, sản lượng hương trầm hàng năm đạt khoảng 80-90 triệu que hương, doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 500 - 600 lao động của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ngắm làng hương tại Hà Nội, điểm đến mang “gam màu của 2023”: