Di sản văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam, được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII, nằm bên bờ Nam sông Thu Bồn, về phía Tây huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.Sau nhiều thăng trầm, biến thiên của lịch sử, đến nay Di sản Văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn vẫn là một di tích có giá trị văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo của nhân loại, là kết tinh của trí tuệ, tài hoa của nhiều thế hệ.Khu di tích Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào ngày 1/12/1999.Đón tiếp Hoàng Thái tử Nhật Bản Fumihito Akishino cùng Công nương Kiko đến thăm Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh giới thiệu tóm tắt và cho biết quá trình trùng tu, nâng cấp, bảo vệ Di sản trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm kịp thời của Chính phủ Việt Nam, sự giúp đỡ quý giá của nhiều nước và tổ chức trên thế giới trong việc giữ gìn di sản quý giá này cho thế hệ mai sau.Thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật và đi tham quan Khu đền tháp Mỹ Sơn, Hoàng Thái tử Nhật Bản Fumihito Akishino cùng Công nương Kawashima Kiko bày tỏ ấn tượng về vẻ đẹp, nét cổ kính của quần thể kiến trúc Chămpa xưa.Tại Khu đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam, những năm qua đã có nhiều đoàn khảo sát từ Nhật Bản sang nghiên cứu. Như năm 2022, Đại học Khoa học tự nhiên Okayama, Viện Frontier khoa học và Kỹ thuật, Nhật Bản đã đến đây giới thiệu về việc ứng dụng "Khảo cổ trường địa từ" và "Đá từ tính" tại Nhật Bản.Những ứng dụng này giúp tỉnh Quảng Nam xác định niên đại các cổ vật đất nung cũng như hỗ trợ quá trình nghiên cứu nhiệt độ, môi trường nung, thăm dò các di tích, di vật còn lưu giữ trong lòng đất nhằm hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu sâu về Khu đền tháp Mỹ Sơn.Đặc biệt, dấu ấn đậm nét của Nhật Bản tại Khu đền tháp Mỹ Sơn là Nhà bảo tàng Mỹ Sơn. Đây là công trình được tổ chức Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ 54 tỷ đồng để xây dựng vào năm 2005. Nhà bảo tàng Mỹ Sơn là nơi trưng bày các hiện vật điêu khắc đã được khai quật ở Mỹ Sơn và mô hình thu nhỏ toàn bộ khu đền Tháp Mỹ Sơn.Trước đó, Hoàng Thái tử Nhật Bản và Công nương đã đến thăm Đô thị cổ Hội An, thăm một số địa điểm như: Mô hình Châu Ấn thuyền, di tích Chùa Cầu, Nhà trưng bày văn hóa Nhật Bản...Hoàng Thái tử và Công nương cũng đến xem trình diễn trà đạo, chụp hình lưu niệm các trang phục Nhật Bản tại những di tích ghi dấu ấn đậm nét cho mối ngoại giao hữu hảo từ hơn 400 năm trước giữa Việt Nam và Nhật Bản.Đây cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Hoàng gia Nhật Bản sau 6 năm kể từ chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản năm 2017.
Di sản văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam, được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII, nằm bên bờ Nam sông Thu Bồn, về phía Tây huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Sau nhiều thăng trầm, biến thiên của lịch sử, đến nay Di sản Văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn vẫn là một di tích có giá trị văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo của nhân loại, là kết tinh của trí tuệ, tài hoa của nhiều thế hệ.
Khu di tích Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào ngày 1/12/1999.
Đón tiếp Hoàng Thái tử Nhật Bản Fumihito Akishino cùng Công nương Kiko đến thăm Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh giới thiệu tóm tắt và cho biết quá trình trùng tu, nâng cấp, bảo vệ Di sản trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm kịp thời của Chính phủ Việt Nam, sự giúp đỡ quý giá của nhiều nước và tổ chức trên thế giới trong việc giữ gìn di sản quý giá này cho thế hệ mai sau.
Thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật và đi tham quan Khu đền tháp Mỹ Sơn, Hoàng Thái tử Nhật Bản Fumihito Akishino cùng Công nương Kawashima Kiko bày tỏ ấn tượng về vẻ đẹp, nét cổ kính của quần thể kiến trúc Chămpa xưa.
Tại Khu đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam, những năm qua đã có nhiều đoàn khảo sát từ Nhật Bản sang nghiên cứu. Như năm 2022, Đại học Khoa học tự nhiên Okayama, Viện Frontier khoa học và Kỹ thuật, Nhật Bản đã đến đây giới thiệu về việc ứng dụng "Khảo cổ trường địa từ" và "Đá từ tính" tại Nhật Bản.
Những ứng dụng này giúp tỉnh Quảng Nam xác định niên đại các cổ vật đất nung cũng như hỗ trợ quá trình nghiên cứu nhiệt độ, môi trường nung, thăm dò các di tích, di vật còn lưu giữ trong lòng đất nhằm hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu sâu về Khu đền tháp Mỹ Sơn.
Đặc biệt, dấu ấn đậm nét của Nhật Bản tại Khu đền tháp Mỹ Sơn là Nhà bảo tàng Mỹ Sơn. Đây là công trình được tổ chức Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ 54 tỷ đồng để xây dựng vào năm 2005. Nhà bảo tàng Mỹ Sơn là nơi trưng bày các hiện vật điêu khắc đã được khai quật ở Mỹ Sơn và mô hình thu nhỏ toàn bộ khu đền Tháp Mỹ Sơn.
Trước đó, Hoàng Thái tử Nhật Bản và Công nương đã đến thăm Đô thị cổ Hội An, thăm một số địa điểm như: Mô hình Châu Ấn thuyền, di tích Chùa Cầu, Nhà trưng bày văn hóa Nhật Bản...
Hoàng Thái tử và Công nương cũng đến xem trình diễn trà đạo, chụp hình lưu niệm các trang phục Nhật Bản tại những di tích ghi dấu ấn đậm nét cho mối ngoại giao hữu hảo từ hơn 400 năm trước giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Đây cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Hoàng gia Nhật Bản sau 6 năm kể từ chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản năm 2017.