Mới đây, ngày 28/11, trên Tiền Phong đưa tin, trong báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn 2030, UBND thành phố Hà Nội cho biết, hiện đang rà soát, sửa đổi, bổ sung quyết định số 06/2013 của UBND thành phố quy định về các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố nhằm tổ chức giao thông khoa học, hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó quy định. (Ảnh: Tienphong)Theo UBND thành phố, xe tải cung ứng thực phẩm, chở hàng cho siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, khách sạn, chỉ được phép hoạt động vào ban đêm. Xe ba bánh phục vụ đi lại của thương binh và người khuyết tật khi tham gia giao thông phải được đăng ký, đề xuất quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. (Ảnh: Baodoisongphapluat)Trong văn bản nêu rõ, dừng hoạt động xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người trên địa bàn thành phố. Quy định dừng hoạt động đối với xe xích lô trên địa bàn thành phố. (Ảnh: Baodoisongphapluat)Văn bản cũng thông tin, Sở GTVT đã có tờ trình, UBND thành phố đã có văn bản giao cho Sở Tư pháp thẩm định, hiện nay Sở Tư pháp đang lấy ý kiến liên ngành để hoàn chỉnh việc thẩm định trình UBND thành phố. (Ảnh: Baodoisongphapluat)Sở GTVT cũng đã có văn bản ngày 25/3/2019 gửi các sở, ban, ngành, các quận, hiệp hội liên quan xin ý kiến góp ý đánh giá tác động kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến đi lại, kinh doanh, du lịch của dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 06/2013 ngày 25/1/2013. (Ảnh: Baodoisongphapluat)Hà Nội cũng cho biết, đang triển khai việc xây dựng cơ chế hỗ trợ chuyển việc làm đảm bảo đời sống đối với thương binh có xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người đang hoạt động. (Ảnh: Baodoisongphapluat)Theo UBND thành phố, đã giao cho Sở GTVT triển khai, Sở đã có báo cáo về việc khảo sát thống kê số lượng xe ba bánh của thương binh, bệnh binh và người khuyết tật và chế độ chính sách ưu đãi, hỗ trợ, gửi các đơn vị liên quan để hoàn thiện báo cáo. (Ảnh: Baodoisongphapluat)Sở cũng đã tham mưu UBND thành phố có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cho phép UBND thành phố cùng Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc chuyển đổi phương tiện, việc làm đối với thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đang sử dụng xe cơ giới ba bánh tự sản xuất, lắp ráp để kinh doanh vận chuyển hàng hóa trên địa bàn thành phố. (Ảnh: Baochinhphu) Theo Infonet, kết quả thống kê khảo sát của Sở Giao thông vận tải Hà Nội và liên ngành, đến nay, các xe 3 bánh đều là xe tự chế (tự sản xuất, lắp ráp). Có tổng số 1.316 người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn hàng hóa (Trong đó có 964 thương binh; 103 bệnh binh; 249 người khuyết tật). (Ảnh: Baochinhphu)Cũng theo khảo sát của Sở GTVT Hà Nội, trong tổng số các xe ba bánh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố thì 544 trường hợp (chiếm 41,34%) có nguyện vọng giữ lại phương tiện sử dụng; 93 trường hợp (chiếm 7,07%) có nguyện vọng chuyển đổi xe; 39 trường hợp (chiếm 2,96%) có nguyện vọng chuyển đổi nghề; 114 trường hợp (chiếm 9,04%) có nguyện vọng hỗ trợ việc làm; 12 trường hợp (chiếm 0,91%) có nguyện vọng hỗ trợ 1 lần, 395 trường hợp (chiếm 301,01%) có nhu cầu khác hoặc không nêu ý kiến nhu cầu cụ thể. (Ảnh: Baochinhphu)Trước đó, cũng có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ba gác, ba bánh, xe tự chế. (Vụ tai nạn liên quan đến xe ba bánh xảy ra tại thị xã Bến Cát, Bình Dương, khiến 3 người tử vong. Ảnh: Antg.Cand)Có trường hợp chạy xe ba bánh bị cảnh sát giao thông xử lý. (Ảnh: Antg.Cand)Hà Nội tăng cường xử lý xe ba bánh, xe chở hàng cồng kềnh. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân)
Mới đây, ngày 28/11, trên Tiền Phong đưa tin, trong báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn 2030, UBND thành phố Hà Nội cho biết, hiện đang rà soát, sửa đổi, bổ sung quyết định số 06/2013 của UBND thành phố quy định về các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố nhằm tổ chức giao thông khoa học, hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó quy định. (Ảnh: Tienphong)
Theo UBND thành phố, xe tải cung ứng thực phẩm, chở hàng cho siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, khách sạn, chỉ được phép hoạt động vào ban đêm. Xe ba bánh phục vụ đi lại của thương binh và người khuyết tật khi tham gia giao thông phải được đăng ký, đề xuất quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. (Ảnh: Baodoisongphapluat)
Trong văn bản nêu rõ, dừng hoạt động xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người trên địa bàn thành phố. Quy định dừng hoạt động đối với xe xích lô trên địa bàn thành phố. (Ảnh: Baodoisongphapluat)
Văn bản cũng thông tin, Sở GTVT đã có tờ trình, UBND thành phố đã có văn bản giao cho Sở Tư pháp thẩm định, hiện nay Sở Tư pháp đang lấy ý kiến liên ngành để hoàn chỉnh việc thẩm định trình UBND thành phố. (Ảnh: Baodoisongphapluat)
Sở GTVT cũng đã có văn bản ngày 25/3/2019 gửi các sở, ban, ngành, các quận, hiệp hội liên quan xin ý kiến góp ý đánh giá tác động kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến đi lại, kinh doanh, du lịch của dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 06/2013 ngày 25/1/2013. (Ảnh: Baodoisongphapluat)
Hà Nội cũng cho biết, đang triển khai việc xây dựng cơ chế hỗ trợ chuyển việc làm đảm bảo đời sống đối với thương binh có xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người đang hoạt động. (Ảnh: Baodoisongphapluat)
Theo UBND thành phố, đã giao cho Sở GTVT triển khai, Sở đã có báo cáo về việc khảo sát thống kê số lượng xe ba bánh của thương binh, bệnh binh và người khuyết tật và chế độ chính sách ưu đãi, hỗ trợ, gửi các đơn vị liên quan để hoàn thiện báo cáo. (Ảnh: Baodoisongphapluat)
Sở cũng đã tham mưu UBND thành phố có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cho phép UBND thành phố cùng Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc chuyển đổi phương tiện, việc làm đối với thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đang sử dụng xe cơ giới ba bánh tự sản xuất, lắp ráp để kinh doanh vận chuyển hàng hóa trên địa bàn thành phố. (Ảnh: Baochinhphu)
Theo Infonet, kết quả thống kê khảo sát của Sở Giao thông vận tải Hà Nội và liên ngành, đến nay, các xe 3 bánh đều là xe tự chế (tự sản xuất, lắp ráp). Có tổng số 1.316 người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn hàng hóa (Trong đó có 964 thương binh; 103 bệnh binh; 249 người khuyết tật). (Ảnh: Baochinhphu)
Cũng theo khảo sát của Sở GTVT Hà Nội, trong tổng số các xe ba bánh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố thì 544 trường hợp (chiếm 41,34%) có nguyện vọng giữ lại phương tiện sử dụng; 93 trường hợp (chiếm 7,07%) có nguyện vọng chuyển đổi xe; 39 trường hợp (chiếm 2,96%) có nguyện vọng chuyển đổi nghề; 114 trường hợp (chiếm 9,04%) có nguyện vọng hỗ trợ việc làm; 12 trường hợp (chiếm 0,91%) có nguyện vọng hỗ trợ 1 lần, 395 trường hợp (chiếm 301,01%) có nhu cầu khác hoặc không nêu ý kiến nhu cầu cụ thể. (Ảnh: Baochinhphu)
Trước đó, cũng có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ba gác, ba bánh, xe tự chế. (Vụ tai nạn liên quan đến xe ba bánh xảy ra tại thị xã Bến Cát, Bình Dương, khiến 3 người tử vong. Ảnh: Antg.Cand)
Có trường hợp chạy xe ba bánh bị cảnh sát giao thông xử lý. (Ảnh: Antg.Cand)
Hà Nội tăng cường xử lý xe ba bánh, xe chở hàng cồng kềnh. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân)