Chùa Bái Đính ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng âm lịch không đông như những năm trước. Trái với cảnh chen chúc dọc hành lang lên điện Tam Bảo là hình ảnh dòng người thưa thớt, có thể thoải mái vãn cảnh chùa.Tuy nhiên, những hình ảnh không đẹp ở chùa Bái Đính vẫn xuất hiện. Dọc hai bên hành lang la hán, nhiều người dùng tay xoa vào các bức tượng.Trước đó phần tay 500 bức tượng tại chùa Bái Đính đã bị đen bóng cũng vì tình trạng này.Nhiều du khách tới đây cho rằng xoa tay lên phần thân các bức tượng sẽ may mắn, bình an cả năm. Mặc dù Ban quản lý di tích chùa Bái Đính phát loa nhắc nhở du khách nhưng tình trạng không thuyên giảm.Nhiều người còn nhét tiền lẻ mệnh giá thấp vào các bàn tay tượng. Năm nay, chùa Bái Đính cử hàng chục tình nguyện viên thu dọn tiền lẻ dọc 500 bức tượng, nên hình ảnh phản cảm này có phần bớt đi.Trên đỉnh cao nhất của quần thể chùa Bái Đính, nơi đặt tượng đồng A Di Lặc, du khách dùng tay và tiền xoa lên bàn chân khiến bức tượng đổi màu.Ai cũng cố chen chúc để có thể xoa lên cầu may mắn, tài lộc. Một hình ảnh xấu xí ở chùa Bái Đính năm nay.Tuy nhiên, nhiều người không biết việc làm như thế đem lại điều gì cho bản thân. "Tôi thấy mọi người xoa thì tôi làm theo, chứ không biết làm thế có ý nghĩa gì", một du khách đến từ Nam Định cho biết.Anh Thành ở Vĩnh Phúc đang cố đưa con trai lên gần bàn chân tượng đồng A Di Lặc để cầu may mắn, học giỏi.Đầy đủ mệnh giá, các loại tiền khác nhau được du khách xoa lên phần thân bức tượng đồng.Phía trước bức tượng, có ba lỗ để nước thoát xuống phía dưới. Nhiều du khách cho rằng đó là nước lộc và dùng tay để hứng từng giọt.Nhiều trẻ em còn trèo lên bức tượng đồng, trong khi người lớn ở phía dưới còn đang mải mê xoa tiền.Bên trong điện Tam bảo, du khách có thể thảnh thơi vái lậy và làm lễ mà không phải chen chúc như mọi năm.Một em nhỏ tỏ ra mệt mỏi khi cùng bố leo dọc hành lang để lên phía trên tượng phật A Di Lặc.Như mọi năm, xe điện là phương tiện nhanh nhất đưa du khách từ bãi đỗ xe xuống phía chân chùa Bái Đính. Giá một chuyến là 30.000 đồng/người. Có một đường khác để đi bộ, đúng nghĩa hành hương lên đỉnh chùa, nhưng xa hơn gần 2 km và mất khá nhiều thời gian.
Chùa Bái Đính ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng âm lịch không đông như những năm trước. Trái với cảnh chen chúc dọc hành lang lên điện Tam Bảo là hình ảnh dòng người thưa thớt, có thể thoải mái vãn cảnh chùa.
Tuy nhiên, những hình ảnh không đẹp ở chùa Bái Đính vẫn xuất hiện. Dọc hai bên hành lang la hán, nhiều người dùng tay xoa vào các bức tượng.
Trước đó phần tay 500 bức tượng tại chùa Bái Đính đã bị đen bóng cũng vì tình trạng này.
Nhiều du khách tới đây cho rằng xoa tay lên phần thân các bức tượng sẽ may mắn, bình an cả năm. Mặc dù Ban quản lý di tích chùa Bái Đính phát loa nhắc nhở du khách nhưng tình trạng không thuyên giảm.
Nhiều người còn nhét tiền lẻ mệnh giá thấp vào các bàn tay tượng. Năm nay, chùa Bái Đính cử hàng chục tình nguyện viên thu dọn tiền lẻ dọc 500 bức tượng, nên hình ảnh phản cảm này có phần bớt đi.
Trên đỉnh cao nhất của quần thể chùa Bái Đính, nơi đặt tượng đồng A Di Lặc, du khách dùng tay và tiền xoa lên bàn chân khiến bức tượng đổi màu.
Ai cũng cố chen chúc để có thể xoa lên cầu may mắn, tài lộc. Một hình ảnh xấu xí ở chùa Bái Đính năm nay.
Tuy nhiên, nhiều người không biết việc làm như thế đem lại điều gì cho bản thân. "Tôi thấy mọi người xoa thì tôi làm theo, chứ không biết làm thế có ý nghĩa gì", một du khách đến từ Nam Định cho biết.
Anh Thành ở Vĩnh Phúc đang cố đưa con trai lên gần bàn chân tượng đồng A Di Lặc để cầu may mắn, học giỏi.
Đầy đủ mệnh giá, các loại tiền khác nhau được du khách xoa lên phần thân bức tượng đồng.
Phía trước bức tượng, có ba lỗ để nước thoát xuống phía dưới. Nhiều du khách cho rằng đó là nước lộc và dùng tay để hứng từng giọt.
Nhiều trẻ em còn trèo lên bức tượng đồng, trong khi người lớn ở phía dưới còn đang mải mê xoa tiền.
Bên trong điện Tam bảo, du khách có thể thảnh thơi vái lậy và làm lễ mà không phải chen chúc như mọi năm.
Một em nhỏ tỏ ra mệt mỏi khi cùng bố leo dọc hành lang để lên phía trên tượng phật A Di Lặc.
Như mọi năm, xe điện là phương tiện nhanh nhất đưa du khách từ bãi đỗ xe xuống phía chân chùa Bái Đính. Giá một chuyến là 30.000 đồng/người. Có một đường khác để đi bộ, đúng nghĩa hành hương lên đỉnh chùa, nhưng xa hơn gần 2 km và mất khá nhiều thời gian.