Hà Nội những ngày đầu tháng 8 - cũng là những ngày kéo dài thêm việc áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ đến 6h ngày 23/8, yêu cầu "ai ở đâu thì ở đó".Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu lý do Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội thêm 15 ngày. Theo ông Phong, nếu Hà Nội dừng việc giãn cách thì những thành quả, kết quả đạt được trong thời gian vừa qua khó đảm bảo được. Tiếp tục giãn cách là cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch. Trên các tuyến phố dễ dàng thấy những chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 (trong ảnh là chốt kiểm soát phía bắc cầu Long Biên - Hà Nội).Tối 23/7, khi nghe thông tin Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện từ 6h ngày 24/7, nhiều người dân đã đến các siêu thị mua lương thực chuẩn bị cho những ngày giãn cách.Công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17 thêm 15 ngày, đến 6h ngày 23/8, mọi sinh hoạt của người dân Hà Nội cũng dần thay đổi, thích nghi, chấp hành nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch.Hà Nội thực hiện giãn cách - đồng nghĩa là người dân không ra ngoài khi có không có việc quan trọng, khẩn cấp. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, khi chưa quen với nếp sống giãn cách, một số người dân ở Hà Nội vẫn giữ nhịp tập thể dục, nhưng đi tập từ 3-4 giờ sáng để "né" bị xử phạt.Sáng 24/7, ngày đầu tiên toàn thành phố thực hiện cách ly xã hội, đường phố Hà Nội thưa vắng chưa từng thấy.Đường Trường Chinh hướng Ngã tư Sở ngày thường đông như nêm, còn những ngày giãn cách chỉ lác đác vài phương tiện tham gia giao thông.Những tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm vốn sôi động nhất Thủ đô, nhưng trong những ngày giãn cách, những ngôi nhà hình ống trên phố hàng Khay chỉ cửa đóng then cài, mãi mới thấy một ông cụ ngồi tựa cửa khi phố thưa người qua.Quán bán bánh mỳ trên phố Huế vẫn còn duy trì hoạt động, nhưng người đến mua hàng đã theo nhịp sống giãn cách, đứng cách nhau cả mét chờ tới lượt mua bánh bánh mỳ.Khi cả Hà Nội giãn cách là lúc người dân lựa chọn mua bán online, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.Trong những ngày giãn cách, lực lượng quân đội triển khai phun khử khuẩn ở nhiều nơi. Ngày 26/7 tiến hành phun khử khuẩn quanh hồ Gươm và 10 phường phố cổ quận Hoàn Kiếm.Dịch bệnh ở cộng đồng nên đã có nhiều điểm bị tạm phong tỏa để thực hiện các biện pháp cách ly, truy vết. Ngày 28/7 Hà Nội phong toả tạm thời trung tâm thương mại Vincom (phố Bà Triệu) để test nhanh các ca nhiễm covid-19 trong toà nhà và tiến hành phun khử khuẩn.Một số địa bàn có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 được Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm diện rộng.Chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay được Hà Nội gấp rút triển khai.Ngày 1/8, chợ đầu mối Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm - Hà Nội) xét nghiệm toàn bộ các tiểu thương trong chợ vì có 1 ca nhiễm Covid-19, sau đó đóng cửa tạm thời.Ngày 2/8 khu bán cá chợ Long Biên phong toả. Đến ngày 3/8 ban quản lý chợ quyết định đóng cửa toàn bộ chợ, tiến hành phun khử khuẩn.Các tiểu thương chợ Long Biên test Covid-19.Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng, nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội tìm các biện pháp vừa kinh doanh vừa chống dịch. Trong ảnh là các cửa hàng khu Bách Khoa căng nilon giữa người mua và người bán.Hình ảnh từ bên trong nơi cách ly y tế phường Chương Dương quận Hoàn Kiếm. Ngày 31/7, các lực lượng tiến hành test nhanh Covid-19 và tiêm vắc xin cho người dân khi trước đó khu vực này có ca nhiễm Covid-19.Nhiều ngõ phố, khu vực trên địa bàn Hà Nội chưa có ca nhiễm Covid-19, người dân cùng chính quyền chung tay bảo vệ, lập các chốt vùng xanh thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.Trên đường phố Hà Nội những ngày này đều có các chốt kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19.Có một Hà Nội vắng lặng, những ngày giãn cách khó quên ở Hà Nội.Trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16, những người không có việc quan trọng, cấp bách được yêu cầu không ra đường.Những ngày thực hiện giãn cách xã hội, một Hà Nội náo nhiệt bỗng dưng tĩnh lặng khó tả...
Hà Nội những ngày đầu tháng 8 - cũng là những ngày kéo dài thêm việc áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ đến 6h ngày 23/8, yêu cầu "ai ở đâu thì ở đó".
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu lý do Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội thêm 15 ngày. Theo ông Phong, nếu Hà Nội dừng việc giãn cách thì những thành quả, kết quả đạt được trong thời gian vừa qua khó đảm bảo được. Tiếp tục giãn cách là cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch. Trên các tuyến phố dễ dàng thấy những chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 (trong ảnh là chốt kiểm soát phía bắc cầu Long Biên - Hà Nội).
Tối 23/7, khi nghe thông tin Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện từ 6h ngày 24/7, nhiều người dân đã đến các siêu thị mua lương thực chuẩn bị cho những ngày giãn cách.
Công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17 thêm 15 ngày, đến 6h ngày 23/8, mọi sinh hoạt của người dân Hà Nội cũng dần thay đổi, thích nghi, chấp hành nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch.
Hà Nội thực hiện giãn cách - đồng nghĩa là người dân không ra ngoài khi có không có việc quan trọng, khẩn cấp. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, khi chưa quen với nếp sống giãn cách, một số người dân ở Hà Nội vẫn giữ nhịp tập thể dục, nhưng đi tập từ 3-4 giờ sáng để "né" bị xử phạt.
Sáng 24/7, ngày đầu tiên toàn thành phố thực hiện cách ly xã hội, đường phố Hà Nội thưa vắng chưa từng thấy.
Đường Trường Chinh hướng Ngã tư Sở ngày thường đông như nêm, còn những ngày giãn cách chỉ lác đác vài phương tiện tham gia giao thông.
Những tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm vốn sôi động nhất Thủ đô, nhưng trong những ngày giãn cách, những ngôi nhà hình ống trên phố hàng Khay chỉ cửa đóng then cài, mãi mới thấy một ông cụ ngồi tựa cửa khi phố thưa người qua.
Quán bán bánh mỳ trên phố Huế vẫn còn duy trì hoạt động, nhưng người đến mua hàng đã theo nhịp sống giãn cách, đứng cách nhau cả mét chờ tới lượt mua bánh bánh mỳ.
Khi cả Hà Nội giãn cách là lúc người dân lựa chọn mua bán online, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Trong những ngày giãn cách, lực lượng quân đội triển khai phun khử khuẩn ở nhiều nơi. Ngày 26/7 tiến hành phun khử khuẩn quanh hồ Gươm và 10 phường phố cổ quận Hoàn Kiếm.
Dịch bệnh ở cộng đồng nên đã có nhiều điểm bị tạm phong tỏa để thực hiện các biện pháp cách ly, truy vết. Ngày 28/7 Hà Nội phong toả tạm thời trung tâm thương mại Vincom (phố Bà Triệu) để test nhanh các ca nhiễm covid-19 trong toà nhà và tiến hành phun khử khuẩn.
Một số địa bàn có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 được Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm diện rộng.
Chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay được Hà Nội gấp rút triển khai.
Ngày 1/8, chợ đầu mối Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm - Hà Nội) xét nghiệm toàn bộ các tiểu thương trong chợ vì có 1 ca nhiễm Covid-19, sau đó đóng cửa tạm thời.
Ngày 2/8 khu bán cá chợ Long Biên phong toả. Đến ngày 3/8 ban quản lý chợ quyết định đóng cửa toàn bộ chợ, tiến hành phun khử khuẩn.
Các tiểu thương chợ Long Biên test Covid-19.
Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng, nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội tìm các biện pháp vừa kinh doanh vừa chống dịch. Trong ảnh là các cửa hàng khu Bách Khoa căng nilon giữa người mua và người bán.
Hình ảnh từ bên trong nơi cách ly y tế phường Chương Dương quận Hoàn Kiếm. Ngày 31/7, các lực lượng tiến hành test nhanh Covid-19 và tiêm vắc xin cho người dân khi trước đó khu vực này có ca nhiễm Covid-19.
Nhiều ngõ phố, khu vực trên địa bàn Hà Nội chưa có ca nhiễm Covid-19, người dân cùng chính quyền chung tay bảo vệ, lập các chốt vùng xanh thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên đường phố Hà Nội những ngày này đều có các chốt kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19.
Có một Hà Nội vắng lặng, những ngày giãn cách khó quên ở Hà Nội.
Trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16, những người không có việc quan trọng, cấp bách được yêu cầu không ra đường.
Những ngày thực hiện giãn cách xã hội, một Hà Nội náo nhiệt bỗng dưng tĩnh lặng khó tả...