Chùa Giám (xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê. Trước đây, chùa còn gọi là Nghiêm Quang tự, được xây dựng vào thời Lý. Đây là nơi thờ Phật đồng thời là nơi thờ Đại Danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh.Chùa Giám hiện đang lưu giữ tòa Cửu phẩm liên hoa, một trong 3 kiệt tác kiến trúc gỗ Phật giáo chỉ xuất hiện vào thế kỷ XVII, công trình đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị bao gồm 100 cổ tượng La hán, tượng Phật; 2 chuông đồng lớn, 15 bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII-XIX…Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều công trình tại chùa Giám như 7 gian tiền đường, 2 dãy hành lang, nhà phẩm (đặt Cửu phẩm liên hoa), nhà Tổ hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, mái dột nhiều chỗ, nhiều cấu kiện bị mục cần thay thế. Thậm chí một số hạng mục công trình có nguy cơ bị đổ sập.Theo người dân địa phương, chùa Giám đã xuống cấp từ nhiều năm trước. Các hạng mục của tòa tiền đường như hoành, dui mè, xối góc, tầu đều đã mục. Mái ngói đã tụt, nhiều chỗ phải che chắn tạm bợ. Dãy hành lang chùa cũng trong tình trạng bị xô dột, mối mọt, các bức tượng La hán nứt, hỏng... Tường của các tòa tiền đường, nhà tổ, nhà phẩm đều bị bong tróc. Cột chống được dựng tạm trong chùa, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời.Đáng chú ý, công trình nhà Cửu phẩm- nơi lưu giữ bảo vật quốc gia- tòa Cửu phẩm liên hoa đang buộc phải chống đỡ bằng những cột sắt để chống sập, dù chỉ là giải pháp tình thế nhưng tình trạng này đã diễn ra từ năm 2020 đến nay. Do chùa xuống cấp nghiêm trọng, nên chính quyền địa phương không dám cho nhân dân vào hành lễ, nhất là tại khu vực nhà Cửu phẩm nên dù là di tích có kiến trúc đặc biệt, lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị và đang trong mùa lễ hội, chùa luôn trong cảnh vắng bóng du khách. Mái ngói bị hư hỏng ánh sáng có thể lọt vào.Lãnh đạo UBND huyện Cẩm Giàng cho biết, trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của chùa Giám, địa phương đã báo cáo tỉnh lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án trùng tu.Được biết, tháng 12/2022, Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia đặc biệt chùa Giám với dự toán kinh phí hơn 31,2 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ nay đến hết năm 2024, chủ đầu tư là UBND huyện Cẩm Giàng.Hiện hồ sơ xin sửa chữa, trùng tu di tích này đã được tỉnh Hải Dương hoàn thiện gửi về Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) để xem xét thẩm định và phê duyệt theo trình tự và thẩm quyền. Đây là ngôi chùa cổ, có lịch sử lâu đời nên việc tu bổ di tích phải hết sức thận trọng, cần phải đánh giá kỹ cái gì cần giữ lại, cái gì cần thay thế. Người dân địa phương mong muốn, các cơ quan chức năng cần quan tâm sớm tu bổ khẩn cấp chùa Giám – một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, đang lưu giữ được quy mô kiến trúc với nhiều mảng chạm khắc thời hậu Lê. Dù đang là mùa lễ hội, nhưng cảnh chùa luôn vắng bóng du khách khiến nhiều người cảm thấy chạnh lòng.Đường vào chùa Giám - Di tích Quốc gia đặc biệt tại xã Định Sơn (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương).>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia. Nguồn: VTV24
Chùa Giám (xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê. Trước đây, chùa còn gọi là Nghiêm Quang tự, được xây dựng vào thời Lý. Đây là nơi thờ Phật đồng thời là nơi thờ Đại Danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chùa Giám hiện đang lưu giữ tòa Cửu phẩm liên hoa, một trong 3 kiệt tác kiến trúc gỗ Phật giáo chỉ xuất hiện vào thế kỷ XVII, công trình đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị bao gồm 100 cổ tượng La hán, tượng Phật; 2 chuông đồng lớn, 15 bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII-XIX…
Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều công trình tại chùa Giám như 7 gian tiền đường, 2 dãy hành lang, nhà phẩm (đặt Cửu phẩm liên hoa), nhà Tổ hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, mái dột nhiều chỗ, nhiều cấu kiện bị mục cần thay thế. Thậm chí một số hạng mục công trình có nguy cơ bị đổ sập.
Theo người dân địa phương, chùa Giám đã xuống cấp từ nhiều năm trước. Các hạng mục của tòa tiền đường như hoành, dui mè, xối góc, tầu đều đã mục. Mái ngói đã tụt, nhiều chỗ phải che chắn tạm bợ. Dãy hành lang chùa cũng trong tình trạng bị xô dột, mối mọt, các bức tượng La hán nứt, hỏng... Tường của các tòa tiền đường, nhà tổ, nhà phẩm đều bị bong tróc.
Cột chống được dựng tạm trong chùa, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời.
Đáng chú ý, công trình nhà Cửu phẩm- nơi lưu giữ bảo vật quốc gia- tòa Cửu phẩm liên hoa đang buộc phải chống đỡ bằng những cột sắt để chống sập, dù chỉ là giải pháp tình thế nhưng tình trạng này đã diễn ra từ năm 2020 đến nay.
Do chùa xuống cấp nghiêm trọng, nên chính quyền địa phương không dám cho nhân dân vào hành lễ, nhất là tại khu vực nhà Cửu phẩm nên dù là di tích có kiến trúc đặc biệt, lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị và đang trong mùa lễ hội, chùa luôn trong cảnh vắng bóng du khách.
Mái ngói bị hư hỏng ánh sáng có thể lọt vào.
Lãnh đạo UBND huyện Cẩm Giàng cho biết, trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của chùa Giám, địa phương đã báo cáo tỉnh lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án trùng tu.
Được biết, tháng 12/2022, Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia đặc biệt chùa Giám với dự toán kinh phí hơn 31,2 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ nay đến hết năm 2024, chủ đầu tư là UBND huyện Cẩm Giàng.
Hiện hồ sơ xin sửa chữa, trùng tu di tích này đã được tỉnh Hải Dương hoàn thiện gửi về Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) để xem xét thẩm định và phê duyệt theo trình tự và thẩm quyền. Đây là ngôi chùa cổ, có lịch sử lâu đời nên việc tu bổ di tích phải hết sức thận trọng, cần phải đánh giá kỹ cái gì cần giữ lại, cái gì cần thay thế.
Người dân địa phương mong muốn, các cơ quan chức năng cần quan tâm sớm tu bổ khẩn cấp chùa Giám – một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, đang lưu giữ được quy mô kiến trúc với nhiều mảng chạm khắc thời hậu Lê.
Dù đang là mùa lễ hội, nhưng cảnh chùa luôn vắng bóng du khách khiến nhiều người cảm thấy chạnh lòng.
Đường vào chùa Giám - Di tích Quốc gia đặc biệt tại xã Định Sơn (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương).
>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia. Nguồn: VTV24