Ngày 16/12, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký văn bản, yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng hè phổ theo đúng công năng, mục tiêu đầu tư và thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu: “Rà soát, tạm dừng ngay việc sử dụng hè phố làm các điểm đỗ xe ô tô, tập kết vật liệu xây dựng gây hư hỏng, lún nứt hè phố...".Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống thời điểm ngày 20/12, nhiều vỉa hè của các tuyến phố Hà Nội vẫn phải “oằn mình” gánh chịu hàng trăm chiếc ô tô dừng dỗ, lấn chiếm diện tích của người đi bộ.Dọc tuyến phố Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), ô tô nằm la liệt trên vỉa hè. Dù bề mặt vỉa hè đã bị xuống cấp, lồi lõm.Tuyến đường Phạm Hùng (Cầu Giấy, cạnh bến xe Mỹ Đình) ô tô đỗ chắn hết lối đi bộ.Điều đáng nói, mặc cho có biển cấm dừng cấm đỗ, những chiếc xe ô tô và cả xe máy vẫn ngang nhiên đỗ trên vỉa hè mà không bị lực lượng chức năng xử lý.Toàn bộ diện tích vỉa hè bị lấn chiếm để dừng đỗ ô tô trái quy định.Xe ô tô đỗ, xếp hàng dài trên vỉa hè trước cổng Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội (Số 10, đường Nguyễn Văn Huyên, Dịch Vọng, Cầu Giấy).Mặc cho lệnh cấm, cả 2 bên đường trước cổng trường vẫn la liệt ô tô.Tại đường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), xe ô tô đỗ trên vỉa hè ngay trước cổng cơ quan.Những viên gạch, đá vỡ toác nghiêm trọng vẫn phải oằn mình gánh những chiếc ô tô.Vỉa hè tại ngõ 192 Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân) cũng bị ô tô lấn chiếm để đỗ xe.Như vậy, 4 ngày từ khi có lệnh tạm dừng việc sử dụng hè phố làm các điểm đỗ xe ô tô của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nhưng tình trạng xe ô tô đỗ la liệt trên vỉa hè. Liệu các lực lượng chức năng Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt để chống vỉa hè bị lấn chiếm, xuống cấp?.>>> Mời độc giả xem thêm video Muôn kiểu kiếm tiền từ vỉa hè (Tin Tức VTV24)
Ngày 16/12, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký văn bản, yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng hè phổ theo đúng công năng, mục tiêu đầu tư và thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu: “Rà soát, tạm dừng ngay việc sử dụng hè phố làm các điểm đỗ xe ô tô, tập kết vật liệu xây dựng gây hư hỏng, lún nứt hè phố...".
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống thời điểm ngày 20/12, nhiều vỉa hè của các tuyến phố Hà Nội vẫn phải “oằn mình” gánh chịu hàng trăm chiếc ô tô dừng dỗ, lấn chiếm diện tích của người đi bộ.
Dọc tuyến phố Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), ô tô nằm la liệt trên vỉa hè. Dù bề mặt vỉa hè đã bị xuống cấp, lồi lõm.
Tuyến đường Phạm Hùng (Cầu Giấy, cạnh bến xe Mỹ Đình) ô tô đỗ chắn hết lối đi bộ.
Điều đáng nói, mặc cho có biển cấm dừng cấm đỗ, những chiếc xe ô tô và cả xe máy vẫn ngang nhiên đỗ trên vỉa hè mà không bị lực lượng chức năng xử lý.
Toàn bộ diện tích vỉa hè bị lấn chiếm để dừng đỗ ô tô trái quy định.
Xe ô tô đỗ, xếp hàng dài trên vỉa hè trước cổng Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội (Số 10, đường Nguyễn Văn Huyên, Dịch Vọng, Cầu Giấy).
Mặc cho lệnh cấm, cả 2 bên đường trước cổng trường vẫn la liệt ô tô.
Tại đường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), xe ô tô đỗ trên vỉa hè ngay trước cổng cơ quan.
Những viên gạch, đá vỡ toác nghiêm trọng vẫn phải oằn mình gánh những chiếc ô tô.
Vỉa hè tại ngõ 192 Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân) cũng bị ô tô lấn chiếm để đỗ xe.
Như vậy, 4 ngày từ khi có lệnh tạm dừng việc sử dụng hè phố làm các điểm đỗ xe ô tô của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nhưng tình trạng xe ô tô đỗ la liệt trên vỉa hè. Liệu các lực lượng chức năng Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt để chống vỉa hè bị lấn chiếm, xuống cấp?.
>>> Mời độc giả xem thêm video Muôn kiểu kiếm tiền từ vỉa hè (Tin Tức VTV24)