Để phục vụ dự án nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã tiến hành phá dỡ những căn nhà trong phạm vi quy hoạch.Được biết, khu vực giải phóng mặt bằng (GPMB) này có 110 hộ dân nằm trong diện quy hoạch phải di dời, phần lớn các hộ đã nhận tiền đền bù.Số ít hộ còn lại đang chờ nhận tiền đền bù và gấp rút "xả hàng" nhanh chóng để thu hồi vốn.Các mặt hàng tại đây đang được giảm giá kịch sàn. Nhiều mặt hàng giảm từ 50-70%, quần đùi và áo sơ mi giảm chỉ còn 100 nghìn đồng/3 cái, bộ quần áo trẻ em chỉ 40-50 nghìn đồng.Chủ một cửa hàng tại Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Trước khi vào dự án, cửa hàng của tôi kinh doanh thuận lợi. Giờ không được bán ở đây nữa khiến công việc gặp khó khăn, khó kiếm được mặt bằng tốt thay thế, mất nhiều chi phí chuyển đổi và đặc biệt là mất lượng khách quen... Trước khi giải quyết xong tất cả, tôi phải giảm giá kịch sàn mong sao bán hết được số hàng để thu hồi lại chút vốn".Sau khi mở rộng, mặt đường tuyến phố Chùa Bộc trong nút giao sẽ rộng 23 - 30m; đoạn từ Chùa Bộc đến phạm vi nút giao rộng 16 - 18m; vỉa hè rộng trung bình 3m.UBND TP Hà Nội quy định giá đất cụ thể tại vị trí 4 trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) được dùng làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng hoàn thiện nút giao Chùa Bộc - Thái Hà là 47.148.780 đồng/m2.Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà theo quy hoạch tại góc 1/4 nút giao, từ Học viện Ngân hàng đến cổng trường Đại học Công đoàn, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5572/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 và được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 8006/QĐ-UBND ngày 17/11/2017, Quyết định số 4437/QĐ-UBND ngày 02/10/2020.Dự án được thực hiện nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, tạo cảnh quan cân xứng cho khu vực.Mời độc giả xem thêm video Tiến độ dự án bất động sản hàng hiệu tại TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: VTV24)
Để phục vụ dự án nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã tiến hành phá dỡ những căn nhà trong phạm vi quy hoạch.
Được biết, khu vực giải phóng mặt bằng (GPMB) này có 110 hộ dân nằm trong diện quy hoạch phải di dời, phần lớn các hộ đã nhận tiền đền bù.
Số ít hộ còn lại đang chờ nhận tiền đền bù và gấp rút "xả hàng" nhanh chóng để thu hồi vốn.
Các mặt hàng tại đây đang được giảm giá kịch sàn. Nhiều mặt hàng giảm từ 50-70%, quần đùi và áo sơ mi giảm chỉ còn 100 nghìn đồng/3 cái, bộ quần áo trẻ em chỉ 40-50 nghìn đồng.
Chủ một cửa hàng tại Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Trước khi vào dự án, cửa hàng của tôi kinh doanh thuận lợi. Giờ không được bán ở đây nữa khiến công việc gặp khó khăn, khó kiếm được mặt bằng tốt thay thế, mất nhiều chi phí chuyển đổi và đặc biệt là mất lượng khách quen... Trước khi giải quyết xong tất cả, tôi phải giảm giá kịch sàn mong sao bán hết được số hàng để thu hồi lại chút vốn".
Sau khi mở rộng, mặt đường tuyến phố Chùa Bộc trong nút giao sẽ rộng 23 - 30m; đoạn từ Chùa Bộc đến phạm vi nút giao rộng 16 - 18m; vỉa hè rộng trung bình 3m.
UBND TP Hà Nội quy định giá đất cụ thể tại vị trí 4 trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) được dùng làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng hoàn thiện nút giao Chùa Bộc - Thái Hà là 47.148.780 đồng/m2.
Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà theo quy hoạch tại góc 1/4 nút giao, từ Học viện Ngân hàng đến cổng trường Đại học Công đoàn, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5572/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 và được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 8006/QĐ-UBND ngày 17/11/2017, Quyết định số 4437/QĐ-UBND ngày 02/10/2020.
Dự án được thực hiện nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, tạo cảnh quan cân xứng cho khu vực.
Mời độc giả xem thêm video Tiến độ dự án bất động sản hàng hiệu tại TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: VTV24)