Ngày 16/2, khu di tích chùa Hương (Hà Nội) bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại sau thời gian dài nghỉ phòng dịch Covid-19. Ngay từ 2h, khu vực bến thuyền bắt đầu có khách.Thời tiết tại Hà Nội hôm nay có phần ấm hơn với 16 độ C, đêm và rạng sáng có mưa phùn. Nhiều người chuẩn bị sẵn áo mưa hoặc mua ở các cửa hàng tạp hóa tại bến Đục.Chị Cường tát nước trên thuyền, lau dọn trong lúc nghỉ ngơi. Làm nghề chèo thuyền tại chùa Hương được 20 năm, chị nhận định dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng năm nay lượng khách vẫn sẽ đông đúc.Những đoàn đi từ đêm trước ngày khai hội có nhiều người trẻ, gia đình hoặc nhóm phật tử với số lượng 10-60 người/nhóm.Với những người đã có nhiều kinh nghiệm đi chùa Hương, việc đi từ đêm trước sẽ tránh được cảnh chen chúc, quá tải khi xếp hàng lên cáp treo thậm chí ở cả khu vực leo lên động chính.Đi đò từ bến Đục vào tới chùa Thiên Trù hết một giờ. Do vậy nhiều người chọn buổi tối còn để sáng sớm hôm sau đi được nhiều động đến chiều kịp quay trở về.Lê Quang Hòa (thứ 3, từ trái sang) cùng bạn bè đi xuyên đêm từ quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đến chùa Hương. Chàng trai 23 tuổi đến nay đã có 8 năm liên tiếp đi lễ tại đây. "Tôi làm kinh doanh, đi xin lộc đầu năm để buôn may bán đắt. Chùa Hương linh thiêng nên năm nào tôi cũng dành thời gian tới đây. Để tránh cảnh đông đúc vạ vật, nhóm tôi chọn đi từ đêm", Hòa nói.Tại đền Trình, một vài quầy viết sớ, bán đồ lễ sáng đèn cả đêm để phục vụ du khách.Trong sân đền Trình, du khách xếp hàng đứng lễ khi trời vẫn còn tối.Bên trong chiếu lễ, nhiều đoàn khách đã ngồi khấn vái từ 2-3h.Lúc này nhiều hàng quán còn đóng cửa, chủ và người làm ngủ để ngày hôm sau có sức tiếp đón khách. Trước đó, Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND huyện Mỹ Đức về mở cửa tổ chức đón khách tới chùa Hương từ ngày 16/2. Đây là năm thứ hai liên tiếp lễ hội có quy mô lớn và kéo dài nhất miền Bắc không tổ chức khai hội, không đón khách dịp Tết Nguyên đán. Hội chùa Hương hàng năm được tổ chức lễ khai hội vào mùng 6 tháng giêng. Đây là lễ hội có quy mô và thời gian tổ chức dài nhất miền Bắc, từ đầu tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch.
Ngày 16/2, khu di tích chùa Hương (Hà Nội) bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại sau thời gian dài nghỉ phòng dịch Covid-19. Ngay từ 2h, khu vực bến thuyền bắt đầu có khách.
Thời tiết tại Hà Nội hôm nay có phần ấm hơn với 16 độ C, đêm và rạng sáng có mưa phùn. Nhiều người chuẩn bị sẵn áo mưa hoặc mua ở các cửa hàng tạp hóa tại bến Đục.
Chị Cường tát nước trên thuyền, lau dọn trong lúc nghỉ ngơi. Làm nghề chèo thuyền tại chùa Hương được 20 năm, chị nhận định dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng năm nay lượng khách vẫn sẽ đông đúc.
Những đoàn đi từ đêm trước ngày khai hội có nhiều người trẻ, gia đình hoặc nhóm phật tử với số lượng 10-60 người/nhóm.
Với những người đã có nhiều kinh nghiệm đi chùa Hương, việc đi từ đêm trước sẽ tránh được cảnh chen chúc, quá tải khi xếp hàng lên cáp treo thậm chí ở cả khu vực leo lên động chính.
Đi đò từ bến Đục vào tới chùa Thiên Trù hết một giờ. Do vậy nhiều người chọn buổi tối còn để sáng sớm hôm sau đi được nhiều động đến chiều kịp quay trở về.
Lê Quang Hòa (thứ 3, từ trái sang) cùng bạn bè đi xuyên đêm từ quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đến chùa Hương. Chàng trai 23 tuổi đến nay đã có 8 năm liên tiếp đi lễ tại đây. "Tôi làm kinh doanh, đi xin lộc đầu năm để buôn may bán đắt. Chùa Hương linh thiêng nên năm nào tôi cũng dành thời gian tới đây. Để tránh cảnh đông đúc vạ vật, nhóm tôi chọn đi từ đêm", Hòa nói.
Tại đền Trình, một vài quầy viết sớ, bán đồ lễ sáng đèn cả đêm để phục vụ du khách.
Trong sân đền Trình, du khách xếp hàng đứng lễ khi trời vẫn còn tối.
Bên trong chiếu lễ, nhiều đoàn khách đã ngồi khấn vái từ 2-3h.
Lúc này nhiều hàng quán còn đóng cửa, chủ và người làm ngủ để ngày hôm sau có sức tiếp đón khách. Trước đó, Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND huyện Mỹ Đức về mở cửa tổ chức đón khách tới chùa Hương từ ngày 16/2. Đây là năm thứ hai liên tiếp lễ hội có quy mô lớn và kéo dài nhất miền Bắc không tổ chức khai hội, không đón khách dịp Tết Nguyên đán. Hội chùa Hương hàng năm được tổ chức lễ khai hội vào mùng 6 tháng giêng. Đây là lễ hội có quy mô và thời gian tổ chức dài nhất miền Bắc, từ đầu tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch.