Dự án hồ cảnh quan, lầu vọng cảnh và các hạng mục kỹ thuật vùng bảo vệ di tích Nhà máy in tiền (xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) được Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 18/12/2017 với tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng. Các hạng mục của dự án gồm: Lầu vọng cảnh (2 hạng mục); Chòi nghỉ (1 hạng mục); Cầu đi bộ; hồ cảnh quan rộng 4.440m2; san nền; kè đá lòng hồ; các cống điều tiết nước.Ngày 29/6/2018, Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy ra Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công xây lắp công trình, gói thầu tư vấn giám sát, gói thầu bảo hiểm công trình của dự án. Theo đó, Công TNHH xây dựng thương mại Xuân Thành trúng thầu thi công xây lắp.Ngày 2/7/2018, Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy và Công ty TNHH xây dựng thương mại Xuân Thành ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình với tổng giá trị gần 13 tỷ đồng. Hợp đồng quy định rõ thời gian thi công là 360 ngày kể từ ngày chủ đầu tư bàn giao mặt bằng.Tuy nhiên, ngày 28/6/2019, Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy và Công TNHH xây dựng thương mại Xuân Thành lại ký phụ lục bổ sung, điều chỉnh thời gian thực hiện toàn bộ các hạng mục công việc của gói thầu thi công xây lắp công trình lên đến 1.460 ngày (kể từ ngày ký kết hợp đồng 2/7/2018 đến ngày 30/6/2022).Tuy nhiên, đến nay dù đã hết thời gian thực hiện hợp đồng, dự án hồ cảnh quan, lầu vọng cảnh và các hạng mục kỹ thuật vùng bảo vệ di tích Nhà máy in tiền vẫn chưa hoàn thiện, rơi vào cảnh nham nhở, bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng cuộc sống của người dân sinh sống cạnh dự án.Thực địa của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tại dự án mới chỉ xây dựng được 2 lầu vọng cảnh, 1 chòi nghỉ, cầu đi bộ; kè đá lòng hồ. Tuy nhiên, các hạng mục này đang có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp dù chưa đưa vào sử dụng.Riêng hồ cảnh quan rộng 4.440m2 vẫn chỉ là những hố sâu, cỏ dại mọc và không có nước, không tạo được cảnh quan. Thay vào đó là cảnh tượng hoang tàn, bẩn thỉu đầy rác.Các công trinh xây dựng dang dở và được "bao bọc" bởi hàng cỏ dại gây mất mỹ quan tại khu di tích.Lầu vọng cảnh, chòi nghỉ được tận dụng để chứa củi khô. Một phần diện tích dự án được làm nơi phơi phóng chăn màn.Cầu đi bộ cáu bẩn, sụt hố và xuống cấp.Bà Hoa, người dân sinh sống ngay sát dự án bức xúc: "Dự án khởi công từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Công trình cũng đã ngừng thi công gần 2 năm nay và dang dở gây lãng phí. Thậm chí, dự án đang gây ảnh hưởng đến đường cống thoát nước của gia đình. Vào mùa mưa, nhà ngập nước mà không có lối thoát xả".Phần đất dự án được người dân tranh thủ nuôi gia cầm.Đại diện Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy thừa nhận tình trạng chậm tiến độ của dự án và cho biết nguyên nhân do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng của một số hộ gia đình nằm trong đất dự án nên ảnh hưởng đến việc thi công một số hạng mục. Hiện đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn xử lý dứt điểm, sớm hoàn thiện dự án. Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.>>> Mời độc giả xem thêm video Tiến độ dự án bất động sản hàng hiệu tại TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: VTV24)
Dự án hồ cảnh quan, lầu vọng cảnh và các hạng mục kỹ thuật vùng bảo vệ di tích Nhà máy in tiền (xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) được Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 18/12/2017 với tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng. Các hạng mục của dự án gồm: Lầu vọng cảnh (2 hạng mục); Chòi nghỉ (1 hạng mục); Cầu đi bộ; hồ cảnh quan rộng 4.440m2; san nền; kè đá lòng hồ; các cống điều tiết nước.
Ngày 29/6/2018, Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy ra Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công xây lắp công trình, gói thầu tư vấn giám sát, gói thầu bảo hiểm công trình của dự án. Theo đó, Công TNHH xây dựng thương mại Xuân Thành trúng thầu thi công xây lắp.
Ngày 2/7/2018, Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy và Công ty TNHH xây dựng thương mại Xuân Thành ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình với tổng giá trị gần 13 tỷ đồng. Hợp đồng quy định rõ thời gian thi công là 360 ngày kể từ ngày chủ đầu tư bàn giao mặt bằng.
Tuy nhiên, ngày 28/6/2019, Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy và Công TNHH xây dựng thương mại Xuân Thành lại ký phụ lục bổ sung, điều chỉnh thời gian thực hiện toàn bộ các hạng mục công việc của gói thầu thi công xây lắp công trình lên đến 1.460 ngày (kể từ ngày ký kết hợp đồng 2/7/2018 đến ngày 30/6/2022).
Tuy nhiên, đến nay dù đã hết thời gian thực hiện hợp đồng, dự án hồ cảnh quan, lầu vọng cảnh và các hạng mục kỹ thuật vùng bảo vệ di tích Nhà máy in tiền vẫn chưa hoàn thiện, rơi vào cảnh nham nhở, bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng cuộc sống của người dân sinh sống cạnh dự án.
Thực địa của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tại dự án mới chỉ xây dựng được 2 lầu vọng cảnh, 1 chòi nghỉ, cầu đi bộ; kè đá lòng hồ. Tuy nhiên, các hạng mục này đang có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp dù chưa đưa vào sử dụng.
Riêng hồ cảnh quan rộng 4.440m2 vẫn chỉ là những hố sâu, cỏ dại mọc và không có nước, không tạo được cảnh quan. Thay vào đó là cảnh tượng hoang tàn, bẩn thỉu đầy rác.
Các công trinh xây dựng dang dở và được "bao bọc" bởi hàng cỏ dại gây mất mỹ quan tại khu di tích.
Lầu vọng cảnh, chòi nghỉ được tận dụng để chứa củi khô. Một phần diện tích dự án được làm nơi phơi phóng chăn màn.
Cầu đi bộ cáu bẩn, sụt hố và xuống cấp.
Bà Hoa, người dân sinh sống ngay sát dự án bức xúc: "Dự án khởi công từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Công trình cũng đã ngừng thi công gần 2 năm nay và dang dở gây lãng phí. Thậm chí, dự án đang gây ảnh hưởng đến đường cống thoát nước của gia đình. Vào mùa mưa, nhà ngập nước mà không có lối thoát xả".
Phần đất dự án được người dân tranh thủ nuôi gia cầm.
Đại diện Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy thừa nhận tình trạng chậm tiến độ của dự án và cho biết nguyên nhân do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng của một số hộ gia đình nằm trong đất dự án nên ảnh hưởng đến việc thi công một số hạng mục. Hiện đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn xử lý dứt điểm, sớm hoàn thiện dự án. Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.
>>> Mời độc giả xem thêm video Tiến độ dự án bất động sản hàng hiệu tại TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: VTV24)