Những ngày Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thời tiết thuận lợi cho việc tham quan, vãn cảnh, nhiều di tích quốc gia đặc biệt ở Hải Dương thu hút lượng lớn du khách đến chiêm bái, cầu an, trong đó có Đền Bia ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương). Đền Bia là một trong 3 di tích thuộc cụm di tích quốc gia đặc biệt gồm: đền Xưa – chùa Giám – đền Bia, thờ vị “Thánh thuốc Nam” là Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh.Ngày mùng 3 Tết, ghi nhận của PV Tri thức và Cuộc sống, hàng nghìn du khách thập phương đã đến Đền Bia để dâng hương, xin lộc và cầu an cho năm mới 2023. Các con đường dẫn vào đền Bia dòng người như nêm cối.Đền Bia được xây dựng để thờ Tuệ Tĩnh và tấm bia thời Lê là di vật kỷ niệm của Tuệ Tĩnh nên có tên là Đền Bia. Theo tư liệu lịch sử, tấm bia đá được người dân địa phương coi như bảo vật thờ phụng suốt mấy trăm năm là câu chuyện xúc động liên quan đến cuộc đời của vị đại danh y Tuệ Tĩnh.Theo nhân dân địa phương, tấm bia này do tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (1638-1699) là người cùng làng với Tuệ Tĩnh soạn khắc vào năm 1699 khi ông đi sứ Trung Quốc đã đến viếng mộ Tuệ Tĩnh tại Giang Nam, đọc mặt sau tấm bia trên mộ thấy có ghi chữ : "Về sau có ai bên nước sang, nhớ cho hài cốt tôi về với", Nguyễn Danh Nho đã vô cùng xúc động trước tình cảm luôn hướng về quê hương đất nước của Tuệ Tĩnh nên đã cho dập mẫu tấm bia mang về nước, thuê thợ làm lại và chở về quê.Khi đó cả vùng quê ông bị ngập nước, xuôi thuyền đến địa phận đền hiện nay thì thuyền bị lật, tấm bia rơi xuống nước không lấy lên được, ít lâu sau nước cạn, nhân dân tìm thấy bia, thấy doi đất ở đây có hình con dao cầu (dao thái thuốc Nam) nên đã dựng miếu thờ bia.Từ ngày dựng bia, người khắp nơi kéo về lấy thuốc, hái lá, xin nước Đền Bia về uống với hy vọng mọi bệnh sẽ khỏi. Tương truyền vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) mỗi ngày có tới hàng nghìn người đến đền Bia, nên vua đã hạ chiếu cấm việc cúng lễ và xin thuốc mang màu sắc mê tín và mất vệ sinh, và sai người đem tấm bia về cất tại kho ở Hải Dương, sau này có một người làng Văn Thai làm chức thủ kho đã bí mật lấy lại bia đem về đền thờ.Đền Bia nguyên được xây dựng từ thời Lê, trùng tu vào năm 1936, kiến trúc kiểu tiền nhất hậu đinh, mặt tiền quay hướng bắc, xung quanh cây cối xanh tươi và nằm giữa cánh đồng thuộc hai xã Cẩm Văn và Cẩm Vũ của huyện Cẩm Giàng. Đền có vườn thuốc Nam rộng lớn, phong phú các loại dược liệu, toà tiền tế trùng tu năm 1993 phỏng theo kiến trúc thời Nguyễn khá đẹp gồm 5 gian với diện tích 120 m2, trung từ và hậu cung nhỏ nhưng còn chắc chắn và đồng bộ từ kiến trúc đến các đồ thờ tự, chính giữa treo bức đại tự sơn son thiếp vàng ghi 4 chữ: " Thánh cung vạn tuế" nghĩa là: " Đức thánh muôn tuổi".Hai cột treo đôi câu đối ca ngợi Tuệ Tĩnh: " Hoàng giáp phương danh đằng bắc địa Thánh sư dược diệu trấn Nam bang". Nghĩa là: "Thi đậu hoàng giáp tiếng lừng đất Bắc. Chữa bệnh thần diệu tài quán nước Nam". Di tích này còn nhiều cổ vật có giá trị như bệ đá thời Nguyễn chạm khắc tứ linh, tứ quý, cỗ khám sơn son thiếp vàng, tượng Tuệ Tĩnh, đặc biệt là tấm bia thời Lê là di vật kỷ niệm của Tuệ Tĩnh, được nhân dân địa phương coi như báu vật bảo quản tại hậu cung của đền.Theo sử sách, Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đã xây dựng nền móng của Y học cổ truyền nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam, theo phương châm “Nam dược trị Nam nhân” (thuốc Nam để chữa bệnh cho người Nam). Ông đã khởi xướng phong trào trồng cây thuốc ở gia đình, vườn chùa và thu giữ, dự trữ dược liệu theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời.Hơn 30 năm nghiên cứu y thuật ông đã tìm ra 580 vị thuốc Nam, hệ thống, tổng kết các phương pháp chữa bệnh, gồm 10 khoa, 2 môn, chữa 184 bệnh, bằng 3.873 phương thuốc. Ông là người nắm vững y lý Đông y, có công đầu trong việc nghiên cứu dược tính và chẩn trị bằng thuốc Nam. Do vậy khi ông mất, với lòng biết ơn sâu sắc, nhân dân đã lập đền thờ ông.Du khách công đức tại đền Bia.Trong di tích đền những ngày đầu xuân luôn chật kín du khách đến dâng hương.Nhiều người đến đền Bia cầu một năm nhiều sức khỏe cho gia đình.Nhiều du khách thắp nhiều nhang hơn so với quy định khiến Ban quản lý đền phải cử người liên tục rút nhang.Bãi xe vào đền luôn chật kín chỗ.Các con đường dẫn vào đền luôn tấp nập du khách. >>> Mời độc giả xem thêm video Giờ phút hiếm có sáng mồng 1 Tết, Hà Nội bình yên đến lạ.
Những ngày Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thời tiết thuận lợi cho việc tham quan, vãn cảnh, nhiều di tích quốc gia đặc biệt ở Hải Dương thu hút lượng lớn du khách đến chiêm bái, cầu an, trong đó có Đền Bia ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương). Đền Bia là một trong 3 di tích thuộc cụm di tích quốc gia đặc biệt gồm: đền Xưa – chùa Giám – đền Bia, thờ vị “Thánh thuốc Nam” là Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Ngày mùng 3 Tết, ghi nhận của PV Tri thức và Cuộc sống, hàng nghìn du khách thập phương đã đến Đền Bia để dâng hương, xin lộc và cầu an cho năm mới 2023. Các con đường dẫn vào đền Bia dòng người như nêm cối.
Đền Bia được xây dựng để thờ Tuệ Tĩnh và tấm bia thời Lê là di vật kỷ niệm của Tuệ Tĩnh nên có tên là Đền Bia. Theo tư liệu lịch sử, tấm bia đá được người dân địa phương coi như bảo vật thờ phụng suốt mấy trăm năm là câu chuyện xúc động liên quan đến cuộc đời của vị đại danh y Tuệ Tĩnh.
Theo nhân dân địa phương, tấm bia này do tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (1638-1699) là người cùng làng với Tuệ Tĩnh soạn khắc vào năm 1699 khi ông đi sứ Trung Quốc đã đến viếng mộ Tuệ Tĩnh tại Giang Nam, đọc mặt sau tấm bia trên mộ thấy có ghi chữ : "Về sau có ai bên nước sang, nhớ cho hài cốt tôi về với", Nguyễn Danh Nho đã vô cùng xúc động trước tình cảm luôn hướng về quê hương đất nước của Tuệ Tĩnh nên đã cho dập mẫu tấm bia mang về nước, thuê thợ làm lại và chở về quê.
Khi đó cả vùng quê ông bị ngập nước, xuôi thuyền đến địa phận đền hiện nay thì thuyền bị lật, tấm bia rơi xuống nước không lấy lên được, ít lâu sau nước cạn, nhân dân tìm thấy bia, thấy doi đất ở đây có hình con dao cầu (dao thái thuốc Nam) nên đã dựng miếu thờ bia.
Từ ngày dựng bia, người khắp nơi kéo về lấy thuốc, hái lá, xin nước Đền Bia về uống với hy vọng mọi bệnh sẽ khỏi. Tương truyền vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) mỗi ngày có tới hàng nghìn người đến đền Bia, nên vua đã hạ chiếu cấm việc cúng lễ và xin thuốc mang màu sắc mê tín và mất vệ sinh, và sai người đem tấm bia về cất tại kho ở Hải Dương, sau này có một người làng Văn Thai làm chức thủ kho đã bí mật lấy lại bia đem về đền thờ.
Đền Bia nguyên được xây dựng từ thời Lê, trùng tu vào năm 1936, kiến trúc kiểu tiền nhất hậu đinh, mặt tiền quay hướng bắc, xung quanh cây cối xanh tươi và nằm giữa cánh đồng thuộc hai xã Cẩm Văn và Cẩm Vũ của huyện Cẩm Giàng. Đền có vườn thuốc Nam rộng lớn, phong phú các loại dược liệu, toà tiền tế trùng tu năm 1993 phỏng theo kiến trúc thời Nguyễn khá đẹp gồm 5 gian với diện tích 120 m2, trung từ và hậu cung nhỏ nhưng còn chắc chắn và đồng bộ từ kiến trúc đến các đồ thờ tự, chính giữa treo bức đại tự sơn son thiếp vàng ghi 4 chữ: " Thánh cung vạn tuế" nghĩa là: " Đức thánh muôn tuổi".
Hai cột treo đôi câu đối ca ngợi Tuệ Tĩnh: " Hoàng giáp phương danh đằng bắc địa Thánh sư dược diệu trấn Nam bang". Nghĩa là: "Thi đậu hoàng giáp tiếng lừng đất Bắc. Chữa bệnh thần diệu tài quán nước Nam". Di tích này còn nhiều cổ vật có giá trị như bệ đá thời Nguyễn chạm khắc tứ linh, tứ quý, cỗ khám sơn son thiếp vàng, tượng Tuệ Tĩnh, đặc biệt là tấm bia thời Lê là di vật kỷ niệm của Tuệ Tĩnh, được nhân dân địa phương coi như báu vật bảo quản tại hậu cung của đền.
Theo sử sách, Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đã xây dựng nền móng của Y học cổ truyền nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam, theo phương châm “Nam dược trị Nam nhân” (thuốc Nam để chữa bệnh cho người Nam). Ông đã khởi xướng phong trào trồng cây thuốc ở gia đình, vườn chùa và thu giữ, dự trữ dược liệu theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời.
Hơn 30 năm nghiên cứu y thuật ông đã tìm ra 580 vị thuốc Nam, hệ thống, tổng kết các phương pháp chữa bệnh, gồm 10 khoa, 2 môn, chữa 184 bệnh, bằng 3.873 phương thuốc. Ông là người nắm vững y lý Đông y, có công đầu trong việc nghiên cứu dược tính và chẩn trị bằng thuốc Nam. Do vậy khi ông mất, với lòng biết ơn sâu sắc, nhân dân đã lập đền thờ ông.
Du khách công đức tại đền Bia.
Trong di tích đền những ngày đầu xuân luôn chật kín du khách đến dâng hương.
Nhiều người đến đền Bia cầu một năm nhiều sức khỏe cho gia đình.
Nhiều du khách thắp nhiều nhang hơn so với quy định khiến Ban quản lý đền phải cử người liên tục rút nhang.
Bãi xe vào đền luôn chật kín chỗ.
Các con đường dẫn vào đền luôn tấp nập du khách.
>>> Mời độc giả xem thêm video Giờ phút hiếm có sáng mồng 1 Tết, Hà Nội bình yên đến lạ.