Đến tối 9/8, mưa vẫn đổ xuống Phú Quốc khiến tình hình ngập lụt trên đảo càng nghiêm trọng, người dân tiếp tục được sơ tán đến nơi cao ráo. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, trong hôm nay, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn có mưa to và dông. Từ 11/8 mưa mới giảm dần ở khu vực này. Ảnh: Lao ĐộngSau 4 ngày mưa lớn khu vực trên đảo Phú Quốc, nhiều tuyến đường bị ngập nặng, thậm chí các khu vực còn bị chia cắt. Gần 1.000 người là cán bộ, công an, bộ đội, dân quân tự vệ ra đường để giúp người dân phòng, chống ngập lụt. Ảnh: Lao ĐộngHàng trăm hộ dân được sơ tán đến trường học, cơ quan nhà nước, nhà người thân... Tại các xã như Cửa Dương, Dương Tơ , thị trấn Dương Đông nước ngập sâu lịch sử. Ảnh: VietnamnetMột số tuyến đường như: Cây Thông Trong, Nguyễn Trung Trực, Cách Mạng Tháng Tám nước ngập chảy xiết như sông rất nguy hiểm. Các lãnh đạo huyện đảo Phú Quốc hoãn các cuộc họp, trực tiếp xuống địa bàn huy động và chỉ đạo lực lượng ứng phó ngập lụt. Ảnh: VietnamnetÔng Huỳnh Quang Hưng (Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc) cho biết, tình trạng ngập tái diễn và nghiêm trọng nhất từ trước đến nay do mưa nhiều đợt. Ảnh: VietnamnetThời tiết xấu khiến sân bay Phú Quốc phải đóng cửa trong ngày 9/8. Nhiều chuyến từ Phú Quốc đi Hà Nội, hoặc Hong Kong, được đổi giờ khởi hành và đang được sắp xếp bay bù chuyến. Ảnh: VietnamnetPhú Quốc hiện là huyện đảo lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 589,23 km2, có khoảng 145.000 người sinh sống. Hơn 10 năm qua, Phú Quốc phát triển rất mạnh, tốc độ đô thị hoá nhanh, hệ thống hạ tầng về thoát nước đã quá tải. Ngoài ra, tình trạng sông rạch, ao hồ tự nhiên bị lấn chiếm, san lấp khiến nước không còn đường thoát - ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ảnh: VietnamnetHuyện đảo du lịch nổi tiếng thế giới này những ngày qua hứng nhiều trận mưa to kéo dài. Lượng mưa do Trung tâm khí tượng thủy văn Kiên Giang đo được trong 4 ngày từ 2/8 đến 5/8 là 501,2 mm, mức kỷ lục diễn ra trong thời gian ngắn; gây ngập sâu nhiều nơi ở huyện đảo. Ảnh: Người đưa tin.
Đến tối 9/8, mưa vẫn đổ xuống Phú Quốc khiến tình hình ngập lụt trên đảo càng nghiêm trọng, người dân tiếp tục được sơ tán đến nơi cao ráo. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, trong hôm nay, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn có mưa to và dông. Từ 11/8 mưa mới giảm dần ở khu vực này. Ảnh: Lao Động
Sau 4 ngày mưa lớn khu vực trên đảo Phú Quốc, nhiều tuyến đường bị ngập nặng, thậm chí các khu vực còn bị chia cắt. Gần 1.000 người là cán bộ, công an, bộ đội, dân quân tự vệ ra đường để giúp người dân phòng, chống ngập lụt. Ảnh: Lao Động
Hàng trăm hộ dân được sơ tán đến trường học, cơ quan nhà nước, nhà người thân... Tại các xã như Cửa Dương, Dương Tơ , thị trấn Dương Đông nước ngập sâu lịch sử. Ảnh: Vietnamnet
Một số tuyến đường như: Cây Thông Trong, Nguyễn Trung Trực, Cách Mạng Tháng Tám nước ngập chảy xiết như sông rất nguy hiểm. Các lãnh đạo huyện đảo Phú Quốc hoãn các cuộc họp, trực tiếp xuống địa bàn huy động và chỉ đạo lực lượng ứng phó ngập lụt. Ảnh: Vietnamnet
Ông Huỳnh Quang Hưng (Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc) cho biết, tình trạng ngập tái diễn và nghiêm trọng nhất từ trước đến nay do mưa nhiều đợt. Ảnh: Vietnamnet
Thời tiết xấu khiến sân bay Phú Quốc phải đóng cửa trong ngày 9/8. Nhiều chuyến từ Phú Quốc đi Hà Nội, hoặc Hong Kong, được đổi giờ khởi hành và đang được sắp xếp bay bù chuyến. Ảnh: Vietnamnet
Phú Quốc hiện là huyện đảo lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 589,23 km2, có khoảng 145.000 người sinh sống. Hơn 10 năm qua, Phú Quốc phát triển rất mạnh, tốc độ đô thị hoá nhanh, hệ thống hạ tầng về thoát nước đã quá tải. Ngoài ra, tình trạng sông rạch, ao hồ tự nhiên bị lấn chiếm, san lấp khiến nước không còn đường thoát - ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ảnh: Vietnamnet
Huyện đảo du lịch nổi tiếng thế giới này những ngày qua hứng nhiều trận mưa to kéo dài. Lượng mưa do Trung tâm khí tượng thủy văn Kiên Giang đo được trong 4 ngày từ 2/8 đến 5/8 là 501,2 mm, mức kỷ lục diễn ra trong thời gian ngắn; gây ngập sâu nhiều nơi ở huyện đảo. Ảnh: Người đưa tin.