Mưa kéo dài liên tục suốt 20 giờ ở Phú Quốc khiến phần trũng nhất của đảo là thị trấn Dương Đông bị ngập sâu.Nhiều tuyến đường ở Dương Đông và các xã lân cận như Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh và thị trấn An Thới bị ngập. Đến 12h trưa cùng ngày, mưa vẫn chưa có dấu hiệu giảm.Việc di chuyển diễn ra rất khó khăn. Ảnh: Zing.vnNước ngập khoảng 60 cm ở Bến Tràm, xã Cửa Dương vào trưa 9/8.Theo phản ánh của người dân, các hãng taxi từ chối đón khách vì giao thông chia cắt, mặt đường đã biến thành sông.Một gia đình ở ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương, bị nước ngập đến gần mặt bàn máy tính."Chúng tôi đang huy động lực lượng cứu hộ, đảm bảo an toàn cho người dân" - ông Trần Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Cửa Dương nói và cho biết "tình tình rất gấp rút, không thể thông tin thêm". Ảnh: Đường vào Cây Thông Trong. Ảnh: Zing.vnTheo UBND huyện Phú Quốc, trận ngập lịch sử lần này do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Lượng mưa rất lớn đổ xuống trong những ngày qua cùng với tình trạng nước biển dâng cao khiến việc tiêu thoát nước ra biển bị cản trở.Mặt khác, hệ thống thoát nước trong nội ô thị trấn Dương Đông đã được xây dựng từ 16 năm trước, chỉ phù hợp với mật độ dân cư ít ỏi lúc đó.Ông Ngô Triệu Cầm - Chủ tịch UBND xã Dương Tơ cho biết một số nơi trên địa bàn xã này bị ngập do mưa lớn và triều cường. Trong đó, ngập sâu nhất là khu vực giáp với Bến Tràm của xã Cửa Dương.Ông Phan Quốc Thới - Chủ tịch UBND thị trấn An Thới cho biết địa phương cũng bị ngập cục bộ. Hải quân và cảnh sát biển đang giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, di chuyển tài sản đến nơi khô ráo.Lực lượng chức năng gần 1.000 người là cán bộ, công an, bộ đội, dân quân tự vệ ra đường để giúp người dân phòng, chống ngập lụt.“Từ chiều qua đến giờ mưa liên tục nên giờ khắp nơi ở huyện đảo Phú Quốc toàn là nước”, anh Trần Văn Sáng (34 tuổi) ở ấp Suối Mây, xã Dương Tơ nói.Phú Quốc hiện là huyện đảo lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 589,23 km2, có khoảng 145.000 người sinh sống. Hơn 10 năm qua, Phú Quốc phát triển rất mạnh, tốc độ đô thị hoá nhanh, hệ thống hạ tầng về thoát nước đã quá tải. Ngoài ra, tình trạng sông rạch, ao hồ tự nhiên bị lấn chiếm, san lấp khiến nước không còn đường thoát - ngập lụt nghiêm trọng hơn.Huyện đảo du lịch nổi tiếng thế giới này những ngày qua hứng nhiều trận mưa to kéo dài. Lượng mưa do Trung tâm khí tượng thủy văn Kiên Giang đo được trong 4 ngày từ 2/8 đến 5/8 là 501,2 mm, mức kỷ lục diễn ra trong thời gian ngắn; gây ngập sâu nhiều nơi ở huyện đảo.Có 34 km đường bị ngập 0,6 - 1,5 m; gần 3.900 căn nhà bị ngập; 14 căn sập và tốc mái; hàng trăm hộ phải sơ tán; nhiều diện tích hoa màu, bè cá bị hư hao; ước tính tổng thiệt hại gần 70 tỷ đồng. Nhiều tuyến đường đang bị cô lập hoàn toàn.Video Phú Quốc - Trong trận ngập lụt, nước rút dần, nhà dân tan hoang - Nguồn: Báo Người Lao Động
Mưa kéo dài liên tục suốt 20 giờ ở Phú Quốc khiến phần trũng nhất của đảo là thị trấn Dương Đông bị ngập sâu.
Nhiều tuyến đường ở Dương Đông và các xã lân cận như Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh và thị trấn An Thới bị ngập. Đến 12h trưa cùng ngày, mưa vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Việc di chuyển diễn ra rất khó khăn. Ảnh: Zing.vn
Nước ngập khoảng 60 cm ở Bến Tràm, xã Cửa Dương vào trưa 9/8.
Theo phản ánh của người dân, các hãng taxi từ chối đón khách vì giao thông chia cắt, mặt đường đã biến thành sông.
Một gia đình ở ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương, bị nước ngập đến gần mặt bàn máy tính.
"Chúng tôi đang huy động lực lượng cứu hộ, đảm bảo an toàn cho người dân" - ông Trần Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Cửa Dương nói và cho biết "tình tình rất gấp rút, không thể thông tin thêm". Ảnh: Đường vào Cây Thông Trong. Ảnh: Zing.vn
Theo UBND huyện Phú Quốc, trận ngập lịch sử lần này do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Lượng mưa rất lớn đổ xuống trong những ngày qua cùng với tình trạng nước biển dâng cao khiến việc tiêu thoát nước ra biển bị cản trở.
Mặt khác, hệ thống thoát nước trong nội ô thị trấn Dương Đông đã được xây dựng từ 16 năm trước, chỉ phù hợp với mật độ dân cư ít ỏi lúc đó.
Ông Ngô Triệu Cầm - Chủ tịch UBND xã Dương Tơ cho biết một số nơi trên địa bàn xã này bị ngập do mưa lớn và triều cường. Trong đó, ngập sâu nhất là khu vực giáp với Bến Tràm của xã Cửa Dương.
Ông Phan Quốc Thới - Chủ tịch UBND thị trấn An Thới cho biết địa phương cũng bị ngập cục bộ. Hải quân và cảnh sát biển đang giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, di chuyển tài sản đến nơi khô ráo.
Lực lượng chức năng gần 1.000 người là cán bộ, công an, bộ đội, dân quân tự vệ ra đường để giúp người dân phòng, chống ngập lụt.
“Từ chiều qua đến giờ mưa liên tục nên giờ khắp nơi ở huyện đảo Phú Quốc toàn là nước”, anh Trần Văn Sáng (34 tuổi) ở ấp Suối Mây, xã Dương Tơ nói.
Phú Quốc hiện là huyện đảo lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 589,23 km2, có khoảng 145.000 người sinh sống. Hơn 10 năm qua, Phú Quốc phát triển rất mạnh, tốc độ đô thị hoá nhanh, hệ thống hạ tầng về thoát nước đã quá tải. Ngoài ra, tình trạng sông rạch, ao hồ tự nhiên bị lấn chiếm, san lấp khiến nước không còn đường thoát - ngập lụt nghiêm trọng hơn.
Huyện đảo du lịch nổi tiếng thế giới này những ngày qua hứng nhiều trận mưa to kéo dài. Lượng mưa do Trung tâm khí tượng thủy văn Kiên Giang đo được trong 4 ngày từ 2/8 đến 5/8 là 501,2 mm, mức kỷ lục diễn ra trong thời gian ngắn; gây ngập sâu nhiều nơi ở huyện đảo.
Có 34 km đường bị ngập 0,6 - 1,5 m; gần 3.900 căn nhà bị ngập; 14 căn sập và tốc mái; hàng trăm hộ phải sơ tán; nhiều diện tích hoa màu, bè cá bị hư hao; ước tính tổng thiệt hại gần 70 tỷ đồng. Nhiều tuyến đường đang bị cô lập hoàn toàn.
Video Phú Quốc - Trong trận ngập lụt, nước rút dần, nhà dân tan hoang - Nguồn: Báo Người Lao Động