Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng. Ngày 17/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Xuân Thăng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự. Ông Phạm Xuân Thăng có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo làm trái các quy định của pháp luật trong đấu thầu để Công ty Việt Á thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước. Ngày 16/9, Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ các chức vụ trong Đảng và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Xuân Thăng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận, ông Phạm Xuân Thăng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội HĐND tỉnh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc, Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Ông Thăng cũng chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; để nhiều tổ chức đảng và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Phạm Xuân Thăng gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước, người dân và xã hội; để xảy ra vụ án tham nhũng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; gây dư luận xấu, làm mất uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương và từng cá nhân.Đáng chú ý, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Việt Á, bắt giam ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương và thuộc cấp, tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương ngày 21/12/2021, ông Phạm Xuân Thăng khẳng định, sai phạm của ông Tuyến là rất nghiêm trọng, đi ngược với nỗ lực chống dịch của cả hệ thống chính trị, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời đề nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hải Dương rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác chỉ đạo, quản lý, giám sát, phòng ngừa tham nhũng, nhất là công tác mua sắm, thanh quyết toán phục vụ phòng chống dịch. Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: Ngày 7/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Thanh Long – cựu Bộ trưởng Y tế về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ông Long có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm Covid-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước. Đáng chú ý, trước thời điểm bị khởi tố, ông Nguyễn Thanh Long khi giữ chức Bộ trưởng Y tế đã có đóng góp trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhất là phòng chống COVID-19 rất lớn. Ông Long cũng được xem là một trong những người tiên phong trên tuyến đầu chống dịch. Việc ông Long dính sai phạm nghiêm trọng liên quan Việt Á đến mức bị khởi tố, bắt giam là một nốt trầm buồn không chỉ đối với cá nhân ông Long mà còn với cả ngành y tế. Ngày 6/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp bất thường, quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng ông Nguyễn Thanh Long. Ngày 7/6, Quốc hội đã bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Thanh Long, phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long. Cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Chu Ngọc Anh - nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Ông Chu Ngọc Anh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc giao, quản lý, sử dụng Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu, chế tạo Kit xét nghiệm COVID-19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước. Ngày 6/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp bất thường, quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Ngọc Anh. Ngày 7/6, HĐND TP Hà Nội đã bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Chu Ngọc Anh, bãi nhiệm đại biểu HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Chu Ngọc Anh. Liên quan đến vụ Việt Á, đến nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Công an các địa phương đã khởi tố gần 100 đối tượng. Theo kết quả điều tra ban đầu, để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm. Doanh thu Việt Á bán kit test cho 62 tỉnh, thành phố là gần 4.000 tỷ đồng; theo lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt, Việt Á đã chi "hoa hồng" cho các "đối tác" lên tới 800 tỷ đồng. >>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định trao đổi về vụ việc Việt Á.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng. Ngày 17/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Xuân Thăng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Ông Phạm Xuân Thăng có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo làm trái các quy định của pháp luật trong đấu thầu để Công ty Việt Á thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.
Ngày 16/9, Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ các chức vụ trong Đảng và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Xuân Thăng.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận, ông Phạm Xuân Thăng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội HĐND tỉnh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc, Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Ông Thăng cũng chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; để nhiều tổ chức đảng và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Những vi phạm, khuyết điểm của ông Phạm Xuân Thăng gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước, người dân và xã hội; để xảy ra vụ án tham nhũng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; gây dư luận xấu, làm mất uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương và từng cá nhân.
Đáng chú ý, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Việt Á, bắt giam ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương và thuộc cấp, tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương ngày 21/12/2021, ông Phạm Xuân Thăng khẳng định, sai phạm của ông Tuyến là rất nghiêm trọng, đi ngược với nỗ lực chống dịch của cả hệ thống chính trị, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời đề nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hải Dương rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác chỉ đạo, quản lý, giám sát, phòng ngừa tham nhũng, nhất là công tác mua sắm, thanh quyết toán phục vụ phòng chống dịch.
Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: Ngày 7/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Thanh Long – cựu Bộ trưởng Y tế về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ông Long có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm Covid-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.
Đáng chú ý, trước thời điểm bị khởi tố, ông Nguyễn Thanh Long khi giữ chức Bộ trưởng Y tế đã có đóng góp trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhất là phòng chống COVID-19 rất lớn. Ông Long cũng được xem là một trong những người tiên phong trên tuyến đầu chống dịch. Việc ông Long dính sai phạm nghiêm trọng liên quan Việt Á đến mức bị khởi tố, bắt giam là một nốt trầm buồn không chỉ đối với cá nhân ông Long mà còn với cả ngành y tế.
Ngày 6/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp bất thường, quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng ông Nguyễn Thanh Long. Ngày 7/6, Quốc hội đã bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Thanh Long, phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long.
Cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Chu Ngọc Anh - nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ông Chu Ngọc Anh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc giao, quản lý, sử dụng Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu, chế tạo Kit xét nghiệm COVID-19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước.
Ngày 6/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp bất thường, quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Ngọc Anh. Ngày 7/6, HĐND TP Hà Nội đã bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Chu Ngọc Anh, bãi nhiệm đại biểu HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Chu Ngọc Anh.
Liên quan đến vụ Việt Á, đến nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Công an các địa phương đã khởi tố gần 100 đối tượng.
Theo kết quả điều tra ban đầu, để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm. Doanh thu Việt Á bán kit test cho 62 tỉnh, thành phố là gần 4.000 tỷ đồng; theo lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt, Việt Á đã chi "hoa hồng" cho các "đối tác" lên tới 800 tỷ đồng.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định trao đổi về vụ việc Việt Á.