Phố Lê Duẩn - một trong những con đường đắt đỏ bậc nhất Đà Nẵng, được tổ chức thành khu phố chuyên doanh thời trang từ cách đây hơn 8 năm.Đây được xem là "thiên đường" mua sắm khi quy tụ hầu hết các thương hiệu thời trang lớn nhỏ, từ cao cấp đến bình dân.Phần lớn các cửa hàng trên tuyến phố Lê Duẩn đều do tiểu thương đến thuê mặt bằng để kinh doanh.Do tình hình kinh doanh khó khăn nên gần đây, nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa, trả mặt bằng. Nhiều căn nhà mặt tiền ở phố thời trang Lê Duẩn đóng cửa im lìm dù trước đây kinh doanh tấp nập."Giá thuê mặt bằng đường Lê Duẩn khoảng vài chục triệu đồng mỗi tháng trong khi gần đây cửa hàng vắng tanh, khách tới chỉ đếm trên đầu ngón tay nên tôi không thể trụ nổi, buộc phải trả mặt bằng để chuyển sang bán hàng online rồi từ từ tính tiếp." - chị Phương, chủ một cơ sở kinh doanh thời trang, chia sẻ.Do tình hình kinh doanh khó khăn nên dù tích cực rao, đăng tin và treo biển cho thuê mặt bằng, nhiều căn nhà mặt tiền vẫn không tìm được khách thuê.Không chỉ dán bảng cho thuê, nhiều căn nhà 3- 4 tầng thậm chí còn rao bán dù tất cả đều nằm ở vị trí vàng và trước đây từng tấp nập khách ra vào. Một môi giới bất động sản cho biết, nhu cầu thuê và mua nhà tại các tuyến phố đắt đỏ ở trung tâm thành phố hiện rất thấp. Nhiều căn đã rao bán vài tháng nay vẫn chưa tìm được chủ mới.Nhiều chuyên gia cho rằng, làn sóng DN, chủ thương hiệu rời bỏ các vị trí kinh doanh ở khu vực trung tâm có nhiều lý do, trong đó, lý do dễ nhận thấy nhất là sức mua giảm mạnh. Hơn nữa, sau dịch COVID-19, xu hướng mua hàng trực tuyến và đặt dịch vụ giao tận nhà gia tăng nên nhiều cơ sở kinh doanh có xu hướng chuyển cửa hàng ra xa trung tâm để có mặt bằng giá rẻ hơn.Làn sóng trả mặt bằng cũng lan sang nhiều tuyến phố trung tâm khác như Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu... Hàng loạt nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ở các quận trung tâm Đà Nẵng buộc phải đóng cửa, cho thuê hay thậm chí là rao bán.Dãy nhà hàng, quán nhậu trên con đường Hoàng Thị Loan, nơi được mệnh danh là "phố Hồng Kông bên hông cầu vượt" sầm uất ngày nào giờ vắng tanh.Cả dãy nhà hàng từng ken cứng khách mỗi đêm, giờ chỉ còn 1-2 cơ sở hoạt động cầm chừng xen lẫn giữa những tấm bảng cho thuê quán, sang mặt bằng."Việc chủ cơ sở kinh doanh ồ ạt rời đi sẽ tạo áp lực để kéo giá cho thuê xuống, hình thành mặt bằng giá mới.", một chuyên gia bất động sản nhận định.>>> Mời độc giả xem thêm video Clip đối tượng cầm súng, roi điện cướp ngân hàng ở Đà Nẵng:
Phố Lê Duẩn - một trong những con đường đắt đỏ bậc nhất Đà Nẵng, được tổ chức thành khu phố chuyên doanh thời trang từ cách đây hơn 8 năm.
Đây được xem là "thiên đường" mua sắm khi quy tụ hầu hết các thương hiệu thời trang lớn nhỏ, từ cao cấp đến bình dân.
Phần lớn các cửa hàng trên tuyến phố Lê Duẩn đều do tiểu thương đến thuê mặt bằng để kinh doanh.
Do tình hình kinh doanh khó khăn nên gần đây, nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa, trả mặt bằng. Nhiều căn nhà mặt tiền ở phố thời trang Lê Duẩn đóng cửa im lìm dù trước đây kinh doanh tấp nập.
"Giá thuê mặt bằng đường Lê Duẩn khoảng vài chục triệu đồng mỗi tháng trong khi gần đây cửa hàng vắng tanh, khách tới chỉ đếm trên đầu ngón tay nên tôi không thể trụ nổi, buộc phải trả mặt bằng để chuyển sang bán hàng online rồi từ từ tính tiếp." - chị Phương, chủ một cơ sở kinh doanh thời trang, chia sẻ.
Do tình hình kinh doanh khó khăn nên dù tích cực rao, đăng tin và treo biển cho thuê mặt bằng, nhiều căn nhà mặt tiền vẫn không tìm được khách thuê.
Không chỉ dán bảng cho thuê, nhiều căn nhà 3- 4 tầng thậm chí còn rao bán dù tất cả đều nằm ở vị trí vàng và trước đây từng tấp nập khách ra vào. Một môi giới bất động sản cho biết, nhu cầu thuê và mua nhà tại các tuyến phố đắt đỏ ở trung tâm thành phố hiện rất thấp. Nhiều căn đã rao bán vài tháng nay vẫn chưa tìm được chủ mới.
Nhiều chuyên gia cho rằng, làn sóng DN, chủ thương hiệu rời bỏ các vị trí kinh doanh ở khu vực trung tâm có nhiều lý do, trong đó, lý do dễ nhận thấy nhất là sức mua giảm mạnh. Hơn nữa, sau dịch COVID-19, xu hướng mua hàng trực tuyến và đặt dịch vụ giao tận nhà gia tăng nên nhiều cơ sở kinh doanh có xu hướng chuyển cửa hàng ra xa trung tâm để có mặt bằng giá rẻ hơn.
Làn sóng trả mặt bằng cũng lan sang nhiều tuyến phố trung tâm khác như Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu... Hàng loạt nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ở các quận trung tâm Đà Nẵng buộc phải đóng cửa, cho thuê hay thậm chí là rao bán.
Dãy nhà hàng, quán nhậu trên con đường Hoàng Thị Loan, nơi được mệnh danh là "phố Hồng Kông bên hông cầu vượt" sầm uất ngày nào giờ vắng tanh.
Cả dãy nhà hàng từng ken cứng khách mỗi đêm, giờ chỉ còn 1-2 cơ sở hoạt động cầm chừng xen lẫn giữa những tấm bảng cho thuê quán, sang mặt bằng.
"Việc chủ cơ sở kinh doanh ồ ạt rời đi sẽ tạo áp lực để kéo giá cho thuê xuống, hình thành mặt bằng giá mới.", một chuyên gia bất động sản nhận định.
>>> Mời độc giả xem thêm video Clip đối tượng cầm súng, roi điện cướp ngân hàng ở Đà Nẵng: