Sau các đợt xả lũ của nhà máy thủy điện Hòa Bình, mực nước sông Đà dâng cao, tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân tại khu vực hạ lưu.Ngày 8/8, phóng viên báo Tiền Phong có mặt tại xóm vạn chài thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang, TP. Hòa Bình. Theo ghi nhận, mực nước sông Đà dâng cao, làng chài lênh đênh trên biển nước.Hiện, nơi đây còn 51 hộ dân sinh sống với 171 nhân khẩu.Điểm neo đậu, lối đi lại của người dân phần lớn bị nước nhấn chìm.Nơi để xe bị ngập, người dân phải dựng xe trên đường đê và che chắn sơ sài bằng những chiếc bạt.Theo bản tin dự báo thủy văn tỉnh Hòa Bình, mực nước hạ lưu sông Đà ngày 8/8 dao động khoảng 16m. Tại cầu Hòa Bình 3, thước đo cho thấy mực nước sông Đà cách mặt cầu hơn 10m.Ông Ngô Văn Thông - Trưởng xóm vạn chài, tổ 14, phường Thịnh Lang, TP. Hoà Bình cho biết, cứ mỗi khi nước sông dâng cao, cuộc sống của người dân nơi đây lại có nhiều đổi thay, từ việc mưu sinh đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.Nước sông dâng cao nhấn chìm các bụi cây tạo nơi trú ngụ cho các loài thủy sản. Những ngày này, người dân hầu như không thể đánh bắt được loại thủy sản nào.“Một số vật nuôi trên bờ, nay đành phải đưa tạm thời lên trên lồng cá rồi quây lại. Số cây trồng như ngô, khoai thì mất trắng vì chìm dưới dòng sông trong thời gian dài”, ông Thông bộc bạch.Những lồng bè nuôi cá của các hộ dân xóm vạn chài được di dời đến khu vực nước lặng. Tuy vậy vẫn không tránh khỏi những mất mát."Vào cuối tháng 7, khi thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ 4, gia đình tôi bị chết khoảng 500 – 600kg cá lăng đen, do cá bị sốc nước. Sau khi cá chết, gia đình phải bán gần 1 tấn cá lăng đen đang nuôi vì sợ để lâu sẽ bị chết. Cứ mỗi khi thủy điện xả lũ, chúng tôi buộc phải di chuyển lồng bè đến nơi an toàn”, ông Ngô Văn Thị, người dân xóm vạn chài ngậm ngùi kể.Điều mà người dân nơi đây trăn trở là nước sinh hoạt, bởi lẽ họ phụ thuộc hoàn toàn vào nước sông. Thường ngày sông tĩnh lặng nước trong, giờ đây nước sông đục ngầu, người dân phải dùng phèn chua để lọc lấy nước sạch, tuy vậy vẫn còn nhiều lo lắng về chất lượng nước.Tương tự, tại xóm Tân Thành, xã Hợp Thành, TP. Hòa Bình, có khoảng hơn 20 hộ sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Mỗi lần thủy điện xả lũ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và thu nhập cũng bị giảm sút đáng kể.Ông Lê Thanh Bình - Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang, cho hay, trước và trong thời điểm hồ Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy, chính quyền phường đã tuyên truyền, vận động đến bà con các biện pháp đảm bảo an toàn. Đồng thời, phường cử cán bộ trực ngày đêm cùng người dân trong thời gian xả lũ.Cũng theo ông Bình, chính quyền phường đã phân bổ lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn, gia cố lại nhà bè và neo đậu sát bờ hơn. Đối với các trường hợp không nghe theo chỉ đạo, lực lượng chức năng có thể sử dụng cả biện pháp cưỡng chế. Việc đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân được đặt lên hàng đầu.
Sau các đợt xả lũ của nhà máy thủy điện Hòa Bình, mực nước sông Đà dâng cao, tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân tại khu vực hạ lưu.
Ngày 8/8, phóng viên báo Tiền Phong có mặt tại xóm vạn chài thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang, TP. Hòa Bình. Theo ghi nhận, mực nước sông Đà dâng cao, làng chài lênh đênh trên biển nước.
Hiện, nơi đây còn 51 hộ dân sinh sống với 171 nhân khẩu.
Điểm neo đậu, lối đi lại của người dân phần lớn bị nước nhấn chìm.
Nơi để xe bị ngập, người dân phải dựng xe trên đường đê và che chắn sơ sài bằng những chiếc bạt.
Theo bản tin dự báo thủy văn tỉnh Hòa Bình, mực nước hạ lưu sông Đà ngày 8/8 dao động khoảng 16m. Tại cầu Hòa Bình 3, thước đo cho thấy mực nước sông Đà cách mặt cầu hơn 10m.
Ông Ngô Văn Thông - Trưởng xóm vạn chài, tổ 14, phường Thịnh Lang, TP. Hoà Bình cho biết, cứ mỗi khi nước sông dâng cao, cuộc sống của người dân nơi đây lại có nhiều đổi thay, từ việc mưu sinh đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Nước sông dâng cao nhấn chìm các bụi cây tạo nơi trú ngụ cho các loài thủy sản. Những ngày này, người dân hầu như không thể đánh bắt được loại thủy sản nào.
“Một số vật nuôi trên bờ, nay đành phải đưa tạm thời lên trên lồng cá rồi quây lại. Số cây trồng như ngô, khoai thì mất trắng vì chìm dưới dòng sông trong thời gian dài”, ông Thông bộc bạch.
Những lồng bè nuôi cá của các hộ dân xóm vạn chài được di dời đến khu vực nước lặng. Tuy vậy vẫn không tránh khỏi những mất mát.
"Vào cuối tháng 7, khi thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ 4, gia đình tôi bị chết khoảng 500 – 600kg cá lăng đen, do cá bị sốc nước. Sau khi cá chết, gia đình phải bán gần 1 tấn cá lăng đen đang nuôi vì sợ để lâu sẽ bị chết. Cứ mỗi khi thủy điện xả lũ, chúng tôi buộc phải di chuyển lồng bè đến nơi an toàn”, ông Ngô Văn Thị, người dân xóm vạn chài ngậm ngùi kể.
Điều mà người dân nơi đây trăn trở là nước sinh hoạt, bởi lẽ họ phụ thuộc hoàn toàn vào nước sông. Thường ngày sông tĩnh lặng nước trong, giờ đây nước sông đục ngầu, người dân phải dùng phèn chua để lọc lấy nước sạch, tuy vậy vẫn còn nhiều lo lắng về chất lượng nước.
Tương tự, tại xóm Tân Thành, xã Hợp Thành, TP. Hòa Bình, có khoảng hơn 20 hộ sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Mỗi lần thủy điện xả lũ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và thu nhập cũng bị giảm sút đáng kể.
Ông Lê Thanh Bình - Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang, cho hay, trước và trong thời điểm hồ Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy, chính quyền phường đã tuyên truyền, vận động đến bà con các biện pháp đảm bảo an toàn. Đồng thời, phường cử cán bộ trực ngày đêm cùng người dân trong thời gian xả lũ.
Cũng theo ông Bình, chính quyền phường đã phân bổ lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn, gia cố lại nhà bè và neo đậu sát bờ hơn. Đối với các trường hợp không nghe theo chỉ đạo, lực lượng chức năng có thể sử dụng cả biện pháp cưỡng chế. Việc đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân được đặt lên hàng đầu.