Hàng năm vào ngày12-13/2 âm lịch, người dân hai làng Thị Cấm và Thị Hòe ( Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội rước kiệu tưởng nhớ Đại vương Phan Tây Nhạc. Tương truyền, nước Văn Lang, vào đời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18, khoảng năm 258 TCN), ông Phan Tây Nhạc là một vị tướng có công lớn đánh giặc giữ nước.Khi ấy, tướng Phan Tây Nhạc được giao thống lĩnh quân binh dẹp giặc. Khi qua làng Thị Cấm, Thị Hòe, ông được dân hai làng xin đi theo. Đến khi đất nước thanh bình, ông cùng vợ là Hoa Dung dạy dân Thị Cấm và Thị Hòe trồng lúa, dệt vải... Kiệu nữ vương Hoa Dung vợ Đại vương Phan Tây Nhạc đi phía sau. Tương truyền Đại vương Phan Tây Nhạc được người dân hai làng Thị Cấm, Thị Hòe tôn thờ có 3 vợ.Những tiếng trống hội thúc dục người dân hai làng cùng du khách thập phương đến với lễ hội đoàn kết gần nhau hơn.Cụ Đức năm nay gần 80 tuổi, vẫn hóa trang thành nữ vương Hoa Dung nhảy múa rất uyển chuyển ở lễ hội rước kiệu Tướng quân Phan Tây Nhạc. "Dù tuổi cao, nhưng con cháu trong làng chưa ai đảm nhiệm được việc này, nên tôi phải cố gắng làm", cụ Đức chia sẻ.Bước chân uyển chuyển của cụ Đức nhảy múa lướt trên mặt đường như một vũ công.Theo cụ Đức, việc hóa trang thành nữ vương Hoa Dung nhảy múa như thế này là cầu phúc cho người dân hai làng làm ăn thuận lợi, tấn tài, tấn lộc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.Cụ Đức uyển chuyển nhảy múa từ ngoài đường...... tiến vào trong nhà người dân hai bên đường cầu phúc cho họ.Đội rồng nhảy múa trên đường trong lễ hội rước kiệu tướng Phan Tây Nhạc.Đội lân cũng uyển chuyển không kém.Những bước nhảy của các chú lân khăng khít bên nhau cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, người người khỏe mạnh, hạnh phúc.
Hàng năm vào ngày12-13/2 âm lịch, người dân hai làng Thị Cấm và Thị Hòe ( Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội rước kiệu tưởng nhớ Đại vương Phan Tây Nhạc. Tương truyền, nước Văn Lang, vào đời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18, khoảng năm 258 TCN), ông Phan Tây Nhạc là một vị tướng có công lớn đánh giặc giữ nước.
Khi ấy, tướng Phan Tây Nhạc được giao thống lĩnh quân binh dẹp giặc. Khi qua làng Thị Cấm, Thị Hòe, ông được dân hai làng xin đi theo. Đến khi đất nước thanh bình, ông cùng vợ là Hoa Dung dạy dân Thị Cấm và Thị Hòe trồng lúa, dệt vải... Kiệu nữ vương Hoa Dung vợ Đại vương Phan Tây Nhạc đi phía sau. Tương truyền Đại vương Phan Tây Nhạc được người dân hai làng Thị Cấm, Thị Hòe tôn thờ có 3 vợ.
Những tiếng trống hội thúc dục người dân hai làng cùng du khách thập phương đến với lễ hội đoàn kết gần nhau hơn.
Cụ Đức năm nay gần 80 tuổi, vẫn hóa trang thành nữ vương Hoa Dung nhảy múa rất uyển chuyển ở lễ hội rước kiệu Tướng quân Phan Tây Nhạc.
"Dù tuổi cao, nhưng con cháu trong làng chưa ai đảm nhiệm được việc này, nên tôi phải cố gắng làm", cụ Đức chia sẻ.
Bước chân uyển chuyển của cụ Đức nhảy múa lướt trên mặt đường như một vũ công.
Theo cụ Đức, việc hóa trang thành nữ vương Hoa Dung nhảy múa như thế này là cầu phúc cho người dân hai làng làm ăn thuận lợi, tấn tài, tấn lộc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Cụ Đức uyển chuyển nhảy múa từ ngoài đường...
... tiến vào trong nhà người dân hai bên đường cầu phúc cho họ.
Đội rồng nhảy múa trên đường trong lễ hội rước kiệu tướng Phan Tây Nhạc.
Đội lân cũng uyển chuyển không kém.
Những bước nhảy của các chú lân khăng khít bên nhau cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, người người khỏe mạnh, hạnh phúc.